Hệ số tin cậy Cronbach Alpha

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH LỚP 12 TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI (Trang 75)

Sử dụng Cronbach Alpha để kiểm tra độ tin cậy của các mục hỏi trong bảng hỏi để tìm ra các hệ số sau:

- Hệ số Cronbach Alpha: thang đo được chấp nhận khi hệ số Cronbach Alpha đạt từ 0,6 trở lên.

- Hệ số tương quan giữa các mục hỏi và tổng điểm: các mục hỏi được chấp nhận khi hệ số này phải đạt từ 0,3 trở lên.

Các nhân tố sau khi phân tích được mô tả và đặt tên như bảng 1.5:

TT Biến quan sát Trung bình của thang đo nếu loại biến Phương sai của thang đo nếu loại biến Tương quan với biến tổng Hệ số Cronbach anpha nếu loại biến Hệ số Cronbach alpha

Nhân tố 1: Yếu tố tương thích với đặc điểm cá nhân .927 N=2

1 Trường có ngành đào tạo phù hợp với sở thích cá nhân

3.57 1.432 .867 .

2 Trường có ngành đào tạo phù hợp với năng lực bản thân

3.70 1.679 .867 .

Nhân tố 2: Đặc điểm của trường đại học .764 N=6

1 Trường có đội ngũ

giảng viên nổi tiếng 15.83 15.253 .628 .697

2 Trường có cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại cho sinh viên theo học một cách tốt nhất

15.93 16.077 .548 .719

3 Trường có danh

tiếng, thương hiệu 15.81 15.534 .566 .713

4 Bị thu hút bởi các hoạt động ngoại khoá về văn nghệ,TDTT…. của trường 16.18 17.129 .350 .773 5 Trường có chế độ học bổng và các chính sách ưu đãi cho sinh viên theo học

15.95 15.931 .585 .710

6 Trường có học phí thấp phù hợp với

điều kiện kinh tế gia đình

Nhân tố 3: Những hiểu biết về trường đại học .881 N = 3

1 Đã có thông tin về trường qua quảng cáo trên báo, tạp chí,…

6.57 4.203 .819 .785

2 Đã có tìm hiểu thông tin qua website của trường trên internet

6.40 4.746 .686 .903

3 Đã có thông tin về trường qua các phương tiện truyền thông (Tivi,..)

6.50 4.326 .807 .797

Nhân tố 4: Cơ hội trúng tuyển .885

N=2 1 Trường có “tỉ lệ chọi” các năm gần đây thấp 2.68 1.465 .794 . 2 Trường có điểm chuẩn tuyển sinh thấp, cơ hội trúng tuyển cao 2.58 1.401 .794 . TT Biến quan sát Trung bình của thang đo nếu loại biến Phương sai của thang đo nếu loại biến Tương quan với biến tổng Hệ số Cronbach anpha nếu loại biến Hệ số Cronbach alpha

Nhân tố 5: Các nhân tố ảnh hưởng .763

N=5

1 Cha, mẹ định

hướng 11.28 12.944 .325 .793

2 Theo ý kiến của anh, chị em trong gia đình

3 Theo ý kiến của bạn bè (cùng lớp, cùng trường)

11.55 12.294 .517 .725

4 Thầy cô giáo chủ nhiệm, giáo viên hướng nghiệp ở trường trung học khuyên bảo

11.57 10.722 .709 .656

5 Theo lời khuyên của chuyên gia tư vấn

11.68 11.936 .499 .731

Nhân tố 6: Mức độ đa dạng và hấp dẫn ngành đào tạo .886 N=2

1 Trường có các ngành đào tạo đa dạng

3.24 1.385 .795 .

2 Trường có ngành

đào tạo hấp dẫn cao 3.33 1.393 .795 .

