Kế toán tài sản cố định

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN - QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH HOÀN CHỈNH (Repaired) (Trang 56)

*) Khái niệm

TSCĐ trong doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu và các tài sản khác có giá trị lớn, tham gia nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và giá trị của nó được chuyển dịch dần dần, từng phần vào trị giá sản phẩm, dịch vụ được sản xuất ra trong các chu kỳ sản xuất.

TSCĐ gồm có hai loại:

- TSCĐ hữu hình: là những tài sản có hình thái vaatj chất cụ thể do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi

nhận TSCĐ. Các tài sản được ghi nhận là TSCĐ hưu hình phải thỏa mãn tất cả 4 tiêu chuẩn ghi nhận sau:

o Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó

o Nguyên giá TSCĐ phải được xác định đáng tin cậy.

o Thời gian sử dụng được ước tính trên một năm.

o Có đủ tiêu chuẩn theo quy định hiện hành.

- TSCĐ vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất dinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ. TSCĐ vô hình không có hình thái vật chất cụ thể mà chỉ thể hiện một lượng giá trị đã đầu tư. Do đó, TSCĐ vô hình rất khó nhận biết một cách riêng biệt nên khi xem xét nguông lực vô hình có thỏa mãn định nghĩa trên hay không thì phải xét đến các khía cạnh sau:

o Tính có thể xác định được: Tức là TSCĐ vô hình phải có thể xác định một các riêng biệt để có thể đem cho thuê, đem bán một cách độc lập.

o Khả năng kiểm soát: Tức là doanh nghiệp phải có khả năng kiểm soát được tài sản, kiểm soát lợi ích thu được, gánh chịu rủi ro liên quan đến tài sản và có khả năng ngăn chặn sự tiếp cận của các đối tượng khác đối với tài sản.

o Lợi ích kinh tế tương lai: Doanh nghiệp có thể thu được các lợi ích kinh tế tương lai từ TSCĐ vô hình dưới nhiều hình thức khác nhau.

*) Nhiệm vụ

Để đảm đáp ứng yêu cầu quản lý TSCĐ trong doanh nghiệp kế toán là một công cụ quản lý kinh tế có hiệu quả cần thực hiện các nhiệm vụ:

- Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu chính xác, đầy đủ, kịp thời về số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng, giảm và di chuyển TSCĐ trong nội bộ doanh nghiệp nhằm giám sát chặt chẽ việc mua sắm, đầu tư, bảo quản và sử dụng TSCĐ.

- Phản ánh kịp thời giạ trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng, tính toán phản ánh chính xác số khấu hao và chi phí kinh doanh trong kỳ của đơn vị có liên quan

- Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ.

- Tham gia các công tác kiểm kê, kiểm tra định kỳ hay bất thường, đánh giá lại TSCĐ trong trường hợp cần thiết. Tổ chức phân tích, tình hình bảo quản và sử dụng TSCĐ tại doanh nghiệp.

Lập và thu thập các chứng từ ban đầu có liên quan đến TSCĐ ở doanh nghiệp; tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ ở phòng kế toán và tổ chức kế toán chi tiết ở các đơn vị sử dụng TSCĐ. Chứng từ ban đầu phản ánh mọi biến động của TSCĐ trong doanh nghiệp và là căn cứ kế toán làm căn cứ để kế toán ghi sổ. Những chứng từ chủ yếu được sử dụng là:

- Biên bản giao nhận TCSĐ (Mẫu số 01 – TSCĐ) - Biên bản thanh lý TSCĐ ( Mẫu số 02 – TSCĐ) - Biên bản kiểm kê TSCĐ (Mẫu số 04 – TSCĐ)

- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (Mẫu số 06 – TSCĐ)

TSCĐ của doanh nghiệp được sử dụng và bảo quản ở nhiều bộ phận khác nhau của doanh nghiệp. Bởi vây, kế toán chi tiết TSCĐ phải phản ánh và kiểm tra tình hình tăng giảm, hao mòn TSCĐ trên phạm vi toàn doanh nghiệp và theo từng nơi bảo quản, sử dụng. Kế toán chi tiết phải theo dõi tới từng đôi tượng ghi TSCĐ theo các chỉ tiêu về giá trị như: Nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại. Đồng thời phải theo dõi cả các chỉ tiêu về nguồn gốc, thời gian sử dụng, công suất, số hiệu,..

*) Lập chứng từ

Với phần hành tài sản cố định khi mua TSCĐ căn cứ vào hóa đơn mua hàng kết toán lập biên bản bàn giao, phiếu nhập kho, bảng khấu hao TSCĐ tuy theo hoạt động của doanh nghiệp. khi lập chứng từ kế toán phải điền nội dung kinh tế, chữ ký của các người liên quan, đóng dấu cua giám đốc.

*) Kiểm tra chứng từ.

Khi mua TSCĐ kế toán cần kiểm tra tài sản và chứng từ trước khi bàn giao, tính hợp pháp, hợp lý của chứng từ, nội dung kinh tế.

*) Sổ sách kế toán sử dụng.

Khi có phát sinh TSCĐ tại doanh nghiệp thì kế toán phải ánh vào sổ nhật ký chung, sổ chi tiết TSCĐ và sổ cái. Hàng tháng phải trích khấu hao.

Công ty: Trung tâm tư vấn khoa học kỹ thuật cầu đường

Địa chỉ: Số 1 – Quang Trung – Hà Đông – Hà Nội (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC)Mẫu S07a – DN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN - QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH HOÀN CHỈNH (Repaired) (Trang 56)