thôn mới trên địa bàn huyện
*Giải pháp về kinh tế: Huy động các nguồn vốn đểđẩy nhanh quá trình thực hiện dự án
+ Tạo mọi điều kiện thuận lợi, tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi về thuế, về giá và thời gian thuê đất…. Thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài thành huyện đầu tư tại địa phương.
+ Thực hiện tốt công tác đổi đất lấy hạ tầng, nhà tập trung đầu tư hạ tầng hoàn chỉnh cho một số khu dân cư, sau đó sử dụng hình thức đấu giá nhằm thu lợi những khoản chênh lệch vềđất để tiếp tục đầu tư cho các công trình khác.
+ Thực hiện giao đất có thu tiền sử dụng đất bằng phương thức đấu giá quyền sử dụng đất đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng đất làm mục đích kinh doanh thông qua tổ chức phát triển quỹđất.
+ Huy động vốn trong nhân dân thông qua các công trình xã hội hóa (Nhà nước và Nhân dân cùng làm).
+ Rà soát lại các chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng đã được ban hành, nhất là định mức đền bù, cơ chế và thủ tục đền bù để vừa phù hợp hơn với tình hình
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 90 thực tế tại địa phương, vừa tạo điều kiện hấp dẫn và hợp lý hơn, thu hút các chủđầu tư vốn vào sử dụng đất tại địa phương.
+ Thực hiện tốt cơ chế xã hội hóa đầu tư: đầu tư chợ, nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn, cụm khu công nghiệp để tranh thủ nguồn lực đầu tư cho đề án.
+ Tuyên truyền vận động tạo sự đồng thuận thống nhất cao để các doanh nghiệp đã, đang và sẽđầu tư sản xuất trên địa bàn tự nguyện hưởng ứng tham gia hỗ trợ các địa phương đầu tư xây dựng Nông thôn mới.
+ Lồng ghép các chương trình mục tiêu, các đề án dự án phát triển kinh tế xã hội của các cấp để thông qua đầu tư cho chương trình xây dựng Nông thôn mới như chương trình nước sạch vệ sinh môi trường, điện nông thôn, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xóa nhà dột nát.
* Giải pháp về tổ chức, chính sách
- Về tổ chức:
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện tham mưu giúp UBND huyện lập kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm; công bố kết quả quy hoạch xây dựng nông thôn mới theo đúng quy định; xây dựng các biện pháp cụ thểđể quản lý và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai; tổ chức cắm mốc xác định ranh giới các công trình xây dựng, giao thông quan trọng và thông báo cho nhân dân địa phương biết để thuận lợi cho công tác quản lý.
Đưa chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất vào chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các cấp và các ngành.
Xây dựng và thực hiện đồng bộ chính sách đất đai phù hợp diễn biến kinh tế – xã hội của từng năm và từng thời kỳ, cụ thể:
Chính sách về giao đất: quy chủ cụ thể cho từng thửa đất, trên cơ sởđó cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhằm đảm bảo mọi thửa đất sử dụng đều có chủ cụ thể, thuận lợi cho công tác quản lý.
Có chính sách thỏa đáng khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân khai thác có hiệu quảđất đai.
Thực hiện chính sách đầu tư nâng cao độ phì cho đất nông nghiệp, chính sách xây dựng hạ tầng cơ sởđể nâng cao hiệu quả sử dụng và giá trị của đất đai.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 91 Thực hiện đồng bộ cả 13 nội dung quản lý nhà nước đối với đất đai, tăng cường sự chỉ đạo và lãnh đạo của cấp ủy và chính quyền các cấp, tăng cường công tác kiểm tra và thanh tra về quản lý và sử dụng đất đai, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm Luật Đất đai, thực hiện tốt công tác giao đất, cho thuê đất và chuyển quyền sử dụng đất.
Thực hiện tốt, minh bạch việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất bảo đảm đủ quỹđất theo quy hoạch cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất kinh doanh công nghiệp và dịch vụ, xây dựng các công trình văn hoá, giáo dục - đào tạo, y tế, thể dục - thể thao; có chính sách hỗ trợ cho việc đào tạo nghề nghiệp, chuyển đổi cơ cấu lao động đối với người có đất bị thu hồi.
Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào hoạt động quản lý của quản lý đất đai.