Nhân tố 7: Những nỗ lực của trường đại học .371 N=3

1 Đã được giới thiệu về trường qua hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT

6.26 16.999 .219 .349

2 Đã được đến tham quan trực tiếp tại trường

6.27 14.839 .430 .131

3 Đã được giới thiệu về trường thông qua các hoạt động tư vấn tuyển sinh

5.93 3.973 .279 .562

Kết quả phân tích Cronbach Alpha cho thấy có 6 trong tổng số 7 nhân tố có ý nghĩa thống kê do có hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0,6 bao gồm:

- Nhân tố 1: Những yếu tố tương thích với đặc điểm cá nhân bao gồm 2 biến

có hệ số tương quan với biến tổng đều lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach Alpha của thang đo = 0,921

1. Trường có ngành đào tạo phù hợp với sở thích cá nhân 2. Trường có ngành đào tạo phù hợp với năng lực bản thân

- Nhân tố 2: Đặc điểm của trường đại học bao gồm 6 biến có hệ số tương quan

với biến tổng đều lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach Alpha của thang đo = 0,764 1. Trường có đội ngũ giảng viên nổi tiếng

2. Trường có cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại cho sinh viên 3. Trường có danh tiếng, thương hiệu

4. Bị thu hút bởi các hoạt động ngoại khoá về văn nghệ,TDTT….của trường 5. Trường có chế độ học bổng và các chính sách ưu đãi cho sinh viên theo học 6. Trường có học phí thấp phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình

- Nhân tố 3: Những hiểu biết về trường đại học bao gồm 3 biến có hệ số tương

quan với biến tổng đều lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach Alpha của thang đo = 0,881

1. Đã có thông tin về trường qua quảng cáo trên báo, tạp chí 2. Đã có tìm hiểu thông tin qua website của trường trên internet 3. Đã có thông tin về trường qua các phương tiện truyền thông

- Nhân tố 4: Cơ hội trúng tuyển bao gồm 2 biến có hệ số tương quan với biến

tổng đều lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach Alpha của thang đo = 0,885 1. Trường có “tỉ lệ chọi” các năm gần đây thấp

2. Trường có điểm chuẩn tuyển sinh thấp, cơ hội trúng tuyển cao

- Nhân tố 5: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn nghề bao gồm 5 biến có hệ

số tương quan với biến tổng đều lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach Alpha của thang đo = 0,763

1. Cha, mẹ định hướng

2. Theo ý kiến anh chị em trong gia đình

3. Theo ý kiến của bạn bè (cùng lớp, cùng trường)

4. Thầy cô giáo chủ nhiệm, giáo viên hướng nghiệp ở trường trung học 5. Theo lời khuyên của chuyên gia tư vấn

- Nhân tố 6: Mức độ đa dạng và hấp dẫn ngành đào tạo bao gồm 2 biến có hệ

số tương quan với biến tổng đều lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach Alpha của thang đo = 0,886

1. Trường có các ngành đào tạo đa dạng 2. Trường có ngành đào tạo hấp dẫn cao

Theo lý thuyết về độ tin cậy, những hệ số Cronbach alpha đủ lớn, thang đo có thể chấp nhận để kiểm định mô hình lý thuyết của đề tài. Riêng nhân tố 7: Những nỗ lực của trường đại học có hệ số Cronbach Alpha là 0,371 thấp hơn 0,6 nên bị loại.

Tóm tắt: Căn cứ mô hình lý thuyết, bảng hỏi thu thập thông tin bao gồm 26 biến quan sát kỳ vọng có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh lớp 12 THPT. Thang đo Likert với dãy giá trị 1 ÷ 5 được sử dụng để đo lường cảm nhận của đối tượng khảo sát về tác động của các yếu tố tác động đến quyết định chọn trường đại học của học sinh. Riêng thang đo cho biến phụ thuộc “quyết định chọn trường đại học”, sử dụng thang đo Likert 5 mức độ tuỳ vào mức độ mong muốn thi vào trường đại học. 1 điểm là “rất không đồng ý”, 2 điểm “không đồng ý”, 3 điểm “phân vân”, 4 điểm “đồng ý”, 5 điểm “rất đồng ý”. Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho 26 biến quan sát, sau khi loại các biến quan sát có trọng số nhỏ hơn 0,5 còn lại 24 biến trích thành 7 nhóm nhân tố. Kết quả phân tích Cronbach alpha cho thấy có 6 trong 7 nhân tố đảm bảo độ tin cậy chứng tỏ thang đo phù hợp.

