Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của các nước trên thế giới

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới tại huyện mỹ hào tỉnh hưng yên (Trang 31)

1.3.1.1. Trung Quốc

Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn, có dân số trên 1,3 tỷ người, trong đó nông dân sống ở nông thôn gần 900 triệu người. Dân số của Trung Quốc chiếm 21% dân số thế giới, trong khi đó, diện tích đất canh tác chỉ chiếm có 9% của thế giới. Lại xuất phát điểm là một nước nghèo nhưng nhờ có công cuộc cải cách mở cửa, Trung Quốc đã vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Với một diện tích đất canh tác khiêm tốn như vậy, để nuôi sống 21% dân số của thế giới là một bài toán khó đặt ra cho chính phủ. Để giải bài toán trên chính phủ Trung Quốc đã có chính sách Tam nông. Thành công của chính sách Tam nông của Trung Quốc dựa trên:

- Cải tổ việc quản lý trong nông nghiệp

Công cuộc cải cách nông thôn của Trung Quốc qua nhiều dấu mốc, trong đó những mốc quan trọng là xóa bỏ công xã nhân dân; xác lập thể chế kinh doanh 2 tầng kết hợp, lấy kinh doanh bao thầu gia đình làm cơ sở; mở cửa toàn diện thị trường nông sản; xóa bỏ thuế nông sản; xóa bỏ thuế nông nghiệp và thực hiện trợ cấp trực tiếp cho nông dân. Xóa bỏ công xã nhân dân

được hình thành từ năm 1958, vốn là cấp bậc cao nhất trong ba cấp bậc hành chính ở nông thôn Trung Quốc. Nó là đơn vị tập thể hóa lớn nhất, được chia thành những đội và đoàn sản xuất. Các công xã nhân dân vừa có chức năng kinh tế, chức năng chính trị và chức năng chính quyền. Bước vào thời kỳ cải cách mở cửa, hình thức Công xã nhân dân đã bộc lộ nhiều khuyết tật, trở thành lực cản của sự phát triển. Vì vậy, đến năm 1985 Trung Quốc đã quyết định xóa bỏ công xã nhân dân và thay thế chúng bằng bằng các Hương Làng. Xóa bỏ Công xã nhân dân đã đặt các thành phần kinh tế cùng bình đẳng trong cơ chế thị trường.

Việc đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp đã thực sự cởi trói cho nông dân, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển mạnh trong những năm vừa qua.

- Nguồn lực của Nhà nước tập trung cho kết cấu hạ tầng

Để thúc đẩy phát triển kinh tế và cải thiện đời sống dân sinh ở nông thôn, Chính phủ Trung Quốc đã huy động nhiều nguồn lực cho xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn. Ngân sách nhà nước chủ yếu được sử dụng cho làm đường giao thông, xây dựng công trình thủy lợi, trường học, cơ sở y tế... chỉ một phần nhỏ dùng để xây nhà cho người dân. Nhờ đó, đến năm 2010, nông thôn Trung Quốc có kết cấu hạ tầng tương đối hoàn chỉnh. Cụ thể là: 95% số thôn có đường bộ đến trung tâm thôn; 98,7% số thôn có điện; 97,6 % số thôn có điện thoại; Cải tạo và xây dựng mới 188.000 trạm y tế hương, trấn

- Phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn

Song song với việc thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển mạnh mẽ để đảm bảo an ninh lương thực. Chính phủ Trung Quốc tìm cách để phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn để giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn, nhanh chóng đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; phát triển các ngành sản xuất cần nhiều lao động; mở rộng các ngành nghề dịch vụ ở nông thôn. Việc thực thi chính sách “cho nhiều, thu ít, tạo nhiều việc làm” đã mở rộng con

đường giúp nông dân tăng thu nhập.

- Chính sách hỗ trợ nông dân, đảm bảo an sinh xã hội

Đến năm 2009, thu nhập bình quân của cư dân nông thôn Trung Quốc đã đạt 5000 nhân dân tệ. Theo GS.TS. Lý Ninh Huy là nhờ Trung Quốc đã áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ nông dân, đảm bảo an sinh xã hội

+ Xóa bỏ thuế nông nghiệp (gồm cả thuế chăn nuôi, thuế đặc sản). Việc giảm thuế đã thúc đẩy nông nghiệp phát triển nhanh hơn, riêng sản lượng lương thực tăng liên tục sau 4 năm, đến năm 2007, lần đầu tiên Trung Quốc đạt trên 500 triệu tấn (sản lượng cây có hạt).

