1.2.2.1. Tình hình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên toàn quốc
a. Trước năm 2010
Việt Nam đi lên từ một nước có nền nông nghiệp lạc hậu, vì vậy, ngay trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề xuất phong
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26 trào thi đua ở vùng giải phóng với ba nội dung chủ yếu: “Thi đua tăng gia sản xuất để diệt giặc đói, thi đua học chữ quốc ngữ để diệt giặc dốt, thi đua giúp đỡ bộđội, xây dựng dân quân du kích để diệt giặc ngoại xâm”.
Ngày 03/04/1946, Ủy ban vận động đời sống mới Trung ương được thành lập nhằm đẩy mạnh hơn nữa công cuộc vận động xây dựng đời sống mới trong toàn quốc. Đây là những tiền đề để tiến hành xây dựng NTM trong suốt quá trình chiến đấu chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, quá trình này vẫn tiếp tục được duy trì và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần ổn định chính trị - xã hội; xóa bỏ tàn dư văn hóa thực dân do Mỹ - ngụy để lại; phát triển kinh tế - văn hóa- xã hội; giữ vững chủ quyền và an ninh quốc gia; tạo ra những tiền đề cho quá trình đổi mới đất nước.
Sau hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế nông thôn đã chuyển từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường, định hướng XHCN. Đây là bước chuyển biến cơ bản làm thay đổi cấu trúc Kinh tế - Văn hóa - Xã hội ở nông thôn.
Xây dựng và phát triển cơ cấu hạ tầng nông thôn - tiền đề đểđẩy mạnh CNH - HĐH đất nước luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Trong những năm qua, mạng lưới điện nông thôn phát triển nhanh, đã đáp ứng được yêu cầu sản xuất và đời sống của người dân. Năm 1994, cả nước có 60,4% số xã, 49,6% số thôn, ấp, bản và 53,2% số hộ có điện. Đến nay, 98,6% số xã và 93,3% số hộ có điện lưới quốc gia.(Phùng Hữu Phú và cộng sự, 2009).
Đường giao thông nông thôn được xây dựng và nâng cấp về cả số lượng và chất lượng. Sự phát triển mạnh mẽ giao thông nông thôn với phương châm “Nhà Nước và nhân dân cùng làm” đã góp phần đầu tư vào khu vực nông thôn, tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, góp phần phát triển Kinh tế - Xã hội ở nông thôn. Đến năm 2006, 96,9% tổng số xã cả nước đã có đường ô tô đến khu trung tâm. Các đường liên thôn, liên xã được bê tông hóa, nhựa hóa ở các mức độ khác nhau, chiếm 64,8% tổng số xã.
Đảng và Nhà nước ta đã xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu nên đã chú trọng công tác giáo dục và đào tạo ở nông thôn. Hệ thống trường học các cấp liên tục
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27
được mở rộng về số lượng và chất lượng và cơ bản xóa trường, lớp tạm. Năm 2006, có 88,3% số xã có trường mẫu giáo; 99,3% số xã có trường tiểu học; 90,8% số xã có trường trung học cơ sở; 10,8% số xã có trường trung học phổ thông.
Hệ thống y tế nông thôn được quan tâm xây dựng rộng khắp và trở thành tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Năm 2006, có 99,3% tổng số xã có trạm y tế. Bình quân một trạm y tế có 0,63 bác sỹ và 1.000 dân có một bác sỹ. Đến nay, có 45% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, 70% dân cư nông thôn có nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Mạng lưới thông tin, văn hóa phát triển nhanh góp phần nâng cao đời sống tinh thần của dân cư nông thôn. Năm 2006, 85,5% tổng số xã có bưu điện và văn hóa xã; 17,7% tổng số xã có bưu được nối Internet; 21,2% số hộ có máy điện thoại.
