Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy (Điều

Một phần của tài liệu tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh cà mau – nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa (Trang 34)

200 Bộ luật hình sự)

1.2.8.1 Định nghĩa

Cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực nhằm buộc người khác sử dụng trái phép chất ma túy,

hoặc dụ dỗ mua chuộc hay bất kỳ hình thức nào nhằm lôi kéo người khác sử dụng

trái phép chất ma túy.

1.2.8.2 Dấu hiệu pháp lý

a) Khách thể:

Hành vi phạm tội xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về quản lý, sử

dụng các chất ma túy và xâm phạm đến sức khỏe của người khác. Đối tượng tác động của tội phạm này là người sử dụng chất ma túy.

Tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Cà Mau – Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Trang 35 SVTH: Phạm Tuấn Kiệt

b) Khách quan:

- Hành vi khách quan của tội phạm này là:

+ Hành vi cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy: Là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc bằng thủ đoạn khác ép buộc người khác sử

dụng chất ma túy trái với ý muốn của họ. Kết quả của hành vi cưỡng bức là việc người khác đã sử dụng chất ma túy trái với ý muốn của họ.

+ Hành vi lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy: Là hành vi tác

động đến người khác để người này tự nguyện sử dụng chất ma túy. Hành vi lôi kéo có thể được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như thuyết phục, dụ dỗ, rủ rê, mồi chài… Do bị tác động, lôi kéo, từ chỗ ban đầu không có ý muốn sử dụng chất ma túy người bị lôi kéo đã đi đến tự nguyện sử dụng chất ma túy.

Hai loại hành vi khách quan kể trên tuy khác nhau về hình thức thể hiện trên thực tế nhưng điều là hành vi có vai trò quyết định trong việc đưa người khác đến

chỗ sử dụng trái phép chất ma túy.

Hành vi khách quan của tội phạm này chỉ có thể là hành động.

Tội phạm hoàn thành kể từ thời điểm thực hiện hành vi khách quan kể trên.

c) Chủ quan:

Người phạm tội thực hiện các tội phạm nêu trên với lỗi cố ý.

d) Chủ thể:

Chủ thể của các tội phạm nêu trên là bất kỳ người nào có năng lực trách

nhiệm hình sự.

1.2.8.3 Hình phạt

Điều 200 Bộ luật hình sự quy định 4 khung hình phạt:

- Khung cơ bản có mức phạt tù từ 2 năm đến 7 năm được áp dụng cho các trường hợp phạm tội bình thường.

- Khung tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 7 năm đến 15 năm được áp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dụng cho các trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung tăng nặng

sau:

Tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Cà Mau – Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Trang 36 SVTH: Phạm Tuấn Kiệt

+ Phạm tội nhiều lần;

+ Vì động cơ đê hèn: Là trường hợp thực hiện tội cưỡng ép hoặc lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy xuất phát từ các động cơ xấu xa như để

trả thù, để khống chế người khác thực hiện các tội phạm khác hoặc thực hiện mưu đồ xấu của mình…

+ Phạm tội đối với người chưa thành niên từ đủ 13 tuổi trở lên; + Phạm tội đối với phụ nữ mà biết là đang có thai;

+ Phạm tội đối với nhiều người;

+ Phạm tội đối với người đang cai nghiện;

+ Gây tổn hại nặng cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

+ Gây bệnh nguy hiểm cho người khác; + Tái phạm nguy hiểm.

- Khung tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 15 năm đến 20 năm được áp

dụng đối với trường hợp có một trong các tình tiết sau:

+ Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở

lên hoặc gây chết người;

+ Gây bệnh nguy hiểm cho nhiều người;

+ Phạm tội đối với trẻ em dưới 13 tuổi.

- Khung tăng nặng thứ ba có mức phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình

được áp dụng đối với trường hợp có một trong các tình tiết định khung tăng nặng

sau:

+ Gây chết nhiều người;

+ Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.

