Yếu tố các phương tiện thông tin đại chúng và các tổ chức xã hội

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH LỚP 12 TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI (Trang 47)

xã hội

Trong thời đại bùng nổ của thông tin và các phương tiện thông tin đại chúng như hiện nay đã tác động không nhỏ tới việc lựa chọn nghề nghiệp của HS. Với sự hỗ trợ của sách, báo, phim ảnh, truyền hình đặc biệt là kho thông tin khổng lồ - mạng Internet, các em dễ dàng nắm bắt, tiếp thu các thông tin đa dạng về mọi mặt của các lĩnh vực đời sống xã hội. Tuy nhiên, dù đa dạng đến mức nào thì đây cũng là những dạng thông tin một chiều, ít có cơ hội để các em trao đổi và nhận được sự tư vấn cần thiết đặc biệt là trong vấn đề tư vấn hướng nghiệp. Tuy nhiên cũng cần được phải khẳng định rằng trong điều kiện giáo dục hướng nghiệp trong các nhà trường và gia đình đang có nhiều bất cập như hiện nay thì các phương tiện thông tin đại chúng giữ vai trò quan trọng, đã phần nào cung cấp cho HS các thông tin về nghề nghiệp trong xã hội, các yêu cầu của nghề... giúp cho HS tự định hướng trong việc lựa chọn nghề nghiệp.

Bên cạnh đó các tổ chức khác như: Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, các trung tâm tư vấn... có tác động đáng kể đến việc lựa chọn nghề nghiệp của HS ở địa phương, đặc biệt là ở các địa phương có nghề truyền thống. Các tổ chức xã hội này đóng vai trò là tư vấn, cung cấp cho các em thông tin về nghề, các yêu cầu của nghề, hỗ trợ học nghề và việc làm... Trên các phương tiện thông tin đại chúng gần đây (truyền hình, báo chí...) cũng đã có các chương trình về hướng nghiệp và tư vấn mùa thi tuy nhiên nội dung vẫn chủ yếu xoay quanh việc giải đáp các thắc mắc của HS khi đi thi, làm bài thi... Hàng năm Bộ Giáo dục và Đào tạo xuất bản cuốn sách hướng dẫn tuyển sinh khá chi tiết nhưng nội dung cũng chỉ đề cập đến việc giới thiệu trường, mã trường, môn thi, chỉ tiêu tuyển sinh, địa điểm trường... mà thiếu hẳn phần giới thiệu sâu về các

trường, các ngành học, các đặc điểm, yêu cầu của ngành đó đối với người học, và nhiều thông tin cần thiết khác như hướng dẫn các em nên học trường nào, ngành nghề gì là phù hợp với khả năng và điều kiện của mỗi HS, thiếu các trắc nghiệm (test) khách quan giúp HS bước đầu tìm ra sự phù hợp của bản thân với những ngành nghề mà các em đang lựa chọn.

CHƯƠNG 3:

ĐẶC ĐIỂM HÀ NỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG HƯỚNG NGHIỆP HỌC SINH LỚP 12

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH LỚP 12 TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI (Trang 47)