CHƯƠNG 5:

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH LỚP 12 TRÊN ĐỊA BÀN

HÀ NỘI 5.1 Kết luận

Trên cơ sở mô hình lý thuyết đã được xây dựng, nghiên cứu đã thiết kế và kiểm định thang đo các yếu tố tác động đến quyết định chọn trường đại học của học sinh. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) trích thành 7 nhân tố, sau khi loại các biến có trọng số nhỏ hơn 0,5 còn lại 24 biến quan sát. Các giá trị Eigenvalues đều lớn hơn 0.1 và độ biến thiên được giải thích tích luỹ là 73,451% biến thiên của các biến quan sát. Kết quả phân tích Cronbach Alpha cho thấy có 6 trong tổng số 7 nhân tố có ý nghĩa thống kê do có hệ số Cronbach alpha lớn hơn 0,6. Theo lý thuyết về độ tin cậy, những hệ số Cronbach alpha đủ lớn, thang đo có thể chấp nhận để kiểm định mô hình lý thuyết của đề tài.

Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết cho thấy mô hình đạt được độ tương thích với dữ liệu, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh với 6 yếu tố ảnh hưởng như sau: Yếu tố về mức độ đa dạng và hấp dẫn ngành đào tạo; yếu tố về đặc điểm của trường đại học; Yếu tố về cơ hội trúng tuyển, Yếu tố về các nhân tố ảnh hưởng, yếu tố về những nỗ lực giao tiếp của trường đại học và yếu tố về danh tiếng của trường đại học. Điều đó có nghĩa là khi trường đại học có cơ cấu ngành đào tạo đa dạng, hấp dẫn; đặc điểm của trường đại học càng tốt; trường đại học càng nỗ lực trong tư vấn tuyển sinh và chú trọng xây dựng danh tiếng thương hiệu càng tốt học càng thu hút được đông đảo học sinh dự thi vào trường.

Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết cũng cho thấy, có 3 yếu tố trong mô hình nghiên cứu không có ý nghĩa thông kê trong việc tác động đến quyết định chọn trường của học sinh, bao gồm: Trường có ký túc xá hỗ trợ chổ ở cho sinh viên, Trường có vị trí địa lí phù hợp, thuận lợi cho việc đi lại và học tập

5.2 Một số kiến nghị

Dựa trên kết quả nghiên cứu, một số khuyến nghị đề xuất được đề ra căn cứ vào các nhân tố có ảnh hưởng mạnh nhất trong mô hình và có ý nghĩa về mặt quản lý như sau: Thông tin về trường đại học, ngành nghề thi hay những đặc điểm cố định khác của trường đại học là một trong những nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thi của học sinh. Tuy nhiên, thực tế ghi nhận rằng nhiều học sinh khi muốn tham khảo thông tin về ngành thi hay các trường mà mình có dự định dự thi nhưng hầu hết các thông tin có sẵn thường chỉ là tập hướng dẫn tuyển sinh hàng năm với thông tin ngắn gọn, thiên về hướng dẫn đăng ký nhiều hơn. Các website của các trường đại học được xây dựng lên nhưng không cung cấp nhiều thông tin cho học sinh khi cần tham khảo. Các thông tin về các đặc điểm về các trường đại học thì đôi khi được báo chí đề cập đến nhưng không đầy đủ và không hệ thống. Vì thế, các trường đại học cao đẳng khi muốn hấp dẫn nhiều học sinh dự thi hơn hay muốn nâng cao vị thế, uy tín bằng chất lượng học sinh đầu vào thì nên bắt tay vào xây dựng hệ thống cung cấp thông tin cho riêng mình, cụ thể hơn như nâng cấp website với nhiều thông tin hơn cho đối tượng học sinh muốn dự thi, phát triển tập san giới thiệu về ngành nghề mà trường đào tạo, giới thiệu cơ hội học bổng cũng như điều kiện ký túc xá hay các hỗ trợ về chi phí hiện tại và đồng thời cũng thống kê qua nhiều năm về tỷ lệ chọi, điểm chuẩn hay các tỷ lệ khác

về đầu ra như tỷ lệ tốt nghiệp, tỷ lệ có việc làm của các sinh viên tốt nghiệp.

Bên cạnh đó, việc làm và cơ hội việc làm trong tương lai là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến quyết định chọn trường của học sinh THPT. Không chỉ với các học sinh mà ngay cả với các thầy cô, cha mẹ cũng rất thiếu thông tin về nghề nghiệp khi học trò, con em mình muốn được tư vấn. Vì thế, xây dựng thông tin đầy đủ về các ngành nghề nhằm cung cấp thông tin nhiều chiều cho các học sinh hoặc tạo điều kiện để các học sinh được tham khảo, lắng nghe tỉ mỉ về ngành học là trách nhiệm của ngành giáo dục, của các trường phổ thông, đại học, cao đẳng. Tạo điều kiện để các em được lắng nghe các anh chị đi trước nói về ngành mà họ đã chọn, lắng nghe các chuyên viên tư vấn giải thích về các ngành học hay tự tham khảo thông tin nghề nghiệp khi thấy cần trên các phương tiện sẵn có như tạp chí, tập san hay website là một trong những cách cung cấp thông tin tốt nhất để các em học sinh có một lựa chọn nghề nghiệp phù hợp.

