Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại ngân hàng

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng tnhh indovina chi nhánh cần thơ thực trạng và giải pháp (Trang 47)

KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG IVB TỪ NĂM 2010–2012

4.2.1 Phân tích tình hình thanh khoản tại ngân hàng IVB dựa vào cung - cầu thanh khoản

Ngân hàng cần phải xác định khả năng thanh khoản dựa vào nguồn cung và nguồn cầu thanh khoản tại ngân hàng qua các năm để từ đó có những kế hoạch sử dụng vốn thích hợp ứng với mỗi trạng thái thanh khoản nhằm đảm bảo tính thanh khoản và lợi nhuận của ngân hàng.

Bảng 4.3 Trạng thái thanh khoản của ngân hàng IVB.CT trong giai đoạn 2010 – 2012

Đvt: Triệu đồng

Năm Chênh lệch

2011/2010 2012/2011

Khoản mục 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền %

1. Cung thanh khoản 916.366 844.691 602.234 (71.675) (7,82) (242.457) (28,70) - Vốn điều chuyển 388.978 139.877 173.745 (249.101) (64,04) 33.868 24,21 - Các khoản tín dụng thu về 449.843 428.224 317.233 (21.619) (4,81) (110.991) (25,92) - Các khoản tiền gửi và nguồn khác 77.545 276.590 111.256 199.045 256,68 (165.334) (59,78) 2. Cầu thanh khoản 501.960 439.204 325.117 (62.756) (12,50) (114.087) (25,98)

- Chi trả tiền gửi 17.547 22.469 23682 4.922 28,05 1213 5,4

- Cấp tín dụng 475.461 406.549 283.222 (68.912) (14,49) (123.327) (30,34)

- Khác 8.952 10.186 18.213 1.234 13,78 8027 78,8

3. Trạng thái

thanh khoản 414.406 405.487 277.117 (8.919) (2,15) (128.370) (31,66) Nguồn : Tổng hợp từ phòng kế toán IVB.CT từ năm 2010-2012

Qua bảng số liệu trên ta thấy, ngân hàng IVB.CT luôn đảm bảo thanh khoản cho khách hàng. Nhìn chung xét về qui mô thì nguồn cung thanh khoản của ngân hàng luôn lớn hơn nguồn cầu thanh khoản, điều này đã tạo ra thặng dư trong thanh khoản, cho thấy ngân hàng đã biết cân nhắc giữa lợi nhuận và an toàn trong thanh khoản. Tuy nhiên, nếu nguồn cung thanh khoản lớn hơn cầu thanh khoản quá nhiều thì sẽ làm cho ngân hàng tốn nhiều chi phí thay vì đem khoản nguồn cung thanh khoản thừa đầu tư sẽ mang lại lợi nhuận cho ngân vì vậy nó sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. IVB.CT luôn được sự hỗ trợ của ngân hàng hội sở nên vấn đề thanh khoản của ngân hàng hầu như không đáng lo ngại và luôn được đảm bảo.

Từ năm 2010 – 2012 thì nguồn cung thanh khoản và nguồn cầu thanh khoản của ngân hàng giảm liên tục nên đã làm cho thanh khoản ròng của ngân hàng cũng giảm liên tục qua 3 năm. Nguồn cung thanh khoản của ngân hàng cao hơn nguồn cầu thanh khoản còn thể hiện được việc ngân hàng đã dành nhiều quan tâm hơn đến việc thanh khoản nhằm giúp ngân hàng tránh được những biến động xảy ra bất ngờ, nhất là trong giai đoạn mà toàn hệ thống ngân hàng đều có xu hướng tăng các tài sản có khả năng thanh khoản nhanh trong tổng tài sản để đảm bảo thanh khoản cho ngân hàng mình.

Nguồn cung thanh khoản bao gồm: tiền gửi tại ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, các khoản tín dụng thu về trong năm, tiền gửi của khách hàng, vay mượn trên thị trường tiền tệ,…Nhìn chung qua 3 năm từ năm 2010 – 2012 phân tích nguồn cung thanh khoản của ngân hàng giảm liên tục, năm 2011 nguồn cung thanh khoản đã giảm so với năm 2010 là 71.675 triệu đồng, tương đương giảm 7,82% đến năm 2012 thì cung thanh khoản giảm so với năm 2011 là 242.457 triệu đồng, tương đương giảm 28,7%. Trong nguồn cung thanh khoản thì được hình thành chủ yếu từ các khoản tín dụng thu về, nguồn vốn điều chuyển và tiền gửi của khách hàng trong năm. Khoản mục tín dụng thu về trong năm chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn cung, tỷ trọng này lớn cho thấy hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng. Song song đó, tiền gửi của khách hàng cũng chiếm tỷ trọng tương đối qua các năm cho thấy công tác huy động vốn đang phát huy tốt cùng với những sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng đưa ra để tăng nguồn tiền gửi đặc biệt là nguồn tiền gửi có kỳ hạn. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn còn phải cần nguồn vốn điều chuyển khá lớn từ hội sở.

