Phân tích tình hình biến động về nguồn vốn và tài sản tại ngân hàng

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng tnhh indovina chi nhánh cần thơ thực trạng và giải pháp (Trang 38)

SẢN TẠI NGÂN HÀNG TNHH INDOVINA CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.1.1 Phân tích tình hình biến động về nguồn vốn của ngân hàng

Trong bất kỳ lĩnh vực hay ngành nghề kinh doanh nào, để tiến hành kinh doanh đều cần phải có một nguồn vốn nhất định bao gồm: vốn cố định, vốn lưu động và các nguồn vốn chuyên dụng khác. Vốn là yếu tố cực kỳ quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế, bất kỳ tổ chức nào muốn hoạt động tốt đem lại hiệu quả kinh tế cao thì trước hết cần phải có nguồn vốn dồi dào và ổn định. Hòa nhập với xu thế đó, ngân hàng cũng là một loại hình doanh nghiệp nhưng kinh doanh với hàng hóa đặc biệt là tiền tệ. Khi các thành phần kinh tế thiếu vốn hoạt động, họ đến ngân hàng để xin vay vốn và các ngân hàng hoạt động chủ yếu là cung cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế khi có nhu cầu về vốn. Do đó, một ngân hàng muốn đứng vững trên thị trường thì điều trước hết là ngân hàng phải có nguồn vốn đủ lớn để đáp ứng nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế và đảm bảo hoạt động cấp tín dụng diễn ra thuận lợi và kịp thời. Trong quá trình hoạt động, ngân hàng phải mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa các hình thức huy động vốn để thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư hay các doanh nghiệp để phân phối lại cho những nơi cần vốn để sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn của ngân hàng tăng trưởng vừa tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng, vừa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế và dân cư.

Do tầm quan trọng của vốn trong hoạt động của ngân hàng nên IVB.CT luôn quan tâm đến vấn đề huy động vốn của ngân hàng. Nguồn vốn của IVB.CT bao gồm: vốn huy động, vốn điều chuyển và các nguồn vốn khác (các quỹ). Trong đó, vốn huy động và vốn điều chuyển là hai nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng.

Trong 3 năm qua, tình hình nguồn vốn cũng như cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng IVB.CT có nhiều biến động, cụ thể ta có bảng số liệu sau:

Bảng 4.1 Tình hình cơ cấu nguồn vốn của IVB.CT giai đoạn 2010 - 2012 Đvt: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Khoản mục 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % 1. Vốn huy động 77.545 276.590 111.256 199.045 256,68 (165.334) (59,78) + Tiền gửi KKH 12.916 25.453 15.838 12.537 97,07 (9.615) (37,78) + Tiền gửi CKH 64.629 251.137 95.418 186.508 288,58 (155.719) (62,01)  Tiền gửi CKH <12 tháng 55.039 232.156 88.194 177.117 321,80 (143.962) (62,01)  Tiền gửi CKH =>12 tháng 9.590 18.981 7.224 9.391 97,92 (11.757) (61,94) 2. Vốn điều chuyển (IUCF) 388.978 139.877 173.745 (249.101) -64,04 33.868 24,21 3. Nguồn vốn khác 12.400 12.087 7.544 (313) (2,52) (4.543) (37,59) Tổng nguồn vốn 478.923 428.554 292.545 (50.369) (10,52) (136.009) (31,74) Nguồn: Tổng hợp từ phòng kế toán IVB.CT từ năm 2010-2012

Nhìn chung, nguồn vồn của ngân hàng IVB.CT có xu hướng giảm mạnh qua các năm. Cụ thể, năm 2010 nguồn vốn của ngân hàng đạt 478.923 triệu đồng và đến năm 2011 thì nguồn vốn ngân hàng giảm còn 428.554 triệu đồng giảm 50.369 triệu đồng tương đương với mức giảm 10,52% so với năm 2010. Đến năm 2012, tổng nguồn vốn của ngân hàng tiếp tục giảm chỉ đạt 292.545 triệu đồng giảm 136.009 triệu đồng (tương đương với mức giảm 31,74%) so với năm 2011. Nguyên nhân làm cho tổng nguồn vốn của ngân hàng liên tục giảm qua các năm là do trong những năm gần đây tình hình kinh tế gặp phải rất nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, lãi suất huy động của ngân hàng liên tục giảm,…làm cho phần lớn khách hàng không muốn gửi tiền vào ngân hàng. Đây cũng là tình hình chung mà các ngân hàng đang phải đối mặt hiện nay.