5.2.1 Đối với Bộ Giáo dục và đào tạo

- Hiện nay, tài liệu phục vụ cho GDHN còn nghèo nàn, do vậy Bộ GD&ĐT cần biên soạn tài liệu GDHN, những bản mô tả ngành, nghề cụ thể và chi tiết để có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu của HS về những yêu cầu đặc điểm của ngành, ngành, nghề. Dự báo về nhu cầu nguồn nhân lực trong cả nước và từng địa phương thiếu tính cập nhật vì vậy Bộ GD & ĐT cần có những dự báo kịp thời, đầy đủ về nhu cầu thị trường lao động trên cơ sở đó HS có được những thông tin một cách đầy đủ nhất và cập nhật nhất tạo điều kiện thuận lợi cho việc lựa chọn ngành, nghề phù hợp.

5.2.2 Đối với các trường THPT

- Ban giám hiệu quan tâm đến công tác GDHN, ý thức được tầm quan trọng của GDHN, do vậy các trường THPT cần thực hiện nghiêm túc chủ trương của Bộ GD&ĐT trong việc GDHN cho HS. Đầu tư cơ sở vật chất cần thiết như:các trắc nghiệm tâm lí, hỗ trợ kinh phí, tạo điều kiện thời gian trong việc thực hiện hoạt động GDHN.

- Có kế hoạch tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho HS ngay từ khi các em mới bắt đầu bước vào THPT, khi thực hiện cần lưu ý đến đặc điểm tâm sinh lí, nhu cầu, nguyện vọng của HS, của từng khối lớp để tiến hành hoạt động này một cách hiệu quả nhất.

5.2.3 Đối với HS

- Ý thức cao trong việc chọn ngành, nghề tương lai ngay từ khi bắt đầu bước vào THPT. Nhận thức được tầm quan trọng của sự định hướng ngành, nghề để có kế hoạch tự bồi dưỡng, tích cực trong học tập nhằm hình thành những kiến thức, năng lực liên quan đến ngành, nghề mà mình đã lựa chọn.

- HS phải có thói quen tự đánh giá bản thân, tích cực tìm hiểu những thông tin về ngành, nghề về nhu cầu thị trường lao động của xã hội để có một nền tảng kiến thức vững chắc làm cơ sở cho sự lựa chọn ngành, nghề phù hợp, tránh được những sai lầm trong quá trình chọn ngành, nghề.

- Sẵn sàng hợp tác với thầy cô trong quá trình hướng nghiệp, mạnh dạn chia sẻ, bày tỏ những khó khăn của bản thân trong quá trình chọn ngành, nghề với thầy cô, với cha mẹ và với các nhà tham vấn để họ kịp thời trợ giúp các em tháo gỡ những khó khăn đó, có như vậy mới tạo được hứng thú, củng cố niềm tin trong học tập cũng như trong việc lựa chọn ngành, nghề tương lai.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

Tiếng Việt:

1. Trương Thị Hoa (2014) Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông khu vực Hà Nội qua tham vấn nghề

2. Phạm Tất Dong, Vũ Văn Tảo, Nguyễn Như Ất, Lưu Đình Mạc, Phạm Huy Thụ (2003), Thực trạng và giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông, HN

3. Trần Văn Quí, Cao Hào Thi (2009), “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông”, Tạp chí phát triển KH&CN (số 15-2009), ĐHQG TP.HCM.4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Đổi mới quản lý hệ thống giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

5. Nguyễn Văn Hộ (Chủ biên), Nguyễn Thị Thanh Huyền (2006), Hoạt động hướng nghiệp và giảng dạy kỹ thuật trong trường trung học phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Nguyễn Phương Toàn (2011) Khảo sát các yếu tố tác động đến việc chọn trường của học sinh lớp 12 Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

7. Nguyễn Thị Sang (2010), “Đặc điểm chung về định hướng giá trị nghề

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH LỚP 12 TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w