Tập trung huy động mọi nguồn vốn từ trung ương, tỉnh, địa phương thực hiện cơ chế huy động vốn cho từng nội dung theo quy định của Chính phủ và các cơ chế chính sách của tỉnh đồng thời lồng ghép vốn của các Chương trình MTQG; các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn.
Huy động nguồn lực của địa phương (huyện, xã) theo phân cấp ngân sách. Vốn thu được từ đấu giá quyền sử đất hoặc cho thuê đất có thu tiền sử dụng đất trên địa bàn xã để lại cho ngân sách xã ít nhất 80% để thực hiện các nội dung xây dựng NTM.
Thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; doanh nghiệp được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước hoặc của tỉnh, được ngân sách nhà nước hỗ trợ sau đầu tư và được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật.
Huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác và vận động người dân đang làm việc sinh sống xa quê góp vốn xây dựng NTM ở địa phương. Tuyên truyền để mọi người đều biết, từ đó thống nhất đóng góp thực hiện theo từng dự án cụ thể; các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư; khuyến khích, hỗ trợ nhân dân vay các nguồn vốn tín dụng để đầu tư cho phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cải tạo, chỉnh trang nhà ở... Huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác và vận động người dân đang làm việc sinh sống xa quê góp vốn xây dựng NTM ở địa phương.
3.3.6. Kiện toàn bộ máy chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các cấp
Chú thích:
Sơ đồ 3.1. Hệ thống tổ chức, bộ máy quản lý chỉ đạo, xây dựng NTM huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên
Nguồn: Số liệu từ tổ giúp việc BCĐ huyện Mỹ Hào
Đến hết tháng 9/2010 bộ máy chỉ đạo, quản lý xây dựng NTM huyện đến thôn được kiện toàn cơ bản theo Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT- BNNPTNT-BKHĐT-BTC, ngày 13/4/2011 về hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Từ sơ đồ 3.1. ta thấy:
- Ban chỉ đạo huyện là cơ quan chỉ đạo, tổ công tác giúp việc là cơ quan tham mưu, giúp việc cho BCĐ là cầu nối, phối hợp trao đổi thông tin giữa ban chỉ đạo huyện với xã.
- Cấp huyện: BCĐ huyện gồm 21 thành viên: 01 Trưởng ban là Chủ
Tham mưu
Tham mưu
Chỉ đạo Trao đổi thông tin
TỔ GIÚP VIỆC BCĐ HUYỆN BQL XÂY DỰNG NTM CẤP XÃ BCĐ HUYỆN BCĐ XÃ
TỔ GIÚP VIỆCBQL XÃ BAN PHÁT TRIỂN THÔN
NGƯỜI DÂN, CỘNG ĐỒNG
tịch UBND huyện, 03 Phó trưởng ban gồm 02 Phó Chủ tịch UBND huyện và 01 Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, 17 thành viên là trưởng các ban, ngành đoàn thể. Tổ giúp việc BCĐ huyện gồm 13 thành viên: 01 Tổ trưởng - Phó Trưởng phòng Nông nghiệp & PTNT; 02 Tổ phó - Phó Chánh văn phòng UBND huyện, Chuyên viên phòng Nông nghiệp và PTNT; 10 Tổ
viên - Chuyên viên các phòng ban của huyện
- Ở cấp xã: BCĐ xã chỉ đạo BQL tổ chức triển khai thực hiện xây dựng NTM; tham mưu, giúp việc cho BQL có tổ công tác giúp việc ban quản lý.
- Cấp thôn có Ban phát triển thôn, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của BQL xã trao đổi cung cấp thông tin với tổ công tác giúp việc.
3.3.7. Công tác tuyên truyền, tập huấn xây dựng nông thôn mới
- Công tác tuyên truyền: Hưởng ứng lễ phát động của Thủ tướng Chính
phủ “cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” và phong trào toàn dân tham gia xây dựng NTM do tỉnh phát động, ngày 03/2/2012 UBND huyện Mỹ Hào đã tổ chức Lễ phát động thực hiện phong trào thi đua “xây dựng NTM huyện Mỹ Hào giai đoạn 2011-2020” và UBND các xã đã ký giao ước thi đua. UBND huyện đã chỉ đạo các xã tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, bảng tin, pano và qua hình thức họp dân nhằm phổ biến các nội dung, chính sách về công tác xây dựng NTM.