+ Thực hiện giáo dục nghĩa vụ (9 năm) miễn phí sách vở, các khoản tạp phí và trợ cấp tiền sinh hoạt phí cho học sinh nội trú thuộc gia đình khó khăn. Hàng năm có khoảng 150 triệu gia đình có con học tiểu học và trung học được hưởng chính sách này, làm giảm một gánh nặng đáng kể cho nông dân.

+ Hỗ trợ học nghề cho các tầng lớp thu nhập thấp. Trung bình mỗi năm Chính phủ giúp cho khoảng 8 triệu người, chủ yếu là con em nông thôn có việc làm.

+ Hỗ trợ về giá mua giống, mua thiết bị, máy móc và vốn cho nông dân; hỗ trợ thu mua lương thực cho nông dân không thấp hơn giá thị trường.

Bên cạnh việc áp dụng các chính sách trên, Chính phủ đã xử lý nghiêm nạn loạn thu phí và công bố công khai, minh bạch về giá và phí nông nghiệp, chính sách trợ cấp, đền bù và việc chuyển đổi thành tiền mặt đối với trợ cấp lương thực... bởi vậy, đời sống vật chất lẫn tinh thần không ngừng nâng cao.

Ông Triệu Vân Kỳ, chuyên gia nghiên cứu Viện nghiên cứu khoa học tài chính (Bộ Tài chính Trung Quốc) cho biết: Chính sách hỗ trợ tài chính cho Tam nông tập trung 3 mục tiêu là nông nghiệp gia tăng sản xuất, nông thôn phát triển, nông dân tăng thu nhập. Định hướng phát triển tài chính hỗ trợ tam nông là nông nghiệp hiện đại, nông thôn đô thị hóa, nông dân chuyên nghiệp hóa.

- Phát triển nền nông nghiệp hiệu quả cao

Trước năm 2000, ngành nông nghiệp Trung Quốc chủ yếu làm sao cho đảm bảo ổn định đời sống nhân dân nhưng sau ngày gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), ngành nông nghiệp của Trung Quốc đã nhìn thấy bất lợi của nông dân. Từ đó, Trung Quốc đã tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng cố gắng khai thác lợi thế, nâng cao năng suất, chất lượng, đồng thời căn cứ vào nhu cầu của thị trường, đưa ra các biện pháp thích hợp cho từng khu vực để điều chỉnh và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Trung Quốc đã thực hiện kế hoạch sản xuất lương thực trên quy mô lớn để đảm bảo an ninh lương thực, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu rau quả là những sản phẩm có tỷ trọng lao động cao, tập trung làm vườn, nuôi trồng thủy sản, sản xuất đậu nành, chăn nuôi bò sữa.

Căn cứ điều kiện tự nhiên, Trung Quốc quy hoạch nhiệm vụ chính cho từng vùng: Sản xuất lúa gạo chất lượng cao ở sông Hoàng Hà, sản xuất đậu

nành và ngô ở khu vực Đông Bắc và phía Đông khu vực Nội Mông, sản xuất bông ở Thiên Tân; sản xuất thịt cừu, thịt bò ở đồng bằng trung tâm; chăn nuôi bò sữa ở miền Bắc; trồng cam, hạt cải dầu ở sông Dương Tử,...

Để giúp nông dân sản xuất ổn định, Trung Quốc khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh nông sản. Tính đến cuối năm 2007, Trung Quốc có khoảng 154.842 doanh nghiệp kinh doanh nông sản, kéo theo sự phát triển của hơn 90,9 triệu hộ sản xuất.

Cùng với việc đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, việc tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh nông sản đã đảm bảo cho Trung Quốc có một nền nông nghiệp hiệu quả cao, góp phần vào sự tăng trưởng thần kỳ trong những năm vừa qua.

- Xây dựng chính trị vững mạnh ở nông thôn

tâm việc xây dựng phòng ngừa tham nhũng. Ngày 12/10/2008, Hội nghị toàn thể lần thứ 3 của BCH Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã xác định: Phải tăng cường xây dựng tác phong đảng liêm chính ở nông thôn, xây dựng hệ thống trừng trị và phòng ngừa tham nhũng hủ bại ở nông thôn, nâng cao tác phong thực tế thiết thực, nghiêm túc, công tâm, gian khổ phấn đấu, lấy việc bảo vệ quyền lợi nông dân làm trong điểm, tăng cường giám sát kiểm tra tình hình thực hiện chính sách nông thôn, thiết thực uốn nắn những điều nổi bật làm tổn hại lợi ích nông dân, nghiêm túc tra xét các vụ việc phạm pháp liên quan đến nông dân.

