Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 197 Bộ luật hình sự)

Một phần của tài liệu tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh cà mau – nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa (Trang 31)

1.2.6.1 Định nghĩa

Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy là hành vi giúp tạo điều kiện cho người khác sử dụng chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào.

1.2.6.2 Dấu hiệu pháp lý

a) Khách thể:

Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến quy định của Nhà nước về quản lý

và sử dụng chất ma túy, ngoài ra còn xâm phạm đến sức khỏe của người khác. Đối tượng tác động của tội phạm này là người sử dụng chất ma túy.

b) Khách quan:

Hành vi khách quan của tội này là hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Đó là những hành vi chủ động tụ tập và tạo những điều kiện cần thiết để có thể

tiến hành được việc sử dụng chất ma túy (đưa chất ma túy vào cơ thể người khác).

Hành vi tổ chức sử dụng chất ma túy có thể được tiến hành dưới bất kỳ hình thức nào. Có thể dưới hình thức giản đơn như tập hợp, dẫn dắt người khác đến hút

hít hoặc tiêm chích. Hoặc có thể dưới hình thức tinh vi như thành lập tụ điểm, tổ

chức người canh gác, người dẫn mối, cung cấp các công cụ, phương tiện tiêm chích, hút, hít...

Hành vi tổ chức sử dụng chất ma túy có thể được thực hiện ở bất kỳ nơi nào,

có thể ở nhiều địa điểm khác nhau hoặc ở một nơi cố định.

Người phạm tội có thể sử dụng nhiều thủ đoạn khác nhau như cho người

khác hút, hít thử để rồi họ sẽ quen và có nhu cầu hút, hít hoặc cho người khác hút,

hít nợ tiền...

Hành vi khách quan của tội này chỉ có thể là hành động.

7 Xem Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP (24-12-2007) hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật hình sự năm 1999.

Tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Cà Mau – Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Trang 32 SVTH: Phạm Tuấn Kiệt

Tội phạm hoàn thành kể từ thời điểm thực hiện hành vi tổ chức sử dụng trái

phép chất ma túy.

c) Chủ quan:

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp.

d) Chủ thể:

Bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

1.2.6.3 Hình phạt

- Khung cơ bản có mức phạt tù từ 2 năm đến 7 năm được áp dụng cho các trường hợp phạm tội bình thường.

- Khung tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 7 năm đến 15 năm được áp

dụng cho các trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung tăng nặng

sau:

+ Phạm tội nhiều lần;

+ Phạm tội đối với nhiều người;

+ Phạm tội đối với người chưa thành niên từ đủ 13 tuổi trở lên; + Phạm tội đối với phụ nữ mà biết là đang có thai;

+ Phạm tội đối với người đang cai nghiện;

+ Gây tổn hại nặng cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31%

đến 60%;

+ Gây bệnh nguy hiểm cho người khác: Có nghĩa là gây bệnh đe dọa đến tính

mạng của người khác như làm người khác bị nhiễm HIV…

+ Tái phạm nguy hiểm.

- Khung tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 15 năm đến 20 năm được áp

dụng đối với trường hợp có một trong các tình tiết sau:

+ Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở

lên hoặc gây chết người;

+ Gây tổn hại nặng cho sức khỏe của nhiều người mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

Tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Cà Mau – Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Trang 33 SVTH: Phạm Tuấn Kiệt

+ Gây bệnh nguy hiểm cho nhiều người;

+ Phạm tội đối với trẻ em dưới 13 tuổi.

- Khung tăng nặng thứ ba có mức phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình

được áp dụng đối với trường hợp có một trong các tình tiết định khung tăng nặng

sau:

+ Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở

lên;

+ Gây chết nhiều người;

+ Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.

- Ngoài việc chịu một trong các hình phạt như đã nêu trên, tùy từng trường

hợp cụ thể, người phạm các tội nêu trên còn có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến

500 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư

trú từ 1 năm đến 5 năm.

Một phần của tài liệu tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh cà mau – nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa (Trang 31)