1.3.1. Nguyên tắc giáo dục
Việc quản lý HSSV trong quá trình đào tạo phải tuân thủ các nguyên tắc giáo dục nói chung và áp dụng trong quá trình đào tạo tại nhà trờng. Quản lý HSSV phải đảm bảo các nguyên lý giáo dục theo chủ trơng chính sách của Đảng và Nhà nớc. Nhà trờng không đứng ngoài chính trị mà phải phục vụ chính trị đây là nguyên tắc cơ bản để giải quyết các vấn đề lý luận, thực tiễn trong công cuộc đổi mới quản lý giáo dục và đổi mới quá trình đào tạo hiện nay.
1.3.2. Nguyên tắc tập trung dân chủ
Nguyên tắc này đợc áp dụng nhằm phát huy tối đa các sáng kiến đóng góp của cộng đồng xã hội vào công tác tổ chức và quản lý giáo dục.
Trong phạm vi trờng học, nguyên tắc này thể hiện sự thống nhất hai mặt: một mặt phải tăng cờng quản lý tập trung (quyết định những vấn đề trọng yếu mang tính chiến lợc) thống nhất (phục tùng ý chí) của ngời lãnh đạo, quản lý. Mặt khác phải phát huy, mở rộng tối đa quyền tự chủ của đơn vị, cá nhân. Nguyên tắc tập trung dân chủ đảm bảo phát huy đợc ý kiến đóng góp của mọi cá nhân, thống nhất ý chí trong công việc, là hớng quần chúng thổ lộ tâm t của mình, thu hẹp khoảng cách với ngời lãnh đạo quản lý. Mặt khác ngời lãnh đạo quản lý còn nắm đợc các hành vi lệch lạc, sai sót, vô tổ chức của đối tợng quản lý, từ đó uốn nắn, ngăn chặn kịp thời các hành vi sai trái.
1.3.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, tính kế hoạch
Bất kỳ hoạt động quản lý nào đều cần phải đảm bảo tính khoa học, xây dựng trên cơ sở tính khoa học, đặc biệt là khoa học quản lý, vận dụng những thành tựu của các khoa học khác nh tâm lý học, giáo dục học, tổ chức lao động khoa học... Hoạt động quản lý HSSV cần phải đảm bảo tính kế hoạch, vì kế hoạch là chức năng cơ bản của quản lý giáo dục. Hoạt động quản lý HSSV cần phải có các kế hoạch cụ thể, chính xác đảm bảo tính hệ thống phù hợp với trình độ yêu cầu quản lý thực tế của nhà trờng. Phải có những dự kiến kiểm tra, đánh giá, giám sát việc thực hiện các kế hoạch đề ra.
1.3.4. Nguyên tắc đảm bảo tính cụ thể, thiết thực và hiệu quả
Quản lý HSSV là một hoạt động quản lý đa dạng, phức tạp. Kết quả của nó là do cả quá trình giáo dục đào tạo liên tục, cụ thể và thiết thực tạo nên. Do vậy, đòi hỏi trong quản lý HSSV ngời quản lý phải nắm bắt thông tin cụ thể, chính xác, nhanh chóng, kịp thời và đề ra các biện pháp xử lý và giải quyết đúng đắn, phù hợp cụ thể thiết thực các vấn đề mà trong thực tiễn nảy sinh.
Trách nhiệm thể hiện sự thống nhất giữa hai mặt: ý thức trách nhiệm nhà quản lý và trách nhiệm của ngời bị quản lý và đợc hình thành trên cơ sở tác động qua lại lẫn nhau. ý thức về nghĩa vụ đợc quy định trong các phạm vi đạo đức và pháp luật. Sự đánh giá hành vi gồm sự tự đánh giá của chủ thể quản lý và sự đánh giá của các cấp có thẩm quyền theo tiêu chuẩn pháp lý, đạo đức.
Sự áp dụng với các chế tài về các hành vi lệch lạc, thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi mọi ngời phải trả lời đợc câu hỏi:
+ Công việc mình phải làm là gì?
+ Hành động và quyền hạn của mình đợc giới hạn đến đâu? + Phải thuộc quyền của ai?
Phân công trách nhiệm là sự tổ chức ủy quyền, cho phép tự chủ trong hành động và quyết định các công việc, tuy nhiên sự phân công đó không làm giảm bớt trách nhiệm ngời thủ trởng quản lý đơn vị. Quản lý HSSV cần phải đảm bảo tính thống nhất của lãnh đạo, cần đợc phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận chức năng quản lý cấp dới một cách chặt chẽ.