Xây dựng hệ thống chính trị mạnh, ngăn ngừa tham nhũng không những có ý nghĩa về chính trị mà còn thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn Trung Quốc phát triển trên cơ sở lấy được lòng tin của nông dân, từ đó lãnh đạo nông dân trong công cuộc xây dựng NTM.

1.3.1.2. Hàn Quốc

Hàn Quốc, một quốc gia Đông Á, có diện tích tự nhiên 100.140 km2 trong đó khoảng 70% là vùng núi; dân số 50,062 triệu (2009) với mật độ 488 người/km2. Từ một nước nghèo sau chiến tranh Nam - Bắc Triều Tiên những năm 50 của thế kỷ trước, Hàn Quốc nay trở thành một con rồng Châu Á trong nhóm các nước phát triển G20. Thu nhập bình quân đầu người năm 2009 là 17.700 USD, năm 2010 khoảng 20.000 USD. Thế giới biết đến Hàn Quốc không chỉ về thành công trong trong phát triển kinh tế nói chung, mà còn biết đến một đất nước có kỳ tích về phát triển nông thôn. Chỉ trong 26 năm Hàn Quốc đã thành công trong xây dựng NTM.

Có thể nói, thành công của Hàn Quốc trong phát triển nông thôn gắn liền với thành công của phong trào Seamaul. Trong tiếng Hàn, Saemaul là sự kết hợp của "Sae" có nghĩa là "mới" và "maul" có nghĩa là ngôi làng. Saemaul

là cải cách cộng đồng thành một nơi tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người, không chỉ về vật chất mà cả về tinh thần cho thế hệ mai sau.

Trong những năm 60 của thế kỷ trước, nông thôn Hàn Quốc còn hết sức lạc hậu, đời sống nhân dân còn gặp vô vàn khó khăn. Cả nước có đến 74% dân thuộc vào nhóm nghèo đói và chỉ 20% có thể tiếp cận với điện, nhưng thiên tai lũ lụt triền miên, người dân Hàn Quốc phải gánh chịu và phải tự khắc phục hậu quả. Lũ lụt năm 1969, là một trận lũ lịch sử có sức phá hoại rất lớn, người dân ở Hàn Quốc phải tu sửa lại nhà cửa và đường xá mà không

có sự hỗ trợ từ Chính phủ. Tổng thống Park Chung Hee suy nghĩ là làm sao để phát triển kinh tế vùng nông thôn và ông nhận ra rằng, sự trợ giúp của Chính phủ cũng vô nghĩa nếu người dân không tự giúp chính mình, hơn nữa khuyến khích nội lực trong cộng đồng nông thôn và mở rộng hợp tác là chìa khóa phát triển nông thôn, xuất phát từ ý tưởng này chính là nền tảng của

phong trào Saemaul. Trong quá trình tiến hành phong trào Saemaul Chính phủ đã vạch ra đường lối chỉ đạo thực tiễn là đi từng bước, đừng quá nhiều, quá nhanh; đối với chính quyền là không được cưỡng ép người dân và tất cả các dự án phải có tác dụng nâng cao lợi ích chung cùng lợi ích của nông dân. Còn đối với nông dân, họ phải tự làm việc để thay đổi vận mệnh của mình. Trong việc khuyến khích nông dân, chính quyền sẽ giúp đỡ và ưu tiên trợ giúp những người chứng tỏ có tinh thần cao về tự lực và hợp tác.Với đường lối chỉ đạo như vậy, chính phủ đã liên tục điều chỉnh chính sách hỗ trợ phát

triển để phù hợp với tình hình thực tiễn. Năm 1971, các dự án phát triển nông thôn thực hiện hỗ trợ cho 33 nghìn làng với mỗi làng là 300 bao xi măng. Đất đai và công lao động do người dân trong chính các làng đó bỏ ra. Đến năm

1972, chiến lược đầu tư được điều chỉnh, Chính phủ đã lựa chọn một nửa số làng đã thực hiện tốt hơn để tiếp tục hỗ trợ trong số 33 nghìn làng của năm 1971. Nhưng Nhà nước đã tăng cường đầu tư cho các làng này thêm một tấn

thép và tăng lên 500 bao xi măng. Để khuyến khích hoạt động của từng làng, chính quyền thực hiện việc đánh giá và xếp loại các làng theo ba nhóm: Nhóm làng tích cực nhất, nhóm trung bình và nhóm cơ bản. Bằng việc trao thưởng cho mỗi làng 2.000 USD nếu được thăng nhóm xếp hạng nhờ đẩy nhanh quá trình xây dựng NTM, chương trình đã tạo sự chuyển biến rõ rệt nhờ việc phân loại các nhóm làng trong những năm sau đó. Mặt khác, nhằm thực hiện có hiệu quả quá trình hỗ trợ cho các làng, dự án nông thôn mới đặc biệt quan tâm đến nhân tố con người. Trình độ văn hoá của người dân nông thôn rất thấp, cho nên việc phổ biến chính sách gặp phải không ít khó khăn.