- Ngoài việc chịu một trong các hình phạt như đã nêu trên, tùy từng trường

hợp cụ thể, người phạm các tội nêu trên còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến

100 triệu đồng.

1.2.9 Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma túy khác (Điều 201 Bộ luật hình sự)

Tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Cà Mau – Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Trang 37 SVTH: Phạm Tuấn Kiệt

1.2.9.1 Định nghĩa

Vi phạm các quy định về quản lý, sử thuốc gây nghiện hoặc các chất ma túy

khác là hành vi của người có trách nhiệm trong việc xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán,

vận chuyển, bảo quản, phân phối, cấp phát, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất

ma túy mà quy phạm về quản lý, sử dụng các chất đó.

1.2.9.2 Dấu hiệu pháp lý

a) Khách thể:

Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến hoạt động đúng đắn trong quản lý

và sử dụng chất ma túy của Nhà nước. Đối tượng tác động của tội phạm này là thuốc gây nghiện và các chất ma túy khác.

b) Khách quan:

Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma túy khác.

Hành vi vi phạm có thể biểu hiện dưới dạng không hành động (không thực

hiện) hoặc dưới dạng hành động (thực hiện không đúng hoặc làm những việc ngoài phạm vi quy định về quản lý và sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma túy

khác)

c) Chủ quan:

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý.

d) Chủ thể:

Đây là tội phạm đòi hỏi chủ thể đặc biệt. Chủ thể của loại tội phạm này phải là người có trách nhiệm trong sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán, vận chuyển,

bảo quản, phân phối, cấp phát, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma túy

khác.

Trách nhiệm trong các lĩnh vực trên có được có thể do được giao nhiệm vụ

trực tiếp hoặc do có chức vụ quản lý trong các lĩnh vực đó.

1.2.9.3 Hình phạt

Tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Cà Mau – Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Trang 38 SVTH: Phạm Tuấn Kiệt

- Khung cơ bản có mức phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc

mức phạt tù từ 1 năm đến 5 năm được áp dụng đối với các trường hợp phạm tội

bình thường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khung tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 5 năm đến 12 năm được áp

dụng cho trường hợp có một trong các tình tiết định khung tăng nặng sau:

+ Có tổ chức;

+ Phạm tội nhiều lần;

+ Gây hậu quả nghiêm trọng: Là trường hợp phạm tội để thất thoát số lượng

lớn thuốc gây nghiện hoặc chất ma túy khác hoặc do thất thoát đã gây ảnh hưởng

nghiêm trọng đến công tác bào chế thuốc chữa bệnh, công tác nghiên cứu khoa học

hoặc công tác điều tra truy tố xét xử.

- Khung tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm được áp

dụng cho các trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng (tức về tính chất, mức độ

phạm tội mà hậu quả gây ra lớn hơn nhiều so với gây hậu quả nghiêm trọng như đã nêu trên).

- Khung tăng nặng thứ ba có mức phạt tù từ 20 năm hoặc tù chung thân được

áp dụng cho các trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng (tức về tính chất,

mức độ, phạm vi mà hậu quả gây ra đặc biệt lớn hơn so với gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng).

- Ngoài việc chịu một trong các hình phạt như đã nêu trên, tùy từng trường

hợp cụ thể, người phạm các tội nêu trên còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến

50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm những chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Cà Mau – Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Trang 39 SVTH: Phạm Tuấn Kiệt

CHƯƠNG 2

TÌNH HÌNH TỘI PHẠM MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

CÀ MAU - NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN

2.1 Tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Cà Mau

2.1.1 Khái quát về tỉnh Cà Mau

Cà Mau là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nằm về phía cực Nam của

Việt Nam, hình dạng giống hình chữ V, như một bán đảo có ba mặt giáp với biển.

