Lịch sử, văn hóa

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH LỚP 12 TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI (Trang 51)

Kể từ khi dựng nước, vùng đất Hà Nội vẫn là mảnh đất thiêng, tiêu biểu cho cả nước. Cách đây 23 thế kỷ, Cổ Loa (nay thuộc huyện Đông Anh) đã là kinh đô nước Âu Lạc của Thục AN Dương Vương. Hơn một ngàn năm nối tiếp sau, Hà Nội luôn là trung tâm của phong trào đấu tranh chống quann xâm lược phương Bắc giành độc lập cho dân tộc. Với địa hình và vị trí thuận lợi, trung tâm của đòng bằng sông Hồng, nơi đây dần dần được mở mang xây dựng thành một điểm dân cư trù phú.

Mùa thu năm Canh Tuất (1010), Lý Công Uẩn tức Lý Thái Tổ, người sáng lập triều Lý đã rời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La. Năm 1010 trở thành năm lịch sử đối với Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.

Qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Hà Nội đã phát triển thành một kinh thành hùng mạnh, với hàng trăm cung điện, chùa triền nguy nga, tráng lệ. Trong thời gian này mảnh đất Thăng Long đã chứng kiến những chiến công hiển hách chống quân xâm lược, mà điển hình là 3 lần chiến thắng quân Nguyên – Mông (1258, 1285, 1288). Thăng Long trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá của cả nước. Đạo Phật, đạo Nho phát triển mạnh mẽ. Văn Miếu – Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của Việt Nam đã được thành lập và đào tạo hàng ngàn nhân tài cho đất nước. Các ngành nghề thủ công, văn hóa dân gian phát triển mạnh mẽ. Trong gần một ngàn năm, lúc là Thăng Long, lúc là Đông Kinh, Đông Đô và sau này là Hà Nội (1831), mảnh đất thiêng liêng này luôn là trái tim của cả nước.

Hà Nội là mảnh đất ngàn năm văn hiến, là một trung tâm văn hoá lớn của cả nước. Hà Nội là một dải đất cổ nên văn học Hà Nội cũng rất phong phú, từ văn học truyền miệng, văn học chữ Hán, chữ Nôm đến cữ quốc ngữ. Các truyền thuyết, truyện kể dân gian đến ca dao tục ngữ đều mang những nét rất Hà Nội, thanh lịch và tinh tuý. Văn học chữ viết có chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ với nhiều tác phẩm lớn, những áng văn bất hủ. Hà Nội còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử văn hoá, kiến trúc nổi tiếng. Có tới 600 ngôi đền, chùa, nhiều phố cổ và các phố buôn bán ồn ào náo nhiệt. Hà Nội có nhiều cơ sở hoạt động văn hoá văn nghệ, rạp chiếu phim, sân khấu, nhà hát. Có nhiều nhà xuất bản, báo và tạp chí, các loại ấn phẩm in bằng các thứ tiếng Việt, Anh, Pháp. Có nhiều thư viện lớn ở Hà Nội như thư viện Quốc gia, thư viện Hà Nội … Cả thành phố có 8 bảo tàng lớn và Bảo tàng lịch sử, Cách mạng. Quân đội, Mỹ thuật, Phụ nữ, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hà Nội , Bảo tàng Dân tộc, có nhiều nhà triển lãm, thông tin.

Với bề dày lịch sử văn hóa như trên, Hà Nội là cái nôi để phát triển giáo dục. Khác với các tỉnh thành trong cả nước, từ xa xưa, Hà Nội đã luôn được quan tâm đến việc phát triển giáo dục. Trường đại học đầu tiên của nước ta là Quốc Tử Giám được đặt ở Hà Nội. Hàng năm, các sĩ tử lại khăn gói lên Thăng Long để thi Trạng Nguyên. Ngày nay, bên cạnh học các môn cơ bản ở trường, học sinh Hà Nội còn tìm hiểu về lịch sử, văn hóa đậm đà của Hà Nội để làm nên cốt cách, phẩm chất con người Tràng An.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH LỚP 12 TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w