Hoạt động tuyên truyền, giáo dục có ý nghĩa nền tảng, chiến lược trong
phòng ngừa tội phạm ma túy. Về tổng thể, hoạt động tuyên truyền giáo dục phòng, chống các tội phạm về ma túy cần đáp ứng được một số yêu cầu chung như sau:
Một là, hoạt động tuyên truyền, giáo dục với nội dung phòng chống ma túy
phải đảm bảo tính toàn diện và thường xuyên, tạo ra phong trào sâu, rộng trong toàn dân lên án, phát hiện, tố giác và tham gia đấu tranh phòng chống ma túy. Tuy vậy,
cần quán triệt hai điểm cơ bản là đối tượng và địa bàn để có các biện pháp tuyên truyền, giáo dục thích hợp. Có thể chia các đối tượng tuyên truyền theo 3 nhóm:
Nhóm đối tượng liên quan trực tiếp tới các tội phạm về ma túy, bao gồm người
phạm tội về ma túy, người nghiện ma túy (ngay cả khi họ đang trong các trại giam
hay trong các trung tâm cai nghiện ma túy); Nhóm đối tượng có nguy cơ cao nghiện ma túy như học sinh, sinh viên trong các trường học, thanh thếu niên chưa có việc
làm, các nhóm tệ nạn xã hội như mại dâm, cờ bạc…; và cha mẹ, gia đình của các đối tượng trên, cũng như cộng đồng dân cư nơi các đối tượng này sinh hoạt. Cần tập
trung và quản lý các hoạt động tuyên truyền giáo dục phòng chống ma túy tại cơ sở, các khu dân cư, trường học, các trung tâm cai nghiện và các trại giam.
Hai là, xác định lại mục đích tuyên truyền từ là cung cấp thông tin sang
nhằm thay đổi hành vi, ứng xử của đối tượng. Đảm bảo cả nội dung và hình thức tuyên truyền được đa dạng hóa và phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng địa bàn
được tuyên truyền.
Nội dung tuyên truyền phòng chống ma túy phải bao quát được đầy đủ các
nội dung sau:
- Tuyên truyền về tác hại của việc lạm dụng ma túy nhằm giảm nguy cơ
nghiện mới hoặc tái nghiện ma túy; Tuyên truyền về pháp luật hình sự và hậu quả
pháp lý do việc thực hiện các tội phạm về ma túy nhằm làm giảm các tội phạm về
ma túy; Tuyên truyền về ý thức trách nhiệm đấu tranh bài trừ tệ nạn ma túy và các
28 Đặng Văn Minh, Đấu tranh phòng, chống ma túy tại thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, luận án thạc sĩ luật học, Viện nhà nước và pháp luật, Hà Nội 1995, tr.78.
Tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Cà Mau – Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Trang 66 SVTH: Phạm Tuấn Kiệt
tội phạm về ma túy cũng như giúp đỡ người nghiện ma túy, người phạm tội về ma
túy tái hòa nhập cộng đồng. Bên cạnh đó, các nội dung tuyên truyền, giáo dục phải
phù hợp với hoàn cảnh và từng nhóm đối tượng.
- Cần mở rộng và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, giáo dục. Các kênh thông tin được đa số người dân lựa chọn để nắm bắt thông tin như: Truyền
hình, báo in và phát thanh. Để phát động phong trào phòng chống ma túy và các tội
phạm về ma túy sâu rộng trong cả nước, cần phát huy tối đa các kênh thông tin đại chúng được người dân tin tưởng lựa chọn này.
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy.
- Tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân hiểu rõ tác hại của ma túy, đồng thời
nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân để mọi người dân chủ động phòng ngừa cho bản thân và gia đình, tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm và bài trừ
tệ nạn ma túy. Làm sao cho mọi người hiểu được rằng: Phạm tội về ma túy là chấp
nhận đi vào con đường tù tội để họ từ bỏ việc làm sai trái của mình và giáo dục người thân của họ không lao vào con đường tội lỗi.
- Xây dựng kế hoạch giáo dục tuyên truyền phòng, chống ma túy phù hợp
với từng đối tượng, từng địa phương. Cần nghiên cứu biên soạn tài liệu về những
vấn đề cơ bản của công tác phòng, chống ma túy để phổ biến rộng rãi trong nhân dân.
- Tổ chức tuyên truyền rộng rãi về Luật, phòng chống ma túy trên các
phương tiện thông tin đại chúng và tuyên truyền bằng lời nói qua các loại hình văn
hóa nghệ thuật nhằm nâng cao trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cơ quan, xí
nghiệp, các ngành, các cấp, đặc biệt là chính quyền cơ sở. Mục tiêu của công tác
tuyên truyền là làm chuyển biến nhận thức của nhân dân về tác hại của ma túy, tạo
ra phong trào toàn dân lên án tệ nạn này. Mở chuyên mục phòng chống, ma túy định
kỳ hàng ngày, hàng tuần trên đài phát thanh, truyền hình địa phương. Thành lập các đội tuyên truyền xung kích do Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chủ trì phối
hợp với cơ quan Công an và các ngành có liên quan để tuyên truyền về phòng, chống ma túy, đặc biệt là tuyên truyền trong thanh, thiếu niên.
Tăng cường công tác truyền thông trực tiếp. Đưa nội dung phòng, chống ma
Tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Cà Mau – Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Trang 67 SVTH: Phạm Tuấn Kiệt
lãm, các đội thông tin lưu động, các đội tuyên truyền xung kích, các câu lạc bộ. Coi
trọng các hình thức văn nghệ: Kịch ngắn, tiểu phẩm, ngâm thơ, tranh châm biếm…
Củng cố hệ thống truyền thanh ở xã, phường, thị trấn, để tuyên truyền sâu rộng các
chủ trương, chính sách pháp luật về phòng, chống ma túy ở địa phương.
- Tổ chức các cuộc thi sáng tác nghệ thuật, kịch ngắn, âm nhạc, hội họa, sân
khấu về chủ đề phòng, chống ma túy. Tổ chức các cuộc triển lãm về chủ đề này để
phổ biến rộng rãi trong nhân dân.
- Lồng ghép chương trình giáo dục phòng, chống ma túy với các chương
trình mục tiêu khác. Tạo điều kiện cơ sở vật chất, tổ chức các hoạt động thể thao, vui chơi lành mạnh để thu hút thanh, thiếu niên. Đưa các nội dung giáo dục phòng, chống ma túy vào giảng dạy trong nhà trường phù hợp với mục tiêu đào tạo của các
cấp học, bậc học. Thực hiện các dự án giáo dục phòng, chống ma túy trong nhà
trường.
Trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật phải làm sao cho mọi người
hiểu được tác hại của ma túy, thủ đoạn hoạt động của bọn tội phạm để mọi người tự
giác chấp hành pháp luật, có ý thức phát hiện và đấu tranh với những vi phạm pháp
luật.