Để khắc phục hạn chế này, các dự án chú trọng vào việc phát triển đội ngũ cán bộ cấp làng, cán bộ chính quyền địa phương và Chính phủ cũng rất coi trọng việc xử lý những cán bộ tham nhũng. Tổng thống Park Chung Hee đã

từng nói trước 20.000 sinh viên Đại học Seoul: “…Tôi sẽ đem bắn bất cứ kẻ nào ăn cắp của công dù chỉ một đồng… ” và trong quá trình lãnh đạo đất nước ông đã xử lý kiên quyết với tệ tham nhũng. Song song với việc xây dựng cơ sở hạ tầng như: đường xá cầu cống, điện, thủy lợi, nước sạch sinh hoạt…vv. bộ mặt nông thôn Hàn Quốc cũng thay đổi nhờ bê tông hóa nhà ở của người

dân. Chính phủ còn chú trọng vào các dự án tăng thu nhập cho nông dân bằng việc hỗ trợ và khuyến khích sản xuất, chế biến, kinh doanh nhiều mặt hàng nông sản, tăng cường các cơ sở đào tạo nghề nông. Cuộc cách mạng

xanh thập niên 70 và cách mạng trắng thập niên 80 của thế kỷ trước trong lĩnh vực nông nghiệp đã mang lại những kỹ thuật canh tác mới, các loại giống mới được đưa vào sản xuất tăng năng suất và chất lượng nông sản. Ngoài ra, Chính phủ còn áp dụng chính sách miễn thuế các mặt hàng như: xăng dầu, máy móc nông nghiệp, giá điện rẻ cho chế biến nông sản. Ngân hàng Nông nghiệp cho doanh nghiệp vay vốn đầu tư về nông thôn với lãi suất giảm 2%

so với đầu tư vào ngành nghề khác. Nhờ đó, sức cạnh tranh của nông sản Hàn Quốc được nâng lên, thu nhập của người dân tăng lên đáng kể.

Kết quả năm 1974 thu nhập người dân ở nông thôn đã cao hơn ở thành thị. Năm 1977 hầu hết các xã đã có thể độc lập về kinh tế. Thu nhập của nông dân Hàn Quốc từ đó vẫn tăng lên đều đặn. Mức độ chênh lệch về thu nhập của nông dân và thị dân luôn được duy trì với khoảng cách nhỏ, năm 2010 thu nhập của nông dân bằng khoảng 85% thu nhập thị dân. Sau gần 30 năm từ đầu thập kỷ 70 đến cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước, phong trào Seamaul qua việc hoạch định chu đáo, đầu tư sáng suốt và nhất là khéo léo giác ngộ nông dân về sự thăng tiến đời sống, đã dấy lên lòng nhiệt thành, tinh thần sáng tạo và nỗ lực chung của nông dân trong việc thực hiện các dự án phát triển nông thôn theo sự lựa chọn của chính họ. Với chất xúc tác của tinh thần hiện tại, Seamaul, cơ sở hạ tầng nông thôn thay thay đổi, thu nhập người nông dân không ngừng tăng lên gần bằng thu nhập thị dân, họ đã tự thay đổi được đời sống của mình và làm biến đổi toàn diện nông thôn Hàn Quốc.

1.3.1.3. Đài Loan

Là một trong những nước giải quyết tốt các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Từ cuối những năm 50 của thế kỷ trước,Đài Loan đã cơ bản đảm bảo tự cung cấp lương thực và có dư. Sau khi giải quyết được vấn đề lương thực, từ những năm 1963 Đài Loan đã bắt đầu dồn sức cho phát triển công nghiệp nên chính quyền đã coi nhẹ nông nghiệp. Bởi vậy, từ những năm 1969, sản xuất nông nghiệp trở nên tiêu điều kéo theo cảnh tiêu điều trong sản xuất công nghiệp. Trong hoàn cảnh đó, chính quyền Đài Loan buộc phải điều chỉnh chính sách, chuyển từ phương châm "Nông nghiệp bồi dưỡng công

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới tại huyện mỹ hào tỉnh hưng yên (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)