Cơ sở khoa học của giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 12

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH LỚP 12 TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI (Trang 32)

Như chúng ta đã biết, việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai hết sức quan trọng. Đặc biệt là các em học sinh chưa có cách nhìn đúng đắn về nghề nghiệp. Đôi khi giáo viên làm công tác hướng nghiệp hay giáo viên giảng dạy bộ môn lồng ghép giáo dục hướng nghiệp cũng phải ngỡ ngàng và suy nghĩ:

- Hướng nghiệp là gì?

- Tại sao phải hướng nghiệp?

Hướng nghiệp là các hoạt động nhằm hỗ trợ mọi cá nhân (học sinh ) chọn lựa và phát triển chuyên môn nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng của cá nhân, đồng thời thỏa mãn nhu cầu nhân lực cho tất cả các lĩnh vực ( thị trường lao động ) ở cấp độ địa phương và quốc gia .

Lâu nay chúng ta vẫn tưởng rằng hướng nghiệp chỉ là sự lựa chọn một nghề mà mình yêu thích, chọn một trường đại học phù hợp với mình. Tuy nhiên đây chỉ là phần ngọn của một quá trình, một hoạt động trong số rất nhiều hoạt động của hướng nghiệp. Thuật ngữ “hướng nghiệp” nó là sự kết hợp của nhiều lĩnh vực như: đánh giá nghề nghiệp, quản lý nghề nghiệp, phát triển nghề nghiệp...Trong đó lựa chọn nghề nghiệp chỉ là một giai đoạn đầu trong tiến trình hướng nghiệp của mỗi người. Hướng

nghiệp là một quá trình liên tục tác động từ khi người học còn ngồi học ở bậc phổ thông, qua quá trình trao dồi chuyên môn nghề nghiệp và tìm được nơi lao động phù hợp.

Khi mỗi cá nhân đều có được chuyên môn nghề nghiệp vững vàng phù hợp, họ sẽ có nhiều cơ hội có một nghề nghiệp ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân. Ở một góc độ khác, hướng nghiệp có hiệu quả tạo ra một lực lượng lao động có định hướng rõ ràng, do vậy họ có năng lực nghề nghiệp tốt, làm tăng năng suất lao động, góp phần cho sự phát triển về kinh tế xã hội.

Công cụ cần thiết cho công tác tư vấn hướng nghiệp là nắm được bản đồ mô tả nghề hay còn gọi là bản họa đồ nghề. Thực chất, đó là bản mô tả nội dung, tính chất, phương pháp, đặc điểm tâm sinh lý cần phải có, những điều cần tránh khi lao động trong nghề.

2.5.1. Tổng quan một số lý thuyết về giáo dục hướng nghiệp

Thuyết lựa chọn duy lý hay còn được gọi là lý thuyết lựa chọn hợp lý (Rational choice Theory), dựa vào tiên đề cho rằng con người luôn hành động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng nguồn lực một cách duy lý nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu. Định đề cơ bản của thuyết duy lý được Homans diễn đạt theo kiểu định lý toán học như sau: “Khi lựa chọn trong số các hành động có thể có, cá nhân sẽ chọn cách mà họ cho là tích (C) của xác xuất thành công của hành động đó (ký hiệu là P) với giá trị mà phần thưởng của hành động đó (V) là lớn nhất C = (P x V) = Maximum.

Còn theo John Elster “Khi đối diện với một số cách hành động, mọi người thường làm cái mà họ tin là có khả năng đạt được kết quả cuối cùng tốt nhất”. Thuyết lựa chọn duy lý đòi hỏi phải phân tích hành động

lựa chọn của cá nhân trong mối liên hệ với cả hệ thống xã hội của nó bao gồm các cá nhân khác với những nhu cầu và sự mong đợi của họ, các khả năng lựa chọn và các sản phẩm đầu ra của từng lựa chọn cùng các đặc điểm khác.

Kotler và Fox đã đề xuất mô hình tổng quát thể hiện các bước tiến hành để ra một quyết định phức tạp, mô hình này được tóm tắc bằng sơ đồ sau: Nảy sinh nhu cầu Thu thập thông tin Đánh giá các lựa chọn thay thế Quyết định Thực hiện quyết định Đánh giá lại Thiết lập thông tin đánh giá Động cơ và giá trị Những ảnh hưởng khác Những yếu tố tình huống Xây dựng tiêu chí đánh giá

Hình 2.1 Mô hình các bước tiến hành để ra một quyết định phức tạp (Kotler và Fox)

D.W. Chapman đã đề nghị một mô hình tổng quát của việc lựa chọn trường đại học của các học sinh. Dựa vào kết quả thống kê mô tả, ông cho thấy có 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng nhiều đến quyết định chọn trường đại học của học sinh. Thứ nhất là đặc điểm của gia đình và cá nhân học sinh. Thứ hai là một số yếu tố bên ngoài ảnh hưởng cụ thể như: các cá nhân có ảnh hưởng, các đặc điểm cố định của trường đại học và nỗ lực giao tiếp của trường đại học với các học sinh

Hình 2.2 Mô hình các yếu tổ ảnh hưởng lựa chọn trường ĐH của học sinh (D.W. Chapman)

ĐẶC ĐIỂM CỦA HỌC SINH VÀ GIA ĐÌNH

Đặc điểm gia đình

CÁC ẢNH HƯỞNG BÊN NGOÀI

Đặc điểm cá nhân

Các cá nhân có ảnh hưởng

Đặc điểm cố định của trường Đại học

Nỗ lực giao tiếp của trường Đại học với học sinh Ấn tượng về trường Đại học Quyết định chọn trường Đại học

Bên cạnh đó, có rất nhiều nghiên cứu khác sử dụng kết quả nghiên cứu của D.W. Chapman và phát triển trên những mô hình khác để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh. Cabera và La Nasa (được bởi trích M. J. Burn đã nghiên cứu mô hình 3 giai đoạn lựa chọn trường đại học của học sinh dựa trên nền tảng của mô hình chọn trường của D.W.Chapman và K.Freeman và từ kết quả nghiên cứu, Cabera và La Nasa nhấn mạnh rằng những mong đợi về công việc trong tương lai của học sinh cũng là một nhóm yếu tố quan trong tác động đến quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh.

M. J. Burn đã ứng dụng các kết quả từ các nghiên cứu của Chapman (1981) và Cabera và La Nasa (2000) vào một trường đại học cụ thể tại Mỹ một lần nữa khẳng định các kết quả nêu trên, đó là mối quan hệ giữa các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh.

Mô hình nghiên cứu của Ruth E. Kallio còn cho thấy rằng giới tính cũng có tác động đến quyết định chọn trường. Mức độ tác động của các nhóm yếu tố trực tiếp sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ của đặc trưng về giới tính của học sinh. R.E.Kallio cho rằng giới tính khác nhau sẽ có mức độ tác động gián tiếp khác nhau lên quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH LỚP 12 TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w