Xây dựng NTM là chủ trương lớn của Đảng, nhà nước trong thời kỳ mới. Trong thời gian qua nhiều chủ trương, chính sách của Trung ương, tỉnh được ban hành tạo cơ sở, hành lang pháp lý, môi trường thuận lợi, khuyến khích các địa phương triển khai thực hiện xây dựng NTM. Đã đem lại những kết quả tích cực giúp cấp xã triển khai thực hiện có hiệu quả.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập trong việc lập, triển khai thực hiện chính sách như: ban hành chính sách chưa đồng bộ, thống nhất, chưa có tính ổn định lâu dài; nhiều khi mang tính giải pháp tình thế nên chưa có sự chủ động; một số chính sách được ban hành nhưng có điểm không còn phù hợp thiếu văn bản hướng dẫn cụ thể; nguồn vốn để thực thi các chính sách còn ít,... làm ảnh hưởng việc triển khai thực hiện xây dựng NTM. Vì vậy, trong thời gian tới Nhà nước cần có sự thay đổi về cơ chế, chính sách, tổ chức
và phương thức hoạt động:
- Đơn cử một số ví dụ cụ thể:
Nghị định 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 về quản lý và sử dụng đất lúa (có hiệu lực từ 1/7/2012) quy định việc hỗ trợ ngân sách cho các địa phương sản xuất lúa với mức 500.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước; hỗ trợ cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân 500.000 đồng /ha/năm nếu sản xuất lúa trên đất chuyên trồng lúa nước; 100.000 đồng /ha/năm nếu sản
xuất lúa trên đất lúa khác…đã tạo thuận lợi cho người trồng lúa tuy nhiên một số điểm trong nghị định lại khó khăn, cản trở cho các địa phương khi triển khai thực hiện xây dựng NTM, đến nay vẫn chưa có Thông tư hướng dẫn để thực hiện. Vì Nghị định này đã nêu rõ yêu cầu khi chuyển mục đích sử
đất lúa khác sang sử dụng vào mục đích khác, Chủ tịch UBND tỉnh phải báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và PTNT xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ cho phép;
Tuy vậy Nghị định số 42/NĐ-CP quy định quản lý đất lúa 01 m2 đất cũng phải báo cáo và xin ý kiến Thủ tướng Chính Phủ
(Một số công trình như giao thông nội đồng, trường học, chợ,... cần phải mở rộng diện tích mới đạt chuẩn. Chúng tôi tuyên truyền vận động người dân góp đất làm đường đã khó, khi họ hiến đất rồi thì lại vướng nghị định 42 quy định quản lý đất lúa: “ 01 m2 đất cũng phải báo cáo và xin ý kiến”. Điều
đó gây khó khăn cho cơ sở, làm ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng NTM. Ông Nguyễn Văn Thạo - cán bộ xã Cẩm Xá, huyện Mỹ Hào)
Nghị định số 61/2010/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Các chính sách khuyến khích được thiết kế theo hướng hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết những khó khăn vướng mắc khi đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn như: chất lượng nguồn nhân lực, trình độ
khoa học công nghệ, khả năng tham gia và tiếp cận thị trường.
Tuy nhiên, qua triển khai Nghị định tại các địa phương có thể thấy Nghị định chưa thực sự đi vào cuộc sống, chưa thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư
vào nông nghiệp nông thôn. Việc thực hiện các khoản ưu đãi, hỗ trợ cho doanh nghiệp đang ở mức rất hạn chế, chỉ chủ yếu là thực hiện các ưu đãi (miễn giảm thuế, tiền thuê đất, thuê mặt nước), các khoản hỗ trợ trực tiếp từ Ngân sách hầu như chưa được thực hiện, nếu có cũng chỉ là nguồn vốn lồng ghép, huy động từ các nguồn khác. Vì vậy, các doanh nghiệp chưa hào hứng với chính sách đã ban hành do mức hỗ trợ từ ngân sách và các chính sách về thuế, thuê đất, hỗ trợ đào tạo, công nghệ, tư vấn,… chưa đủ hấp dẫn để thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn ảnh hưởng đến quá trình xây dựng NTM.
Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn được xem là động lực mạnh mẽ để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn, mở ra cơ hội lớn để nông dân đầu tư phát triển kinh tế; đối tượng cho vay được mở rộng, mức vay được nâng lên. Trong cơ cấu nguồn vốn, vốn tín dụng chiếm khoảng 30%. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua nông dân vẫn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận với nguồn vốn này. Điều đó ảnh hưởng lớn đến việc đầu tư, vì vậy cần có sự điều chỉnh trong thời gian tới để vốn tín dụng đến với người dân, giúp họ đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.