Phía Bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía Đông Bắc giáp tỉnh Bạc liêu, phía Đông và Đông Nam giáp với Biển Đông, phía Tây giáp với vịnh Thái Lan. Diện tích tự nhiên 5.210 km2, địa hình bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, sông ngòi chằng chịt, nhiều cửa

sông lớn đổ ra biển cả. Hằng năm ở phía Tây vùng Mũi Cà Mau bồi ra biển trên 50 m. Ngoài biển có đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Bương và Hòn Đá Bạc. Khí hậu

Cà Mau ôn hòa thuộc vùng cận xích đạo, nhiệt đới gió mùa, có hai mùa mưa nắng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

rõ rệt, không bị ảnh hưởng của lũ và ít có bão. Cà Mau là vùng đất trẻ mới được mở

mang khai khẩn cách đây khoảng trên 300 năm. Trước thế kỷ XVII, đây là một

vùng ẩm thấp, sình lầy, hoang vu.

Cà Mau giàu tài nguyên về rừng và biển. Hệ sinh thái rừng ngập nước có diện tích gần 100.000 ha được chia thành hai vùng: Rừng ngập lợ với đặc trưng cây

tràm là chủ yếu nằm sâu trong đất liền ở vùng U Minh hạ; Rừng ngập mặn với đặc trưng cây đước, cây nắm là chủ yếu ở vùng Mũi Cà Mau và ven biển. Trong rừng có

nhiều loài động vật, thực vật phong phú với trữ lượng lớn là đặc sản của rừng ngập

nước. Bờ biển Cà Mau dài 254 km chạy từ phía Đông sang vịnh Thái Lan, bờ biển

thấp, nền đất yếu và bằng phẳng. Diện tích vùng biển Cà Mau rộng trên 71.000 Km2, độ sâu trung bình từ 30 đến 35 m. Trong lòng biển có nhiều loài tôm cá, dưới

thềm lục địa có trữ lượng dầu khí và khí đốt rất lớn, có khả năng khai thác trong

nhiều năm. Biển Cà Mau có vị trí trung tâm đường biển trong vùng Đông Nam Á và

sát với đường biển quốc tế, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế biển.

Tỉnh Cà Mau được tái lập từ cuối năm 1996, dân số hiện tại có khoảng 1.200.000 người, phân bố tương đối đều, mật độ trung bình 230 người/km2, người

Kinh chiếm 97% dân số, còn lại là người Khmer, người Hoa và một số dân tộc ít người khác. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm 60%. Tổng diện tích tự nhiên của

Tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Cà Mau – Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Trang 40 SVTH: Phạm Tuấn Kiệt

1,58% diện tích cả nước. Tỉnh Cà Mau có 6 huyện và một thành phố (gồm thành phố Cà Mau, các huyện Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước, Đầm Dơi,

Ngọc Hiển). Ngày 17-11-2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 138/2003/NĐ - CP về việc thành lập các huyện Năm Căn và Phú Tân, tỉnh Cà Mau. Như vậy, hiện

nay tỉnh Cà Mau có 8 huyện, 1 thành phố và 89 xã, phường, thị trấn. Thành phố Cà Mau là trung tâm kinh tế, hành chính, văn hóa của tỉnh, cách thành phố Hồ Chí

Minh 370km về hướng Tây Nam, Cần Thơ 180km. Tuyến Quốc lộ 1A trên địa bàn tỉnh là tuyến quan trọng nhất, dài gần 70km chạy từ cửa ngõ phía Đông thành phố

Cà Mau về đến huyện Năm Căn, từ đây có nhiều tuyến liên huyện và các nhánh rẽ đi các huyện, xã, thị trấn trong tỉnh. Tuyến đường Quốc lộ 63 (Cà Mau – Kiên Giang) là tuyến đường quan trọng ở phía Bắc tỉnh Cà Mau. Cả hai tuyến đường trên có ý nghĩa chiến lược về cả kinh tế lẫn quốc phòng. Nhịp độ phát triển đô thị của Cà Mau khá nhanh, từ một thị xã nhỏ hiện tại thành phố Cà Mau đã là một thành phố

trực thuộc tỉnh khá lớn với nhiều trung tâm mua sắm hiện đại mới được đầu tư xây

dựng, cùng với sự phát triển của thành phố Cà Mau, thị trấn Năm Căn, Sông Đốc, Cái Đôi Vàm, cửa biển Khánh Hội, Ông Trang, Rạch Gốc, Gành Hào cũng đang

hình thành dãi hành lang đô thị ven biển.

