Phân tích tình hình biến động về tài sản của ngân hàng

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng tnhh indovina chi nhánh cần thơ thực trạng và giải pháp (Trang 43)

Tài sản của ngân hàng chính là kết quả sử dụng vốn của ngân hàng. Qua việc phân tích kết cấu các khoản mục trong phần tài sản, nhà quản trị có thể biết được điểm mạnh, điểm yếu tại ngân hàng của mình vì với những khoản mục đầu tư khác nhau sẽ có mức sinh lời khác nhau cũng như có mức rủi ro khác nhau. Phân tích tình hình tài sản là đánh giá sự biến động các bộ phận cấu thành tổng số vốn của ngân hàng nhằm mục đích xem xét tính chất hợp lý của việc sử dụng vốn của ngân hàng. Nhà quản trị cần xem xét xem ngân hàng có sử dụng nguồn vốn hợp lý hay không để từ đó đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Quản lý tài sản của ngân hàng là việc chuyển hóa nguồn vốn tín dụng thành tiền mặt và các tài sản sinh lời, tức là việc phân chia giữa tiền mặt, tín dụng, chứng khoán, đầu tư và các tài sản khác. Sau đây là bảng số liệu cho thấy tình hình tài sản của IVB.CT:

Bảng 4.2 Tình hình tài sản của IVB.CT giai đoạn 2010 - 2012 Đvt: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Khoản mục 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền %

1.Tiền mặt & tiền gửi

tại NHNN 2.768 4.656 5.008 1.891 68,32 352 7,56

- Tiền mặt tại quỹ 2.764 3.677 4.979 913 33,03 1.302 35,41

- Tiền gửi tại NHNH 4 979 29 975 24375 (950) (97,04)

3.Tiền gửi tại các

TCTD 128 203 299 75 58,59 96 47,29 4.Cho vay 475.461 406.549 283.222 (68.912) (14,49) (123.327) (30,34) -Ngắn hạn 381.622 385.915 251.155 4.293 1,12 (134.760) (34,92) -Trung, dài hạn 93.839 20.634 32.067 (73.205) (78,01) 11.433 55,41 5.TSCĐ & TS khác 566 17.146 4.016 16.580 2929,33 (13.130) (76,58) Tổng tài sản 478.923 428.554 292.545 (50.369) (10,52) (136.009) (31,74)

Nguồn: Tổng hợp từ phòng kế toán IVB.CT từ năm 2010-2012

Qua bảng 4.2 ta thấy, quy mô tổng tài sản của ngân hàng có sự thay đổi qua các năm và có xu hướng giảm dần qua các năm, cụ thể năm 2010 tổng tài sản của ngân hàng là 478.923 triệu đồng, năm 2011 là 428.554 triệu đồng và đến năm 2012 giảm xuống còn 292.545 triệu đồng.

4.1.2.1 Tiền mặt tại quỹ và tiền gửi tại NHNN

Tiền mặt tại quỹ và tiền gửi tại NHNN là phần tài sản chủ yếu phục vụ nhu cầu thanh toán hằng ngày của ngân hàng. Số lượng tiền dự trữ này sẽ thay đổi theo từng thời kỳ và tùy theo chiến lược của mỗi ngân hàng. Tiền mặt tại quỹ và tiền gửi tại NHNN là khoản mục tốn nhiều chi phí nhưng khả năng sinh lời gần như bằng không. Tuy nhiên, nếu dự trữ khoản mục này nhỏ thì không đảm bảo được nhu cầu thanh toán hằng ngày của ngân hàng và ngân hàng phải đối mặt với nhiều rủi ro có thể xảy ra, đặc biệt là rủi ro thanh khoản nếu khách hàng có nhu cầu rút tiền hàng loạt hoặc khi các biến cố bất thường xảy ra. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho các ngân hàng là cần phải duy trì lượng tiền

dự trữ này lớn hay nhỏ. Từ bảng số liệu trên ta thấy, khoản mục này tăng dần qua các năm. Năm 2011, lượng tiền này tăng 1.891 triệu đồng (tăng 68,32%) so với năm 2010, nguyên nhân là như đã phân tích ở phần nguồn vốn thì trong năm 2011 tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng rất nhiều, đặc biệt là khoản mục tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng. Do đó, để đáp ứng nhu cầu rút tiền mặt của người dân và nhu cầu thanh toán của các doanh nghiệp nên ngân hàng phải duy trì một lượng tiền tương đối lớn ở tại quỹ và tại NHNN.