Hệ thống chợ, làng nghề, cơ sở chế biến nông - lâm - thủy sản có bước phát triển nhanh, góp phần đa dạng hóa các hình thức sản xuất, kinh doanh ở nông thôn, tạo điều kiện tiếp xúc với khoa học - công nghệ, kích thích sản xuất phát triển.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu trên thì vẫn còn nhiều tồn tại đang gây nhức nhối khiến cho quá trình xây dựng NTM chưa được hoàn thiện: Thu nhập của người dân nông thôn vẫn đang ở mức thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, chênh lệch giàu nghèo vẫn gay gắt, hệ thống an sinh xã hội chưa được cải thiện, tình trạng thiếu việc làm kéo dài, môi trường tự nhiên ở một số vùng đang bị ô nhiễm, môi trường v ăn hóa - xã hội chứa đựng nhiều yếu tố phức tạp.
b. Từ năm 2010 đến nay
* Về quy hoạch và lập đề án nông thôn mới
Quy hoạch được xác định là nội dung phải được triển khai trước một bước để định hướng cho xây dựng NTM. Ngày 02/02/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 193/QĐ-TTg phê duyệt chương trình rà soát quy hoạch xây dựng NTM, hỗ trợ ngân sách Trung ương để các địa phương thực hiện. Đến quý 1/2014 đã có 93,7% số xã của cả nước đã hoàn thành việc phê duyệt quy hoạch xây dựng xã NTM (trước khi có Quyết định 193/QĐ-TTg, toàn quốc mới chỉ đạt 23,4%).
Các tỉnh đã hoàn thành 100% công tác lập quy hoạch xây dựng xã NTM gồm: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nghệ An,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28
Đà Nẵng, Phú Yên, Gia Lai, Đắk Nông, Bến Tre, Vĩnh Long, An Giang, Sóc Trăng…Một sốđịa phương đạt thấp như Cao Bằng, Bắc Kạn, Điện Biên, Sơn La.
Đồng thời các xã đã tiến hành lập Đề án xây dựng NTM xác định mục tiêu và giải pháp thực hiện các nhiệm vụ ưu tiên. Đến nay đã có 81% số xã phê duyệt xong đề án.
* Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội
Sau hơn 3 năm thực hiện, Chương trình đã góp phần phát triển nhanh hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nhiều vùng nông thôn, nổi bật là đầu tư phát triển giao thông nông thôn, thủy lợi, điện.
- Phát triển giao thông nông thôn được xác định là khâu đột phá, đáp ứng yêu cầu bức xúc của người dân nên được chú trọng đầu tư, người dân đồng tình và tự nguyện thực hiện. Nhiều địa phương đã có chính sách hỗ trợ, thu hút nguồn lực phù hợp nên đã huy động được sự tham gia của người dân và toàn xã hội. Tỉnh Tuyên Quang đã có chính sách hỗ trợ bình quân 170 tấn xi măng, 02 triệu đồng và toàn bộ cống qua đường (bằng 50% chi phí) để xây dựng 01 km đường bê tông, nhân dân tự nguyện đóng góp tiền, ngày công, hiến đất, dịch chuyển cổng, tường rào để làm đường. Các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định, Bắc Giang, Thanh Hóa, Phú Thọ, Hà Tĩnh… cũng có chính sách tương tự. Phong trào làm đường giao thông nông thôn phát triển rất cao. Cả nước đã và đang triển khai xây dựng trên 5 ngàn công trình với khoảng 70.000 km đường giao thông nông thôn.
Đã có 11,6% số xã đạt tiêu chí giao thông ( ).
- Về thủy lợi đã xây dựng tu bổ sửa chữa, nâng cấp hơn 3.000 công trình thủy lợi gồm bờ bao, cống, trạm bơm phục vụ tưới tiêu, trong đó nạo vét, tu sửa gần 7 ngàn km kênh mương. Tỉnh Thái Bình đã tập trung nguồn lực để hỗ trợ cứng hoá toàn bộ hệ thống kênh mương thuỷ lợi nội đồng cho các xã điểm.
Đã có 31,7% số xã đạt tiêu chí thủy lợi.