Đi kèm với nguồn cung thanh khoản là nhu cầu thanh khoản của khách hàng, nhu cầu thanh khoản của ngân hàng cũng giảm liên tục qua các năm. Năm 2011, nhu cầu thanh khoản là 439.204 triệu đồng giảm 62.756 triệu đồng tương đương giảm 12,50% so với năm 2010. Đến năm 2012, nhu cầu thanh khoản là 325.117 triệu đồng giảm 114.087 triệu đồng tương đương giảm 35,98% so với năm 2011. Tuy bị hạn chế bởi tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, giảm dư nợ cho vay nhưng nhu cầu thanh khoản của IVB.CT phần lớn lại là do cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh và tiêu dùng…đặc biệt là các khoản tín dụng trung và dài hạn lại chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng khoản mục cho vay. Tuy nhiên, IVB.CT vẫn tập trung chủ yếu vào cho vay ngắn hạn để hạn chế rủi ro. Điều này một lần nữa cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng có hiệu quả nhất là công tác thẩm định khách hàng để cho vay hạn chế được việc bỏ mất những khách hàng có thiện chí vay nợ.

Sau đây là biểu đồ thể hiện trạng thái thanh khoản của IVB.CT trong giai đoạn 2010-2012:

Nguồn : Tổng hợp từ phòng kế toán IVB.CT từ năm 2010-2012

Hình 4.2 Biểu đồ trạng thái thanh khoản của ngân hàng IVB.CT giai đoạn 2010 – 2012

4.2.2 Phân tích tình hình thanh khoản tại ngân hàng IVB dựa vào các chỉ số thanh khoản

4.2.2.1 Hệ số thanh khoản

Hệ số thanh khoản là một chỉ số quan trọng để đánh giá khả năng thanh khoản của ngân hàng. Hệ số này chỉ sự so sánh giữa số tiền cần thiết để thanh toán cho người gửi tiền rút ra và sự gia tăng cho vay với nguồn thực sự hoặc tiềm năng trong thanh toán, nó còn thể hiên khả năng bù đắp cho các khoản huy động của ngân hàng. Hệ số này càng cao thì khả năng thanh khoản càng cao và rủi ro càng thấp. Tuy nhiên muốn giữ cho hệ số này ở mức cao thì ngân hàng phải hy sinh lợi nhuận của mình vì các tài sản có khả năng thanh khoản cao đều mang lại lợi nhuận thấp. Ngân hàng IVB.CT không đi vay NHNN và các tổ chức tín dụng khác nên nhìn vào bảng số liệu bên dưới ta thấy hệ số thanh khoản là tỷ lệ giữa tài sản thanh khoản và vốn huy động. Tài sản thanh khoản của ngân hàng bao gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại NHNN và tiền gửi tại các TCTD. Còn vốn huy động của ngân hàng được hình thành từ tiền gửi cá nhân, các tổ chức kinh tế và các TCTD khác (ngân hàng không có phát hành giấy tờ có giá). 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 800.000 900.000 1.000.000 Triệu đồng 2010 2011 2012 Năm

Cung thanh khoản Cầu thanh khoản Thanh khoản ròng

Bảng 4.4 Hệ số thanh khoản của ngân hàng IVB.CT qua 3 năm 2011-2012 Đvt: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) 1. Tài sản thanh khoản 2.896 4.859 5.307 1.963 67,78 448 9,22 2. Vay ngắn hạn 0 0 0 0 - 0 - 3. Vốn huy động 77.545 276.590 111.256 199.045 256,68 (165.334) (59,78) Hệ số thanh khoản (%) 3,73 1,76 4,77 (1,97) (52,82) 3,01 171,02

Nguồn: Tổng hợp từ phòng kế toán IVB.CT từ năm 2010-2012

Hệ số thanh khoản của ngân hàng có sự tăng giảm không ổn định qua từng năm. Năm 2010, hệ số này là 3,73% có nghĩa là cứ 100 đồng tiền gửi của khách hàng thì có 3,73 đồng tài sản thanh khoản để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng. Đến năm 2011, hệ số này giảm xuống chỉ còn 1,76%, 100 đồng tiền gửi của khách hàng bây giờ chỉ được bảo đảm bằng 1,76 đồng tài sản thanh khoản. Tuy nhiên, hệ số này lại tăng lên mạnh trong năm 2012 đạt tới 4,77%, vậy trong năm 2012 cứ 100 đồng tiền gửi của khách hàng thì có 4,77 đồng tài sản thanh khoản được đáp ứng.

