0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Thực trạng về tiến trình đánh giá thành tích nhân viên tại KBNN

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THÀNH TÍCH NHÂN VIÊN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐĂK LĂK (Trang 66 -66 )

5. Bố cục của đề tài

2.2.6. Thực trạng về tiến trình đánh giá thành tích nhân viên tại KBNN

đối tượng này là một nguồn thông tin khá hữu ích cho đánh giá thành tích đối với nhiều nhóm công việc.

Theo kết quả điều tra tại KBNN Đắk Lắk thông qua việc phát phiếu điều tra đối với 257 nhân viên. Ghi nhận về đối tượng đánh giá thành tích nhân viên thì đa số nhân viên mong muốn mở rộng hơn đối tượng đánh giá để kết quả đánh giá được khách quan hơn.

Bảng 2.4 Đánh giá kết quả lực chọn đối tượng đánh giá thành tích

Đơn vị tính: %

Đối tượng thực hiện đánh giá thành tích

Tỷ lệ lựa chọn đối tượng thực hiện đánh giá thành tích phù hợp nhất tại KBNN Đắk Lắk Tự bản thân 21,05 Đồng nghiệp 15,79 Cấp trên trực tiếp 13,16 Cấp dưới 3,95 Khách hàng 11,84

Tất cả các đối tượng trên 30,21

Nguồn số liệu điều tra

2.2.6. Thực trạng về tiến trình đánh giá thành tích nhân viên tại KBNN Đắk Lắk KBNN Đắk Lắk

a. Đối với đánh giá thành tích để chi trả thu nhập tăng thêm

- Trưởng phòng phối hợp với Tổ Công đoàn tổ chức họp bình xét, xếp loại lao động cho nhân viên trong phòng

- Kết quả xếp loại lao động gửi về phòng Tổ chức cán bộ để tổng hợp và trình Giám đốc KBNN Đắk Lắk phê duyệt.

b. Đối với đánh giá thành tích định kỳ vào cuối năm

Hình 2.3. Sơ đồ hóa quy trình đánh giá nhân viên định kỳ vào cuối năm

- Bước 1: Cá nhân viết bản nhận xét, đánh giá, tự đánh giá kết quả công việc theo nhiệm vụ được giao và tự nhân xét ưu, nhược điểm trong quá trình thực hiện công việc của mình, đồng thời tự chấm điểm gồm các tiêu chí sau:

+ Kết quả thực hiện công việc được giao; + Phẩm chất chính trị;

+ Tinh thần kỷ luật;

+ Tinh thần phối hợp công tác;

+ Tính trung thực, thẳng thắn trong công tác; + Đạo đức lối sống;

+ Tinh thần học tập;

+ Tinh thần và thái độ phục vụ khách hàng. - Bước 2: Tổ chức cuộc họp đánh giá nhân viên:

+ Nhân viên trình bày Bản tự nhận xét đánh giá về kết quả thực hiện công việc trong 01 năm và tự nhận xét ưu, khuyết điểm trong công việc;

+ Lãnh đạo phụ trách trực tiếp nhận xét về kết quả tự đánh giá của nhân viên, đánh giá ưu, khuyết điểm của nhân viên đó trong công việc;

+ Tập thể nhân viên thuộc bộ phận đó tham gia góp ý và bỏ phiếu tín nhiệm, tổng hợp lại. Những ý kiến đóng góp được lập thành biên bản và thông qua tại cuộc họp;

- Bước 3: Phê duyệt kết luận đánh giá nhân viên:

Căn cứ hồ sơ, thủ tục đánh giá, Lãnh đạo phụ trách trực tiếp ghi tóm tắt ý kiến nhận xét, đánh giá và kết luận đánh giá vào mục "Nhận xét đánh giá của đơn vị" trong bản tự nhận xét, đánh giá.

- Bước 4: Đây là bước cuối cùng của quy trình đánh giá nhân viên. Lãnh đạo phụ trách trực tiếp lập báo cáo kết quả đánh giá, tập hợp hồ sơ thủ tục và chuyển về cho phòng Tổ chức cán bộ.

Tiến trình công tác đánh giá thành tích nhân viên tại KBNN Đà Nang chưa theo một tiến trình khoa học và còn thiếu nhiều bước quan trọng trong tiến trình đánh giá, cụ thể:

- Đầu kỳ đánh giá, mục tiêu đánh giá, mục tiêu công việc, tiêu chuẩn đánh giá chưa được thống nhất giữa cấp trên trực tiếp và nhân viên ngay từ lúc phân công công việc.

- Việc đánh giá chỉ được tiến hành vào cuối năm, trong đó lãnh đạo và nhân viên nhận xét những kết quả đạt được còn chung chung, mặc dù đã nêu những ưu điểm và nhược điểm nhưng không cụ thể, sát thực, dường như Bản nhận xét đánh giá của các nhân viên đều giống nhau, và cũng chưa thống nhất mục tiêu thành tích trong tương lai.

- Các kênh thu thập thông tin của người đánh giá tại KBNN Đà Nang còn rất nghèo nàn, chủ yếu từ: Quan sát nhân viên trong việc thực thi các sự vụ hàng ngày; Báo cáo trực tiếp về việc xử lý công việc của nhân viên; Bảng chấm công với số lượng ngày công chưa phản ánh được hiệu quả sử dụng thời gian làm việc. Trong đó chỉ có bảng chấm công được ghi lại và lưu giữ, còn lại những thông tin khác không được ghi chép. Do vậy lãnh đạo trực tiếp chỉ so sánh áng chừng công việc thực tế của nhân viên so với các quy định đã đặt ra. Trong thực tế, nhân viên các bộ phận đạt các quy định theo nhiều mức độ

khác nhau nhưng vẫn bị xếp cùng loại thành tích do việc xem xét đánh giá chủ quan như trên.

- Kết quả đánh giá thành tích hàng tháng không được phản hồi và thảo luận với nhân viên.

Kết quả điều tra phỏng vấn về tiến trình đánh thành tích:

Bảng 2.5. Kết quả điều tra về tiến trình đánh giá thành tích

Đơn vị tính: %

Mức độ thực hiện các bước trong tiến trình đánh giá

thành tích Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít khi Rất ít Không bao giờ

Thông báo kế hoạch đánh giá

thành tích 84,21 15,79 0,00 0,00 0,00

Thống nhất với nhân viên về mục tiêu và tiêu chí đánh giá thành tích

10,53 13,16 6,85 13,16 52,63 Cung cấp những thông tin

phản hồi về điểm mạnh và điểm yếu để phát huy và khắc phục

10,53 13,16 7,89 13,16 55,26

Thống nhất với nhân viên kế hoạch khắc phục cho kỳ đánh giá tiếp theo

0,00 1,32 7,89 17,11 73,68

Nguồn số liệu kết quả điều tra

Tiến trình đánh giá không đầy đủ dẫn đến việc đánh giá thành tích không phát huy được điểm mạnh, khắc phục tồn tại nhằm phát triển nhân viên cũng như để phục vụ các mục tiêu đánh giá khác.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THÀNH TÍCH NHÂN VIÊN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐĂK LĂK (Trang 66 -66 )

×