- Điện nông thôn tiếp tục được nâng cấp và mở rộng. Từ năm 2010-2013 nguồn vốn huy động đầu tư cải tạo và xây dựng mới hệ thống điện nông thôn khoảng 15.205 tỷ đồng, chủ yếu là vốn của ngành điện và các các dự án vay vốn nước ngoài. Người dân đóng góp đất xây dựng hành lang an toàn lưới điện. Tới nay,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29 tỷ lệ xã có điện đạt 98,6% và tỷ lệ hộ dân nông thôn có điện đạt 96,6% (tăng 1,3% so với năm 2010), trong đó có 16 tỉnh, thành phốđạt 100% số hộ nông thôn có điện.
Đã có 67,2% số xã đạt tiêu chí vềđiện.
- Về nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn: Đã nâng cấp hơn 1.000 công trình nước sạch tập trung, 500 bãi thu gom rác thải, 1200 cống rãnh thoát nước thải vệ sinh. Đã có 40% xã lập tổ thu gom rác thải tăng 10% so với trước khi thực hiện chương trình.
Đã có 14,9% số xã đạt tiêu chí về môi trường.
- Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đã phát triển đến các xã vùng sâu, vùng xa. Internet tốc độ cao đã đến được hầu hết các điểm bưu điện văn hóa xã, khoảng 55% số xã có điểm truy cập Internet công cộng, vùng phủ sóng 3G đã đạt trên 80% dân số, tỷ lệ xã có điện thoại công cộng là 97%. Hầu hết người dân khu vực nông thôn được sử dụng các dịch vụ bưu chính, viễn thông phổ cập.
Đã có 77% số xã đạt tiêu chí về bưu điện
- Chợ nông thôn: Tổng số vốn đầu tư cải tạo, xây dựng chợ nông thôn các năm 2010-2013 đạt 2.783 tỷ đồng, chủ yếu là vốn xã hội hóa (gần 80%). Các tỉnh có đầu tư kinh phí lớn như: Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định, Nghệ An, Quảng Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Tới nay đã có 57,6% số xã có chợ; trong đó, có 84 chợđầu mối nông sản cấp vùng và cấp tỉnh. Về mô hình quản lý chợ, bên cạnh hình thức ban quản lý chợ truyền thống, đã có 194 HTX, 401 doanh nghiệp tham gia kinh doanh, quản lý chợ.
Đã có 30,2% số xã đạt tiêu chí về chợ nông thôn.
- Trường học các cấp từng bước xây dựng theo chuẩn và xã hội hoá. Đã xây mới thêm 198 trường Trung học phổ thông; xây dựng bổ sung 25.794 phòng học mầm non, 39.480 phòng học cho tiểu học, 21.899 phòng học cho THCS, 5.018 phòng học cho THPT; trẻ em đi nhà trẻ tăng 15,8% so với năm 2008; trẻ em đi mẫu giáo tăng 11,4% so với năm 2008. Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú ngày càng được hoàn thiện, giải quyết được 07 - 12% học sinh dân tộc vào học. Chính sách hỗ trợ học phí cho con em đồng bào dân tộc, miền núi, chính sách cho vay vốn để học tập được điều chỉnh tạo thuận lợi cho học sinh, sinh viên từ các vùng nông thôn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30
Đã có 21,9% xã đạt tiêu chí trường học (với 289 trường mẫu giáo, 1.910 trường mầm non, 5.254 trường tiểu học và 2.164 trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia).
- Hệ thống các trạm y tế được tăng cường cả về số lượng và bổ sung nhân viên y tế. Đã có 99,51% số xã có trạm y tế, 72% trạm y tế xã có bác sĩ, trên 95% trạm y tế xã có nhà hộ sinh, khoảng 78,8% trạm y tế xã đã thực hiện khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế. Tỷ lệ thôn, bản có nhân viên y tế hoạt động đạt trên 86%. Công tác chăm sóc sức khỏe tuyến cơ sở được đổi mới, mở rộng dịch vụ y tế cho tuyến xã, thí điểm thực hiện quản lý một số bệnh mãn tính, góp phần giảm tải cho tuyến trên.
Đã có 45,9% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.