4.1.1.1 Vốn huy động

Vốn huy động là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất của ngân hàng IVB.CT, vốn huy đông của ngân hàng bao gồm: tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn.

Đối với tiền gửi không kỳ hạn từ năm 2010-2012, ta thấy lượng tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng tăng lên trong năm 2011 sau đó lại giảm đi trong năm 2012. Cụ thể, năm 2011 tăng 12.537 triệu đồng tương ứng với mức tăng 97,07% so với năm 2010. Điều này chứng tỏ trong năm 2011 công tác huy động vốn của ngân hàng tương đối tốt nên đã thu hút được nhiều khách hàng thực hiện các giao dịch thanh toán thông qua ngân hàng. Tuy nhiên đến năm 2012 thì có nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của lạm phát và biến động kinh tế, cho nên các giao dịch của doanh nghiệp giảm đáng kể, chính vì vậy lượng tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng trong năm 2012 giảm, cụ thể so với năm 2011 thì lượng tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng trong năm 2012 giảm 9.615 triệu đồng tương ứng giảm 47,78%.

Một khoản mục khác cấu thành nên nguồn vốn của ngân hàng là tiền gửi có kỳ hạn: gồm tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng và tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng (trong đó bao gồm cả tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng). Qua bảng số liệu trên ta thấy, cả hai loại tiền gửi này đều có xu hướng tăng giảm không ổn định qua các năm. Trong năm 2011, do lãi suất huy động của ngân hàng vẫn còn ở mức tương đối cao nên đã thu hút được thêm nhiều khách hàng gửi tiền vào ngân hàng. Bên cạnh đó IVB.CT luôn nỗ lực nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, công tác tiếp thị và tìm kiếm khách hàng mới cũng được IVB.CT chú trọng quan tâm chính vì vậy mà cả hai loại tiền gửi này đều tăng trong năm 2011, cụ thể tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng 177.117 triệu đồng tương ứng với mức tăng 321,80% và tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng tăng 9,391 triệu đồng tương ứng với mức tăng 97,92% so với năm 2010. Đến năm 2012, cả hai loại tiền gửi này đều có xu hướng giảm mạnh so với năm 2011, cụ thể tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng giảm 143.962 triệu đồng (giảm 62,01%) và tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng giảm 11.757 triệu đồng (giảm 61,94%). Nguyên nhân là do trong năm này nền kinh tế gặp phải rất nhiều khó khăn, lãi suất huy động của ngân hàng liên tục giảm làm cho ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn. Bên cạnh đó, mạng lưới hoạt động của ngân hàng còn rất hạn chế và ngân hàng còn phải đối mặt với rất nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh và rất lớn trên địa bàn trong việc thu hút nguồn vốn từ các thành phần kinh tế và dân cư. Do đó, vốn huy động ngân hàng giảm sút trong năm 2012 là điều tất yếu.

Xét trên mối tương quan giữa tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng và tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng thì lượng tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng chủ yếu (trung bình trên 88% tiền gửi có kỳ hạn). Trong năm 2011, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng trưởng nhanh hơn rất nhiều so với tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng. Đây cũng là điều dễ hiểu, vì với loại tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng sẽ đem lại cho khách hàng nhiều thuận lợi hơn khi khách hàng có nhu cầu sử dụng và lãi suất cũng không thấp hơn loại tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng nhiều. Đến năm 2012, do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn và sự cạnh tranh lãi suất của các ngân hàng diễn ra rất ác liệt cho nên việc giữ vững nguồn khách hàng cũ đã là việc rất khó khăn và việc tìm kiếm khách hàng mới còn khó khăn hơn chính vì vậy cả hai loại tiền gửi này đều có mức tăng trưởng giảm và tốc độ giảm chệnh lệch xấp xỉ như nhau.

4.1.1.2 Vốn điều chuyển

Đây cũng là một trong những nguồn vốn rất quan trọng của ngân hàng. Trong năm 2010, vốn điều chuyển của ngân hàng rất lớn và đây cũng là nguồn vốn chủ yếu đáp ứng nhu cầu hoạt động của ngân hàng. Năm 2011, vốn điều chuyển của ngân hàng giảm 249.101 triệu đồng (giảm 64,04%) so với năm 2010. Nguyên nhân là do trong năm 2011 vốn huy động của ngân hàng đã được tăng lên rất nhiều nên nguồn vốn điều chuyển của ngân hàng giảm rất lớn. Đến năm 2012, vốn điều chuyển của ngân hàng tăng 33.868 triệu đồng (tăng 24,21%) so với năm 2011 là do tình hình huy động vốn của ngân hàng trong năm này gặp nhiều khó khăn, ngân hàng cần phải tăng thêm vốn điều chuyển để đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của mình.

