Tình hình kinh tế

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH LỚP 12 TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI (Trang 52)

Với điều kiện tự nhiên phong phú, nguồn lực cho phát triển dồi dào Hà Nội có nhiều tiềm năng và lợi thế so với các tỉnh, thành phố khác đã

tạo ra nhiều cơ hội và thách thức lớn cho việc phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Trong những năm qua kinh tế Hà Nội đã có sự tăng trưởng liên tục, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của cả nước. Năm 2012, với dân số chiếm 7,84% cả nước, thành phố Hà Nội đã đóng góp 10,06% GDP, 9% kim ngạch xuất khẩu, 13,5% giá trị sản xuất công nghiệp, 23,5% vốn đầu tư phát triển, 19,73% thu ngân sách và 23,5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Năm 2013 là năm bản lề của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015, trước nhữngkhó khăn của nền kinh tế, Hà Nội đã vượt lên, tiếp tục giữ tốc độ tăng trưởngvà có những bước phát triển, đóng góp 10,1% GDP; 7,5% kim ngạch xuất khẩu;17,2% thu ngân sách và 21,64% tổng vốn đầu tư của cả nước. Tổng sản phẩm trên địabàn tăng 8,25% đạt kế hoạch đề ra là từ 8,0-8,5% và bằng 1,53 lần mức tăng chung của cả nước (5.4%). Theo Cục Thống kê Thành phố Hà Nội ước tính năm 2014, tổng sản phẩm trên địa bàn Hà Nội (GRDP) tăng 8,8% so cùng kỳ năm trước.

Cùng với tốc độ tăng cao liên tục và khá ổn định của GDP, cơ cấu ngành kinh tế của Hà Nội đang hình thành một hình thái với chất lượng caohơn, cơ cấu ngành chuyểnbiến khá nhanh theo hướng tích cực, giảm nhanh tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăngnhanh tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, trong đó dịch vụ đóng vai trò chủđạo từ năm 2008 đến nay ngành dịch vụ luôn chiếm trên 50% trong cơ cấu tổng sảnphẩm trên địa bàn, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm từ 6,6% năm 2008 xuống còn 5,36% năm 2013.

Chuyển dịch cơ cơ cấu vùng kinh tế của Hà Nội đã có những thay đổi theo hướng tích cực, từng bước khai thác và phát huy lợi thế của từng vùng, từng ngành, từng thành phần kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng

trưởng kinh tế cao quacác thời kỳ và qua các năm. Sự biến đổi về biên giới hành chính dẫn đến sự mở rộngthành phố dẫn đến những biến đổi quan trọng như quá trình đô thi hóa tăng nhanhthúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng việc làm phi nông nghiệp,chuyển đổi mục đích sử dụng đất…. Khu vực kinh tế thành thị gồm có 10 quận nộithành có tốc độ tăng trưởng cao là nơi tập trung của các ngành dịch vụ, côngnghiệp có trình độ, có giá trị lớn. Khu vực ngoại thành gồm 18 huyện và 1 thị xã có tốc độ phát triển chậm hơn do vậy sẽ có xu hướng gia tăng khoảng cách vớinội thành.

Sau khi mở rộng địa giới hành chính, với hơn 6 triệu dân, Hà Nội có 3,2 triệu người đang trong độ tuổi lao động. Mặc dù vậy, thành phố vẫn thiếu lao động có trình độ chuyên môn cao. Nhiều sinh viên tốt nghiệp vẫn phải đào tạo lại, cơ cấu và chất lượng nguồn lao động chưa dịch chuyển theo yêu cầu cơ cấu ngành kinh tế. Hà Nội còn phải đối đầu với nhiều vấn đề khó khăn khác. Năng lực cạnh tranh của nhiều sản phẩm dịch vụ cũng như sức hấp dẫn môi trường đầu tư của thành phố còn thấp. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn chậm, đặc biệt cơ cấu nội ngành công nghiệp, dịch vụ và các sản phẩm chủ lực mũi nhọn. Chất lượng quy hoạch phát triển các ngành kinh tế ở Hà Nội không cao và thành phố cũng chưa huy động tốt tiềm năng kinh tế trong dân cư.

Trình độ phát triển kinh tế có tác dụng quyết định đối với giáo dục trên các mặt: chương trình giáo dục, điều kiện học, quy mô và tốc độ phát triển giáo dục. Kinh tế quyết định hệ thống, cấu trúc giáo dục. Kinh nghiệm từ nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy đầu tư vào giáo dục cho phát triển nguồn lực con người mang lại tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định hơn. Mặt khác hiệu quả đầu tư cho phát triển con người có độ lan toả đồng đều, nó mang lại sự công bằng hơn về cơ hội phát triển cũng như việc hưởng thụ các lợi ích của sự phát triển. Giáo dục ảnh hưởng

toàn diện đến phát triển con người, tố chất của con người được cải thiện được nâng cao thì kinh tế mới tiếp tục được phát triển. Khi nhiều người được giáo dục đạt trình độ cao sẽ làm giảm tỷ suất sinh, do đó giảm áp lực lên kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng dân số. Với vị thế là trung tâm kinh tế của cả nước, Hà Nội có hệ thống giáo dục phát triển, tập trung đào tạo ra nguồn nhân lực đào tạo cho cả nước.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH LỚP 12 TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI (Trang 52)