3.1.3.1 Thuận lợi
* Vềđiều kiện tự nhiên
- Yên Dũng có vị trí địa lý tương đối thuận lợi:
Nằm trên trục hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội - Hải Phòng; giáp nhiều trung tâm đô thị lớn, có hệ thống giao thông tương đối đầy đủ và đồng bộ. Đây là một lợi thế rất quan trọng thúc đẩy khả năng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và đa dạng hoá các ngành nghề. Với vị trí thuận lợi như vậy huyện Yên Dũng có nhiều cơ hội trong giao thương và tiếp cận thị trường tiêu thụ cũng như việc tiếp cận với các tiến bộ trong khoa học kỹ thuật.
- Tài nguyên đất đai của Yên Dũng tương đối phong phú, chất lượng trung bình, khá ổn định. Nguồn tài nguyên nước mặt có trữ lượng dồi dào, được cung cấp từ 3 con sông lớn nên có nhiều thuận lợi trong việc chủđộng tưới, tiêu phục vụ tốt cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp.
- Địa hình đa dạng, thích hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là những loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao góp phần nâng cao đời sống của người dân.
- Quỹđất dồi dào, là điều kiện thuận lợi để phát triển các khu đô thị mới, và đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng.
* Về kinh tế, xã hội
- Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội và tình hình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn đã có nhiều chuyển biến tích cực, trình độ lao động
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51 ngày càng được nâng cao đáp ứng một phần yêu cầu phát triển trong thời gian qua.Cùng với hội nhập kinh tế sẽ góp phần tạo cơ hội cho việc nhập những nguyên liệu, vật tư máy móc tốt của các nước tiên tiến.
- Hệ thống giao thông nông thôn huyện Yên Dũng phân bổ tương đối hợp lý, đường huyện nối với quốc lộ, tỉnh lộ tạo ra các trục từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, thuận lợi cho phát triển kinh tế trong huyện và các huyện lân cận.
- Những năm gần đây, Với nền kinh tế mở cửa, nên đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Các công cụ sản xuất, tiện nghi sinh hoạt gia đình được đầu tư đầy đủ hơn trước. Tiền tiết kiệm của nhân dân gửi ngân hàng trung bình tăng 6,25% mỗi năm.
- Việc sử dụng đất nông nghiệp; lâm nghiệp dần đi vào ổn định theo chiều hướng thâm canh sản xuất, bảo vệđất đai và môi trường.
3.1.3.1 Khó khăn
*Vềđiều kiện tự nhiên
- Do ruộng đất manh mún, bình quân đất sản xuất nông nghiệp trên đầu người thấp sẽ gây trở ngại đối với xây dựng vùng sản xuất hàng hoá tập trung.
- Đặc điểm địa hình và diễn biến thất thường của thời tiết khí hậu đã ảnh hưởng tới sản xuất, gây úng lụt vào mùa mưa.
* Về kinh tế, xã hội và môi trường
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt khá tuy nhiên do xuất phát điểm thấp, tiềm lực đầu tư cho phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp thuỷ sản còn hạn chế dẫn đến những mô hình sản xuất đạt hiện quả chưa cao.
- Do quy mô sản xuất hàng hoá còn nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, khả năng tiếp cận thị trường và nguồn vốn còn hạn chế nên hàng hoá dịch vụ huyện sẽ phải đối mặt với nguy cơ cạnh tranh gay gắt ngay trên thị trường nội địa.
- Mật độđường giao thông của huyện (3,60 km/km2) tuy có cao hơn của tỉnh (2,15km/km2) song quỹ đất dành cho giao thông đường bộ huyện còn thấp, chất lượng nhiều công trình còn chưa cao.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52 - Chất lượng lao động chưa đồng đều giữa các vùng trong huyện, khả năng thích nghi với kinh tế thị trường còn nhiều hạn chế.