việc sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 195 Bộ luật hình sự)
1.2.4.1 Định nghĩa
Tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy là hành vi cất giữ, chuyển dịch, bán hay mua để
bán lại, chiếm đoạt (bằng mọi hình thức) tiền chất ma túy dùng vào việc sản xuất
trái phép chất ma túy.
1.2.4.2 Dấu hiệu pháp lý
Tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Cà Mau – Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Trang 28 SVTH: Phạm Tuấn Kiệt
Đối tượng tác động của tội phạm này là các tiền chất dùng vào việc sản xuất
trái phép chất ma túy và các chất hướng thần gọi tắt là các tiền chất ma túy.
b) Khách quan:
Theo điều luật quy định thì mặc khách quan của các tội trên có các dấu hiệu
sau:
- Có hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy.
- Đối tượng tác động của các tội này là tiền chất dùng vào việc sản xuất chất
ma túy. Tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy bao gồm các tiền
chất ma túy được quy định cụ thể trong các Công ước quốc tế năm 1961, 1971,
1988 về kiểm soát ma túy mà Việt Nam đã tham gia.
Trong trường hợp cần xác định có phải là tiền chất dùng vào việc sản xuất
trái phép chất ma túy hay không thì phải trưng cầu giám định.
Hành vi đưa các tiền chất vào sản xuất trái phép chất ma túy được hiểu là hành vi bào chế, chế biến các tiền chất để tạo thành các chất ma túy có tên trong danh mục các chất ma túy mà Việt Nam đã tham gia trong các Công ước quốc tế.
c) Chủ quan:
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức được
rằng các tiền chất sẽ được dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy. Mặc dù thấy rõ hành vi của mình có tính nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn mong muốn thực
hiện.
Như vậy, sẽ không cấu thành tội này nếu người có hành vi tàng trữ, vận
chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất ma túy không nhận thức được tiền chất
ma túy này sẽ được dùng để sản xuất ra chất ma túy.
d) Chủ thể:
Chủ thể của các tội này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
1.2.4.3 Hình phạt
Điều 195 Bộ luật hình sự quy định 4 khung hình phạt:
- Khung cơ bản có mức phạt tù từ 1 năm đến 6 năm được áp dụng cho những trường hợp phạm tội bình thường.
Tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Cà Mau – Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Trang 29 SVTH: Phạm Tuấn Kiệt
- Khung tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 6 năm đến 13 năm được áp
dụng cho những trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết sau:
+ Có tổ chức;
+ Phạm tội nhiều lần;
+ Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
+ Tiền chất có trọng lượng từ 200g đến dưới 500g;
+ Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
+ Tái phạm nguy hiểm.
- Khung tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 13 năm đến 20 năm được áp
dụng cho các trường hợp tiền chất có trọng lượng từ 500g đến dưới 1.200g.
- Khung tăng nặng thứ ba có mức phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân được áp
dụng cho trường hợp tiền chất ma túy có trọng lượng từ 1.200g trở lên.
1.2.5 Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 196 Bộ luật hình sự)
1.2.5.1 Định nghĩa
Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy là hành vi chế tạo, cất giữ, chuyển
dịch, bán hay mua để bán lại, các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc
sử dụng trái phép chất ma túy.
1.2.5.2 Dấu hiệu pháp lý a) Khách thể:
Tội phạm này xâm phạm đến chế độ quản lý của Nhà nước về sản xuất, cất
giữ, vận chuyển trao đổi phương tiện hoặc dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử
dụng chất ma túy. Đối tượng của tội phạm này là các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy. Đó có thể là phương tiện,
dụng cụ chuyên dùng hoặc phương tiện, dụng cụ khác được người phạm tội sử dụng để sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.
Tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Cà Mau – Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Trang 30 SVTH: Phạm Tuấn Kiệt
Hành vi khách quan của tội phạm này gồm một trong những hành vi sau: - Hành vi sản xuất các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử
dụng chất ma túy. Đó là hành vi chế tạo, gia công, cải tiến một hoặc hàng loạt các phương tiện hoặc dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng chất ma túy.
- Hành vi tàng trữ;
- Hành vi vận chuyển;
- Hành vi mua bán các đối tượng trên.
Tội phạm hoàn thành kể từ thời điểm thực hiện một trong các hành vi khách quan trên.
d) Chủ quan:
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức được phương tiện, dụng cụ mà người phạm tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua
bán sẽ được dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy và như vậy
cũng thấy rõ hành vi đó nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn mong muốn thực hiện.
d) Chủ thể:
Chủ thể của các tội nêu trên là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm
hình sự.
1.2.5.3 Hình phạt
Điều 196 Bộ luật hình sự quy định 2 khung hình phạt:
- Khung cơ bản có mức phạt tù từ 1 năm đến 5 năm được áp dụng cho trường
hợp bình thường.
- Khung tăng nặng có mức phạt tù từ 5 năm đến 10 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong những tình tiết định khung tăng nặng sau:
+ Có tổ chức;
+ Phạm tội nhiều lần;
+ Lợi dụng chức vụ quyền hạn;
+ Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
+ Vật phạm pháp có số lượng lớn: Theo Thông tư liên tịch số 17/2007, vật
Tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Cà Mau – Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Trang 31 SVTH: Phạm Tuấn Kiệt
hợp sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán từ 20 bộ phương tiện, dụng cụ (có
thể cùng loại hoặc khác loại) trở lên7.
+ Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
+ Tái phạm nguy hiểm.