Năm 2011, hệ số thanh khoản của ngân hàng giảm 1,97% so với năm 2010. Nguyên nhân là do trong năm 2011 lượng vốn huy động của ngân hàng tăng rất lớn (tăng 256,68%) so với năm 2010, trong khi đó tài sản thanh khoản của ngân hàng trong năm này có tăng nhưng tốc độ tăng (tăng 67,78%) lại thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của vốn huy động nên đã làm cho hệ số thanh khoản sụt giảm mạnh trong năm 2011.Đến năm 2012, hệ số thanh khoản của ngân hàng tăng mạnh so với năm 2011 và đạt 4,77% (tăng 3,01%). Năm 2012 là một năm đầy biến động, lãi suất liên tục giảm, giá vàng không ổn định,…cho nên khả năng rút tiền của khách hàng là rất lớn đồng thời việc huy động vốn của ngân hàng trong thời gian này là rất khó khăn chính vì vậy ngân hàng đã nâng cao hệ số thanh khoản trong năm này để đảm bảo an toàn.

Nhìn chung, khả năng bù đắp cho các khoản vốn huy động bằng tài sản thanh khoản của ngân hàng trong giai đoạn 2010-2012 vẫn tương đối tốt, vẫn đáp ứng được nhu cầu thanh toán cho khách hàng trong điều kiện bình thường. Tuy nhiên, cũng giống như chỉ số trạng thái tiền mặt, nếu hệ số này ở mức quá cao thì sẽ làm mất một khoản lợi nhuận của ngân hàng thay vì đem số tiền đó đầu tư vào các khoản mục có khả năng sinh lời cao hơn. Do đó, những nhà quản trị cần phải quan tâm, xem xét vấn đề này một cách thật kỹ lưỡng và có sự điều chỉnh hợp lý để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng vừa an toàn, vừa hiệu quả, tạo được lòng tin cho khách hàng, đồng thời xử lý kịp thời những biến cố bất thường xảy ra.

4.2.2.2 Chỉ số trạng thái tiền mặt

Chỉ số này thể hiện khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời của ngân hàng, là chỉ số đánh giá tỷ trọng tài sản có tính thanh khoản cao nhất và nhanh nhất trong tổng tài sản của ngân hàng. Chỉ số này càng cao thì khả năng thanh khoản của ngân hàng càng tốt và ngược lại. Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại các TCTD là những tài sản có tính thanh khoản cao nhất và cũng chính là nguồn cung thanh khoản tốt nhất của ngân hàng. Nếu ngân hàng duy trì lượng tiền mặt khá lớn thì ngân hàng không cần phải lo đến vấn đề thanh khoản. Tuy nhiên nếu chỉ số này ở mức quá cao, đồng nghĩa với việc ngân hàng phải duy trì một lượng tiền khá lớn tại quỹ và gửi tại các TCTD khác. Khi đó ngân hàng phải đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro, rủi ro càng thấp thì lợi nhuận mang lại cho ngân hàng càng thấp. Bởi vì, giữ nhiều tiền mặt tại quỹ sẽ làm cho ngân hàng mất đi một khoản lợi nhuận thay vì có thể sử dụng khoản tiền đó để đầu tư vào những khoản mục khác có khả năng sinh lời cao hơn.

Bảng 4.5 Trạng thái tiền mặt của IVB.CT qua 3 năm 2010-2012 Đvt: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối đối (%) 1. Tiền mặt 2.764 3.677 4.979 (913) (33,03) 1.302 35,41

2. Tiền gửi tại

các TCTD 128 203 299 (75) (58,59) 96 47,29

3. Tổng tài sản 478.923 428.554 292.545 (50.369) (10,52) (136.009) (31,74) Trạng thái tiền

mặt (%) 0,6 0,91 1,8 0,31 51,67 0,89 97,8

Nguồn: Tổng hợp từ phòng kế toán IVB.CT từ năm 2010-2012

Nhìn chung, lượng tiền mặt tại quỹ và tiền gửi tại các TCTD khác của ngân hàng IVB.CT chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng tại sản của ngân hàng, ngân hàng luôn chủ động đem tiền đi đầu tư vào những khoản mục khác để góp phần gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Mặc dù vậy, lượng tiền mặt tại quỹ vẫn đáp ứng được nhu cầu rút tiền của khách hàng trong điều kiện bình thường.

Trong giai đoạn 2010-2012, chỉ số trạng thái tiền mặt của ngân hàng tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2011 chỉ số này đạt 0,91% và tăng 0,31% so với năm 2010, đến năm 2012 chỉ số này tăng tương đối cao đạt 1,8% tăng 0,89% so với năm 2011. Nguyên nhân làm chỉ số tiền mặt của ngân hàng tăng dần qua các năm là do tình hình kinh tế trong những năm gần đây có nhiều biến động, lạm phát, lãi suất liên tục giảm,... khách hàng có thể rút tiền bất cứ khi nào vì vậy ngân hàng cần phải duy trì lượng tiền mặt tại quỹ nhiều hơn để đáp ứng được nhu cầu rút tiền bất thường của khách hàng.