Đến năm 2012, mặc dù nguồn vốn huy động của ngân hàng giảm đáng kể nhưng lượng tiền mặt tại quỹ và gửi tại NHNN của ngân hàng tiếp tục tăng 352 triệu đồng (tăng 7,56%) so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2012 tình hình kinh tế ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn thành phố Cần Thơ gặp rất nhiều khó khăn và ngân hàng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng để thu hút lượng tiền gửi, vì thế lượng tiền gửi vào và rút ra trong ngân hàng giao động liên tục, ngân hàng cần phải duy trì một lượng tiền mặt tương đối lớn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản.

4.1.2.2 Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác

Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản của ngân hàng, không đáng kể. Tuy nhiên, khoản mục này vẫn tăng qua các năm. Cụ thể năm 2011 tăng 75 triệu đồng (tăng 58,59%) so với năm 2010. Đến năm 2012 tăng 96 triệu đồng (tăng 47,29%) so với năm 2011. Trong tình hình kinh tế có nhiều biến động, lạm phát,…như hiện nay nhưng lượng tiền gửi của ngân hàng tại các TCTD khác vẫn tăng là do ngân hàng muốn bù đắp một phần chi phí lãi của nguồn vốn chưa sử dụng đến, đáp ứng nhu cầu rút tiền đột xuất của khách hàng và để thực hiện các giao dịch thanh toán trong hệ thống ngân hàng.

4.1.2.3 Cho vay

Cho vay chính là hoạt động sinh lời chủ yếu trong hoạt động của ngân hàng. Trong hoạt động tín dụng thì mục tiêu chủ yếu của ngân hàng là lợi nhuận. Đây cũng là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản của ngân hàng. Mặc dù, khoản mục này tạo ra thu nhập chủ yếu cho ngân hàng nhưng đồng thời nó cũng là khoản mục mang lại nhiều rủi ro nhất vì đây là khoản mục rất nhạy cảm với những thay đổi của môi trường kinh tế, xã hội và phụ thuộc vào nhiều yếu như lạm phát, lãi suất, tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp,…Nhìn chung, cho vay của ngân hàng giảm mạnh qua các năm. Cụ thể như sau :

hạn để hạn chế rủi ro, thời gian quay vòng vốn nhanh, khả năng thu nợ rất lớn và đây cũng là nhu cầu thường xuyên của khách hàng. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế có nhiều bất ổn trong những năm qua làm ngân hàng hạn chế cung cấp các khoản tín dụng trung và dài hạn. Có thể thấy, dư nợ ngắn hạn của ngân hàng qua các năm đều chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ (trung bình chiếm trên 85%). Tuy nhiên, dư nợ ngắn hạn có sự tăng trưởng không ổn định. Cụ thể, năm 2011 cho vay ngắn hạn tăng 4.293 triệu đồng (tăng 1,12%) so với năm 2010. Đến năm 2012, cho vay ngắn hạn giảm 134.760 triệu đồng (giảm 34,92%). Nguyên nhân chủ yếu làm cho cho vay ngắn hạn của ngân hàng giảm mạnh trong năm 2012 là do trong năm này IVB.CT giảm dư nợ cho vay để đảm bảo chất lượng tín dụng, hạn chế tối đa rủi ro nợ xấu có thể xuất hiện do tình hình chung của nền kinh tế có nhiều khó khăn và cũng theo chỉ đạo chung của ngân hàng hội sở đối với hoạt động của chi nhánh.