MTTQ đã chủ động phối hợp với các tổ chức thành viên tuyên truyền, vận động để thu hút hội viên, đoàn viên vào tổ chức với nhiều hình thức đa dạng, phong phú về mục đích, ý nghĩa và hình thức xây dựng NTM. Đã cụ thể hóa 5 nội dung của cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” thành 40 tiêu chí chấm điểm khu dân cư, sát với thực tiễn và gắn với 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Hưởng ứng phong trào thi đua “Chung tay xây dựng nông thôn mới”, Ủy ban MTTQ huyện đã phát động phong trào thi đua xây dựng “Khu dân cư
3 không” giai đoạn 2012 - 2015, gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; tiến hành ký giao ước thi đua với 13/13 xã, thị trấn, tập trung vào 3 nội dung chính (Không có tệ nạn xã hội; Không ô nhiễm môi trường; Không lãng phí, hủ tục lạc hậu trong việc cưới, việc tang) đồng thời lựa chọn 02 khu dân cư làm điểm xây dựng “Khu dân cư 3 không”; đó là Khu dân cư Thôn An
Tháp xã Nhân Hòa và khu dân cư Thôn Dâu xã Cẩm Xá.
- Công tác tập huấn cho cán bộ triển khai chương trình đã được các cấp,
ngành coi trọng. Trong hai năm 2011 và 2012, BCĐ huyện phối hợp Chi cục PTNT tỉnh tập huấn 04 lớp, mỗi lớp 01 ngày cho lãnh đạo, cán bộ xã, bí thư và trưởng các thôn với tổng số 404 đại biểu. Các học viên tham gia đã được trang bị những kiến thức cơ bản nhất về công tác xây dựng NTM. Bên cạnh đó, các đơn vị tư vấn còn phối hợp với các xã tổ chức các buổi tập huấn hướng dẫn về công tác quy hoạch NTM. Ngoài ra, BCĐ và Tổ chuyên môn giúp việc còn tham gia lớp tập huấn do BCĐ tỉnh tổ chức tháng 7/2011 tại Nhà văn hóa TT tỉnh. Đầu tháng 3/2012 UBND huyện, BCĐ huyện tổ chức Đoàn cán bộ huyện và hai xã điểm tham quan mô hình NTM của xã Thanh Tân, Kiến Xương, tỉnh Thái Bình với tổng số 85 đại biểu.
Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện đã tổ chức 10 lớp tập huấn kiến thức về vệ sinh môi trường cho 900 hội viên ở các xã. Đoàn Thanh niên huyện chỉ đạo BCH đoàn các xã, các chi đoàn trực thuộc và tuyên truyền thực hiện phong trào “Đoàn viên thanh niên chung sức xây dựng NTM”, tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường, xây dựng đời sống văn hóa mới ở khi dân cư; thành lập mô hình thanh niên tự quản, trồng cây xanh. Phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT tổ chức tập huấn cho cán bộ, đoàn viên các xã về công tác phát triển sản xuất nông nghiệp.
Năm 2012, Hội Cựu chiến binh huyện tổ chức 02 lớp tập huấn về nội dung xây dựng NTM cho cán bộ hội các cấp với số lượng 130 người tham gia. Tháng
5/2013, Hội phối hợp với các ngành của huyện tổ chức tập huấn, hội thi cho cán bộ cựu chiến binh các xã gắn với xây dựng NTM (thời gian 5 ngày).
Hội Nông dân huyện phối hợp với xã điểm in và treo biển khổ lớn 19 tiêu chí tại trụ sở xã để tuyên truyền và để nhân dân biết thực hiện. Trạm Khuyến nông huyện tổ chức khoảng 10 tập huấn/năm cho nông dân về phương pháp phòng trừ sâu, dịch bệnh; chăn nuôi hợp vệ sinh, sử dụng hiệu quả hầm khí sinh học Biogas... Đặc biệt 2 xã Nhân Hòa và Phùng Chí Kiên đã trích ngân sách địa phương tổ chức cho BCĐ, BQL xã đi nghiên cứu thực tế. Cuộc vận động hiến đất xây dựng NTM được nhân dân nhiệt liệt ủng hộ. Toàn huyện đã vận được được nhân dân hiến hàng nghìn m2 đất làm đường (ở các xã Dương Quang, Xuân Dục, Nhân Hòa, Hưng Long và Hòa Phong).
Nhìn chung, công tác tuyên truyền, tập huấn trong thời gian qua đã tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp, các ngành trong toàn hệ thống chính trị, đã thực sự nắm rõ được nội dung, ý nghĩa và tầm quan trọng của phong trào, qua đó đã có những phương pháp, cách làm hiệu quả, thu hút được sự quan tâm, đồng tình hưởng ứng, tự giác tham gia của đồng đảo tầng lớp nhân dân trong cả nước.
3.3.8. Công tác phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập
Trong những năm qua, huyện luôn chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp, đưa nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị, hiệu quả cao vào sản xuất như các giống lúa BT7, Thục Hưng 6, Syn 6, Bio404, HYT100, lúa nếp Hưng Yên, RVT...; nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại, phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư. Mở mang ngành nghề: chế biến LTTP, mộc dân dụng…và dịch vụ, thương mại để phục vụ phát triển sản xuất, đời sống, giải quyết thêm nhiều việc làm cho lao động nông thôn.
Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện đã phối hợp với Ban quản lý dự án vật nuôi chất lượng cao (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh) thực hiện Đề án chăn