4.2.2.3 Chỉ số chứng khoán có tính thanh khoản cao

IVB.CT không có đầu tư vào chứng khoán nên đối với chỉ số này ta không thể tính được.

4.2.2.4 Chỉ số tín dụng trên tài sản đầu tư

của ngân hàng vì hoạt động tín dụng là hoạt động chứa nhiều yếu tố rủi ro bất ngờ. Vấn đề thu nợ của khách hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng, năng lực quản lý và thẩm định của cán bộ tín dụng,…Bên cạnh đó, cho vay và cho thuê tài chính được xem là những tài sản có tính thanh khoản thấp nhất.

Ở ngân hàng IVB.CT nghiệp vụ tài trợ thuê mua không được ngân hàng thực hiện nên chỉ số tín dụng trên tài sản đầu tư thực chất là tỷ số giữa dư nợ cho vay trên tổng tài sản.

Bảng 4.6 Tỷ trọng tín dụng trên tổng tài sản đầu tư của ngân hàng IVB.CT qua 3 năm 2011-2012 Đvt: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%)

1. Dư nợ cho vay 475.461 406.549 283.222 (68.912) (14,49) (123.327) (30,34)

2. Tài trợ thuê mua 0 0 0 0 - 0 - 3. Tổng tài sản 478.923 428.554 292.545 (50.369) (10,52) (136.009) (31,74) Tỷ trọng tín dụng trên tài sản đầu tư (%) 99,28 94,87 96,81 (4,41) (4,44) 1,94 2,04

Nguồn: Tổng hợp từ phòng kế toán IVB.CT từ năm 2010-2012

Qua bảng số liệu trên ta thấy, tỷ trọng tín dụng trên tài sản đầu tư của ngân hàng qua các năm đều rất cao. Cụ thể, năm 2010 đạt 99,28%, năm 2011 đạt 94,87% và đến năm 2012 đạt 96,81%. Điều này chứng tỏ hoạt động tín dụng luôn là hoạt động quan trọng nhất trong việc kinh doanh của ngân hàng. Nguyên nhân là do hoạt động tín dụng là nguồn thu lợi chính cho ngân hàng nên ngân hàng đầu tư vào loại tài sản có tính thanh khoản thấp này rất cao. Trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động trong năm 2011, năm 2012: thị trường bất động sản đóng băng, chứng khoán sụt giảm, giới hạn tăng trưởng tín dụng của ngân hàng Nhà nước,... nhưng tỷ lệ này của ngân hàng IVB.CT vẫn rất cao qua các năm cho thấy công tác thẩm định khách hàng để cho vay

của ngân hàng là khá tốt, sẽ mang lại nguồn thu nhập cho ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng cao như vậy sẽ làm tăng rủi ro đối với nguồn cung thanh khoản của IVB.CT, sẽ gây nhiều khó khăn cho IVB.CT trong vấn đề thanh khoản. Ngân hàng cần có chính sách hợp lí trong việc xác định tỷ trọng tín dụng và công tác thu nợ để đảm bảo được nguồn cung thanh khoản cho ngân hàng.

4.2.2.5 Hệ số tiền nóng

Tiền nóng là những tài sản nhạy cảm với lãi suất thường gồm: tiền mặt, tiền gửi không kỳ hạn, các khoản cho vay có thời hạn đáo hạn ngắn dưới 12 tháng và các loại tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt trong thời gian ngắn. Vì vậy, hệ số này càng cao thì ngân hàng càng có tính thanh khoản tốt.

Bảng 4.7 Hệ số tiền nóng của ngân hàng IVB.CT qua 3 năm 2011-2012

Đvt: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) 1. Tiền nóng bên tài sản có 384.518 390.774 256.462 6.256 1,63 (134.312) (34,37) 2. Tiền nóng bên tài sản nợ 456.933 397.486 277.777 (59.337) (13,01) (119.709) (30,12) Hệ số tiền nóng (%) 84,15 98,31 92,33 14.16 16,83 (5,98) (6,08)

Nguồn: Tổng hợp từ phòng kế toán IVB.CT từ năm 2010-2012

Nhìn chung, hệ số tiền nóng của ngân hàng có sự tăng trưởng không đều, tuy nhiên hệ số này ở mức rất cao qua 3 năm. Điều này chứng tỏ tình hình thanh khoản của ngân hàng là rất tốt. Trong năm 2011, hệ số này tăng lên rất cao 98,31% tăng 14,16% so với năm 2010. Nguyên nhân là do lượng vốn điều

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng tnhh indovina chi nhánh cần thơ thực trạng và giải pháp (Trang 47)