- Cơ sở vật chất văn hóa được chú trọng xây dựng và nâng cấp. Đã có 44,8% số xã có Trung tâm văn hoá - Thể thao xã, 46% số thôn có nhà văn hoá/nhà sinh hoạt cộng đồng, 48,65% thôn được công nhận là làng văn hoá, có 36.141 sân vận động và sân bóng đá do cấp xã quản lý, 1.593 nhà thi đấu và nhà tập luyện, 348 bể bơi và hồ bơi tự tạo, 38.371 câu lạc bộ TDTT cơ sởđược thành lập.
Đã có 7,7% số xã đạt chuẩn về cơ sở vật chất văn hóa.
Tuy nhiên, phát triển kết cấu hạ tầng cấp xã còn chưa đồng bộ và chưa đồng đều giữa các vùng. Các địa phương Miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Cửu Long có tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng chậm do điều kiện địa hình chia cắt, suất đầu tư lớn, trong khi nguồn lực còn hạn chế.
* Về phát triển sản xuất tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo
Đề án sản xuất của các xã đều được xây dựng trên cơ sở xác định nhóm cây, con, ngành nghề lợi thế. Nhiều xã đã tập trung chỉđạo thực hiện đề án trên đồng ruộng. Nhiều địa phương đã tổ chức thực hiện dồn điền, đổi thửa, thiết kế lại hệ thống giao thông, thủy lợi - chuẩn bị điều kiện thuận lợi cho đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng, tiêu biểu là các tỉnh, thành phố: Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa…
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31 Chính sách hỗ trợ dân mua máy cày, gặt, sấy đã được nhiều tỉnh triển khai mạnh mẽ, đưa tỷ lệ cơ giới hóa các khâu này tăng từ 40% - 50% lên 80% - 90% như Thái Bình, Hà Tĩnh, An Giang An Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp…
Nhiều địa phương đã quan tâm chỉđạo kiện toàn tổ chức sản xuất thông qua tăng cường hoạt động của các hợp tác xã trong nông nghiệp. Mô hình “cánh đồng mẫu lớn” được 43 tỉnh trong cả nước áp dụng. Riêng vụ Đông - Xuân năm 2013- 2014, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã mở rộng diện tích cánh đồng lớn lên đến 100.000 ha, nhiều nhất tại An Giang (35.000 ha), Cần Thơ (14.228 ha).
Đã có trên 9.000 mô hình sản xuất với tổng vốn ngân sách hỗ trợ khoảng 8.400 tỷđồng đem lại năng suất thu nhập cao hơn trước từ 15%-40%.
Đã có nhiều mô hình phát triển sản xuất hiệu quả cao được các địa phương quan tâm nghiên cứu, nhân rộng. Thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng triển khai mạnh các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao. Tỉnh Lâm Đồng có 10.000 ha (11%) có mức thu từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng/ha/năm. Một số tỉnh, thành phố đã bước đầu quan tâm chỉđạo hình thành các mô hình sản xuất nông nghiệp gắn với du lịch ở nông thôn (xã Yên Đức, huyện Đông Triều, Quảng Ninh; xã Thông Nguyên, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang…), hàng năm đã thu hút được hàng trăm ngàn lượt khách du lịch.
Các hoạt động nêu trên đã góp phần tăng thu nhập của cư dân nông thôn năm 2013 gấp 1,8 lần so với năm 2010. Tỷ lệ hộ nghèo nông thôn đến hết năm 2013 là 12,6% giảm bình quân 2%/năm so với năm 2008.
Đến nay đã có 30,1% số xã đạt tiêu chí thu nhập, 52,8% số xã đạt tiêu chí việc làm và 24,5% số xã đạt tiêu chí hộ nghèo.
* Về văn hoá - xã hội - môi trường
- Về văn hóa: Các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao quần chúng được đa dạng hóa và đẩy mạnh. Nhiều hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa được đẩy mạnh. Sinh hoạt cộng đồng đã được quan tâm thực hiện và từng bước đi vào nền nếp.
Trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” đã động viên, khơi dậy trong các tầng lớp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32 nhân dân tinh thần đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, chung sức xây dựng nông thôn mới. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa ngày càng phát triển sâu rộng. Năm 2013 có 47% làng, thôn, ấp, bản văn hóa đạt chuẩn cơ sở vật chất; 16 triệu gia