4.1.1.3 Nguồn vốn khác (vốn và các quỹ)

Các quỹ của ngân hàng có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2011 giảm 313 triệu đồng (giảm 2,52%) so với năm 2010, năm 2012 giảm 4.543 triệu đồng (giảm 37,59%) so với năm 2011. Nguyên nhân là do các khoản trích lập của các quỹ phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nên các quỹ có sự biến động theo biến động của lợi nhuận mà ngân hàng đạt được qua các năm.

Để nhận định rõ hơn về tầm quan trọng cũng như ảnh hưởng của các nguồn vốn đến tổng nguồn vốn, ta có biểu đồ thể hiện cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng trong giai đoạn 2010-2012 sau:

Vốn huy động

Vồn điều chuyển (IUCF) Vốn khác (vốn và các quỹ)

Hình 4.1 Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng IVB.CT giai đoạn 2010-2012 16,19% 81,22% 2,59% Năm 2010 64,54% 2,82% 32,64% Năm 2011 38,03% 59,39% 2,58% Năm 2012

Qua biểu đồ trên ta thấy, qua 3 năm trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng luôn xuất hiện 3 loại nguồn vốn: vốn và các quỹ, vốn huy động và vốn điều chuyển. Trong đó vốn huy động và vốn điều chuyển là hai nguồn chủ yếu của ngân hàng và hai loại nguồn vốn này luôn biến động không ổn định qua các năm, còn các qũy của ngân hàng thì chiếm tỷ trọng khá nhỏ qua các năm và không có biến động nhiều. Qua 3 năm, tổng nguồn vốn của ngân hàng đều có xu hướng giảm và giảm mạnh nhất là trong năm 2012. Năm 2010, vốn điều chuyển là nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng chiếm 81,22% trong tổng nguồn vốn. Do trong năm 2010, nhu cầu vay vốn của người dân và các doanh nghiệp trong địa bàn tăng nhanh hơn so với khả năng huy động vốn của ngân hàng nên ngân hàng cần nguồn điều chuyển khá lớn từ hội sở xuống vì vậy làm tỷ trọng vốn điều chuyển của ngân hàng trong năm nay rất cao. Năm 2011, do ngân hàng đẩy mạnh công tác huy động vốn nên đã làm cho vốn huy động của ngân hàng tăng đến đáng kể và chiểm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng (chiếm 64,54%).

Đến năm 2012 do chịu ảnh hưởng chung của tình hình kinh tế nên làm cho tổng nguồn vốn nguồn vốn của ngân hàng giảm đi rất nhiều (chỉ đạt khoảng 68% so với năm 2011). Trong đó nguồn vốn huy động của ngân hàng là giảm nhiều nhất chỉ còn chiếm 38,03% trong tổng nguồn vốn, vì vậy ngân hàng phải xin thêm vốn điều chuyển từ hội sở xuống để đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

4.1.2 Phân tích tình hình biến động về tài sản của ngân hàng

Tài sản của ngân hàng chính là kết quả sử dụng vốn của ngân hàng. Qua việc phân tích kết cấu các khoản mục trong phần tài sản, nhà quản trị có thể biết được điểm mạnh, điểm yếu tại ngân hàng của mình vì với những khoản mục đầu tư khác nhau sẽ có mức sinh lời khác nhau cũng như có mức rủi ro khác nhau. Phân tích tình hình tài sản là đánh giá sự biến động các bộ phận cấu thành tổng số vốn của ngân hàng nhằm mục đích xem xét tính chất hợp lý của việc sử dụng vốn của ngân hàng. Nhà quản trị cần xem xét xem ngân hàng có sử dụng nguồn vốn hợp lý hay không để từ đó đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Quản lý tài sản của ngân hàng là việc chuyển hóa nguồn vốn tín dụng thành tiền mặt và các tài sản sinh lời, tức là việc phân chia giữa tiền mặt, tín dụng, chứng khoán, đầu tư và các tài sản khác. Sau đây là bảng số liệu cho thấy tình hình tài sản của IVB.CT:

Bảng 4.2 Tình hình tài sản của IVB.CT giai đoạn 2010 - 2012 Đvt: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Khoản mục 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền %

1.Tiền mặt & tiền gửi

tại NHNN 2.768 4.656 5.008 1.891 68,32 352 7,56

- Tiền mặt tại quỹ 2.764 3.677 4.979 913 33,03 1.302 35,41

- Tiền gửi tại NHNH 4 979 29 975 24375 (950) (97,04)

3.Tiền gửi tại các

TCTD 128 203 299 75 58,59 96 47,29 4.Cho vay 475.461 406.549 283.222 (68.912) (14,49) (123.327) (30,34) -Ngắn hạn 381.622 385.915 251.155 4.293 1,12 (134.760) (34,92) -Trung, dài hạn 93.839 20.634 32.067 (73.205) (78,01) 11.433 55,41 5.TSCĐ & TS khác 566 17.146 4.016 16.580 2929,33 (13.130) (76,58) Tổng tài sản 478.923 428.554 292.545 (50.369) (10,52) (136.009) (31,74)

Nguồn: Tổng hợp từ phòng kế toán IVB.CT từ năm 2010-2012

Qua bảng 4.2 ta thấy, quy mô tổng tài sản của ngân hàng có sự thay đổi qua các năm và có xu hướng giảm dần qua các năm, cụ thể năm 2010 tổng tài sản của ngân hàng là 478.923 triệu đồng, năm 2011 là 428.554 triệu đồng và đến năm 2012 giảm xuống còn 292.545 triệu đồng.

4.1.2.1 Tiền mặt tại quỹ và tiền gửi tại NHNN

Tiền mặt tại quỹ và tiền gửi tại NHNN là phần tài sản chủ yếu phục vụ nhu cầu thanh toán hằng ngày của ngân hàng. Số lượng tiền dự trữ này sẽ thay đổi theo từng thời kỳ và tùy theo chiến lược của mỗi ngân hàng. Tiền mặt tại quỹ và tiền gửi tại NHNN là khoản mục tốn nhiều chi phí nhưng khả năng sinh lời gần như bằng không. Tuy nhiên, nếu dự trữ khoản mục này nhỏ thì không đảm bảo được nhu cầu thanh toán hằng ngày của ngân hàng và ngân hàng phải đối mặt với nhiều rủi ro có thể xảy ra, đặc biệt là rủi ro thanh khoản nếu khách hàng có nhu cầu rút tiền hàng loạt hoặc khi các biến cố bất thường xảy ra. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho các ngân hàng là cần phải duy trì lượng tiền

dự trữ này lớn hay nhỏ. Từ bảng số liệu trên ta thấy, khoản mục này tăng dần qua các năm. Năm 2011, lượng tiền này tăng 1.891 triệu đồng (tăng 68,32%) so với năm 2010, nguyên nhân là như đã phân tích ở phần nguồn vốn thì trong năm 2011 tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng rất nhiều, đặc biệt là khoản mục tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng. Do đó, để đáp ứng nhu cầu rút tiền mặt của người dân và nhu cầu thanh toán của các doanh nghiệp nên ngân hàng phải duy trì một lượng tiền tương đối lớn ở tại quỹ và tại NHNN.

Đến năm 2012, mặc dù nguồn vốn huy động của ngân hàng giảm đáng kể nhưng lượng tiền mặt tại quỹ và gửi tại NHNN của ngân hàng tiếp tục tăng 352 triệu đồng (tăng 7,56%) so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2012 tình hình kinh tế ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn thành phố Cần Thơ gặp rất nhiều khó khăn và ngân hàng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng để thu hút lượng tiền gửi, vì thế lượng tiền gửi vào và rút ra trong ngân hàng giao động liên tục, ngân hàng cần phải duy trì một lượng tiền mặt tương đối lớn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản.

4.1.2.2 Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác

Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản của ngân hàng, không đáng kể. Tuy nhiên, khoản mục này vẫn tăng qua các năm. Cụ thể năm 2011 tăng 75 triệu đồng (tăng 58,59%) so với năm 2010. Đến năm 2012 tăng 96 triệu đồng (tăng 47,29%) so với năm 2011. Trong tình hình kinh tế có nhiều biến động, lạm phát,…như hiện nay nhưng lượng tiền gửi của ngân hàng tại các TCTD khác vẫn tăng là do ngân hàng muốn bù đắp một phần chi phí lãi của nguồn vốn chưa sử dụng đến, đáp ứng nhu cầu rút tiền đột xuất của khách hàng và để thực hiện các giao dịch thanh toán trong hệ thống ngân hàng.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng tnhh indovina chi nhánh cần thơ thực trạng và giải pháp (Trang 38)