Ngoài ra, có chính sách đào tạo nguồn nhân lực để phục vụ các khu công nghiệp, bởi vì trong tương lai khi hình thành các khu công nghiệp, dân cư, du lịch thì phần đất nông nghiệp mất đi rất nhiều, do đó cần có chính sách đào tạo, hướng người lao động nông nghiệp chuyển sang ngành nghề khác để đảm bảo cuộc sống của họ trong tương lai.
Tổ chức học tập, tuyên truyền nội dung đề án đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong huyện;
Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ chỉđạo cấp xã về xây dựng Nông thôn mới.
Phát động phong trào thi đua xây dựng Nông thôn mới trong toàn huyện. Hàng năm tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm và biểu dương kịp thời các địa phương, đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện xây dựng Nông thôn mới.
- Về cơ chế chính sách:
+ Có cơ chếđặc thù ưu tiên tuyển dụng và chế độđãi ngộđể thu hút đội ngũ cán bộ về công tác tại cơ sở, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, y tế, giáo dục và văn hóa;
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 92 + Lựa chọn kinh phí ưu tiên để hoàn thành các tiêu chí phục vụ sản xuất và dân sinh như kênh mương, đường giao thông nội đồng, hạ tầng vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đường giao thông nông thôn, vệ sinh môi trường;
+ Có chính sách ưu đãi, thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xã hội hóa với các chương trình, dự án để xây dựng Nông thôn mới;
+ Khuyến khích nhân dân tập trung trao đổi ruộng đất, dồn điền đổi thửa phục vụ sản xuất với quy mô tập trung, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo quy hoạch nhằm đem lại hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác;
+ Cần có nhiều chính sách thu hút đầu tư phát triển Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp nhằm chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp góp phần hoàn thiện nhóm tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất.
* Đẩy mạnh công tác tuyên truyền xây dựng Nông thôn mới đến toàn dân
Người dân là chủ thể xây dựng Nông thôn mới, vì vậy cần tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền để nhân dân dân hiểu về trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, từđó tự giác thực hiện. Sự nỗ lực của người dân trong xây dựng Nông thôn mới sẽ góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần của gia đình, phát triển dân chủ ở cộng đồng, góp phần giữ vững quốc phòng và an ninh, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Và chỉ khi nào người dân hiểu được trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong xây dựng Nông thôn mới thì việc thực hiện mới thành công.
Vấn đề nông nghiệp - nông dân - nông thôn là vấn đề của toàn xã hội. Do đó cần hướng tới mọi giai cấp, tầng lớp cộng đồng dân cư.
Qua tuyên truyền, cán bộ có thể tìm hiểu thêm được nhiều kinh nghiệm, kiến thức trong xây dựng Nông thôn mới từđó vận dụng một cách sáng tạo, hiệu quả vào công tác chỉđạo, thực hiện đề án trên địa bàn.
Để tuyên truyền có hiệu quả thì cán bộ phụ trách cần làm thường xuyên, liên tục, mọi lúc mọi nơi và bằng nhiều phương pháp khác nhau phù hợp với từng
địa phương.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 93 Sự tham gia của người dân và cộng đồng đóng một vai trò rất lớn trong xây dựng nông thôn mới. Việc thành lập kế hoạch phát triển thôn, xã đều xuất phát từ nhu cầu của người dân, họ trực tiếp tham gia trao đổi và quyết định việc thành lập Tiểu BQL ở thôn. Đây là một tổ chức do dân bầu ra, lãnh đạo thực hiện các hoạt động phát triển ở thôn từ mô hình Nông thôn mới.
Tuy nhiên, hiện nay vai trò này của người dân chưa được phát huy, một số người không muốn tham gia bởi mặc cảm tự ti giữa giàu và nghèo. Nên đa số việc thực hiện lập kế hoạch tỷ lệ hộ giàu và khá tham gia đông hơn. Vì vậy việc khuyến khích sự tham gia của người dân vào việc lập kế hoạch hết sức quan trọng, cần phát huy đẩy mạnh hơn nữa vai trò người dân bằng cách lấy ý kiến đề xuất của các cá nhân về từng hoạt động cụ thể. Từ đó mang ra tổng hợp, bàn bạc và thống nhất lại đểđưa ra các hoạt động phát triển cho phù hợp, bám sát nhu cầu của người dân.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 94
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