Do có vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên nhiên thiên phong phú, những đặc thù về sinh thái rừng, biển, khí hậu ôn hòa đã tạo điều kiện cho Cà Mau có nhiều thế

mạnh để phát triển kinh tế thủy sản, nông lâm nghiệp, công nghiệp chế biến xuất

nhập khẩu, dịch vụ, du lịch, khai thác khí đốt và dầu khí8.

Cụm dự án khí – điện – đạm Cà Mau có diện tích hơn 200 ha, với số đầu tư

trên 2 tỷ USD được xây dựng và đưa vào hoạt động trên địa bàn xã Khánh An, huyện U Minh, của tỉnh Cà Mau có tác động rất lớn đối với toàn bộ khu vực Tây

Nam Bộ và cả nước, góp phần quan trọng vào mục tiêu phát triển kinh tế, đảo bảo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

an sinh xã hội của tỉnh Cà Mau. Cụm dự án được đưa vào khai thác, sử dụng đã thu hút và phát triển các ngành thương mại, dịch vụ, xây lắp, cung ứng nguyên vật liệu, đồng thời tạo điều kiện trực tiếp cho hàng ngàn lao động. Hàng năm, toàn cụm công

nghiệp này đóng góp vào ngân sách tỉnh Cà Mau trên 1.000 tỷ đồng9.

Giao thông đường bộ của tỉnh Cà Mau còn chưa phát triển, hiện tại công

trình giao thông lộ Xuyên Á đang được thi công đi qua nhiều huyện trên địa bàn

8

http://www.camauonline.com/gioi-thieu.html 9

Tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Cà Mau – Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Trang 41 SVTH: Phạm Tuấn Kiệt

tỉnh, với số vốn đầu tư rất lớn, nhiều gia đình có đất nằm trong quy hoạch được bồi thường, hỗ trợ lên đến hàng tỷ đồng.

Tỉnh Cà Mau là một vùng đất trẻ, trù phú, giàu tiềm năng kinh tế. Mặc dù có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển nhưng hệ thống kết cấu hạ tầng của tỉnh Cà Mau còn thấp kém so với mức trung bình cả nước. Đội ngũ lao động của tỉnh hiện

nay còn lớn nhưng chất lượng lao động thấp là do trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật chưa cao.

2.1.2 Thực trạng, diễn biến của tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Cà

Mau

2.1.2.1 Thực trạng của tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Trong thời gian gần đây, tình hình tội phạm về ma túy ở tỉnh Cà Mau diễn ra

rất phức tạp. Cụ thể, từ năm 2008 đến năm 2012, lực lượng phòng chống tội phạm

ma túy ở tỉnh Cà Mau đã phát hiện 701 vụ có dấu hiệu phạm tội về ma túy với 1066 người phạm tội, bình quân một năm phát hiện 140 vụ với 213 người phạm tội. Tòa án các cấp đã xét xử sơ thẩm 3844 vụ án hình sự liên quan 6593 đối tượng, trong đó

có 272 vụ với 359 người phạm tội về ma túy, bình quân một năm xét xử 54 vụ với 72 người phạm tội. Trong đó, có 256 vụ/ 343 người phạm tội bị xét xử về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy; trung bình mỗi năm xét xử 51 vụ/ 69 người phạm tội. Có 16 vụ/ 16 người phạm tội bị xét xử về tội

Một phần của tài liệu tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh cà mau – nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa (Trang 34)