Cho vay trung và dài hạn: năm 2010, cho vay trung và dài hạn của ngân hàng đạt 93.839 triệu đồng, chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng dư nợ của ngân hàng (chiếm 19,73%). Đây là nổ lực rất lớn của cán bộ công nhân viên ngân hàng trong việc tìm kiếm khách hàng. Sang năm 2011, dư nợ trung và dài hạn giảm đáng kể, giảm 73.205 triệu đồng (tương đương 78,01%) so với năm 2010. Nguyên nhân là do ngân hàng muốn hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng, nền kinh tế trong năm 2011 đầy biến động cùng với chính sách kiềm chế lạm phát của Chính phủ. Đến năm 2012, dư nợ trung và dài hạn tăng 11.433 triệu đồng (tăng 55,41%) so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm 2012 ngân hàng cho một số doanh nghiệp vay để vượt qua khó khăn, tiếp tục sản xuất kinh doanh trong tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, mặc dù vậy dư nợ trung và dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng thấp so với năm 2010 cho thấy ngân hàng vẫn tập trung vào cho vay ngắn hạn là chủ yếu.

Các khoản cho vay trung và dài hạn có đặc điểm là ngân hàng không thể thu hồi nợ hết trong năm mà chỉ thu một phần. Dư nợ trung và dài hạn cao sẽ đem đến nguồn thu nhập cao cho chi nhánh vì lãi suất cho vay của những khoản cho vay này là tương đối cao, tuy nhiên với mức lãi suất cao như vậy thì ngân hàng sẽ phải đối mặt với mức rủi ro cao hơn. Do đó, dư nợ này thấp sẽ hạn chế được rủi ro. Bên cạnh đó, thời gian cho vay dài sẽ chịu tác động của nhiều yếu tố vi mô như tình hình kinh tế chính trị xã hội, lạm phát, thiên tai,…làm ảnh hưởng đến số tiền cho vay của ngân hàng. Chính vì vậy, ngân hàng IVB.CT luôn tập trung vào khoản mục cho vay ngắn hạn, tỷ trọng cho vay trung và dài hạn luôn thấp hơn nhiều tỷ trọng cho vay ngắn hạn.

4.1.2.4 Tài sản cố định và tài sản khác

Tài sản cố định và tài sản khác: là loại tài sản chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng tài sản của ngân hàng bao gồm máy móc, thiết bị, trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu hoạt động thường xuyên của ngân hàng. Đây là phần tài sản không sinh lời (không mang lại thu nhập cho ngân hàng). Năm 2010, tài sản cố định và tài sản khác của ngân hàng khá thấp chỉ có 566 triệu đồng (chiếm khoảng 0,12% trong tổng tài sản) nhưng đến năm 2011 thì khoản mục này tăng lên rất lớn lên đến 17.146 triệu đồng tăng 16.580 triệu đồng (tăng 2929,33%) so với năm 2010. Nguyên nhân làm cho khoản mục này tăng lên đột biến như vậy là do trong năm này ngân hàng tiến hành sửa chữa toàn diện văn phòng làm việc của ngân hàng, đồng thời trang bị thêm nhiều máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại hơn để đáp ứng nhu cầu hoạt động của ngân hàng. Đến năm 2012, khoản mục này giảm mạnh, giảm 13.130 triệu đồng (tương ứng giảm 76,58%) so với năm 2011 là do ngân hàng đã tận dụng những trang thiết bị, công nghệ đã được trang bị trong năm 2011. Bên cạnh đó, gần cuối năm 2012 IVB.CT chuyển văn phòng làm việc sang nơi mới nên những tài sản không cần thiết đã được ngân hàng thanh lý để thu thêm tiền mặt phục vụ cho hoạt động của ngân hàng.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng tnhh indovina chi nhánh cần thơ thực trạng và giải pháp (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)