Yếu tố giáo dục hướng nghiệp của nhà trường

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH LỚP 12 TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI (Trang 45)

Về mặt lí luận, giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phải đóng vai trò chủ đạo trong việc định hướng và lựa chọn nghề nghiệp của HS. Hướng nghiệp cho HS trong trường phổ thông được thể hiện như là một hệ thống tác động sư phạm nhằm giúp cho các em lựa chọn được nghề nghiệp một cách hợp lý. Trong nhà trường, giáo dục hướng nghiệp là một trong những hình thức hoạt động học tập của HS. Thông qua hoạt động này, mỗi HS phải lĩnh hội được những thông tin về nghề nghiệp trong xã hội, nắm được hệ thống các yêu cầu của từng nghề cụ thể mà mình muốn

chọn, phải có kĩ năng tự đối chiếu những phẩm chất, những đặc điểm tâm - sinh lý của mình với hệ thống yêu cầu của nghề đang đặt ra cho người lao động... Như vậy, thông qua việc tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp, nhà trường sẽ giúp cho học sinh lựa chọn nghề nghiệp một cách phù hợp về nhu cầu, hứng thú, sở trường, đặc điểm tâm - sinh lý của mỗi HS, đồng thời phù hợp với điều kiện của mỗi HS cũng như nhu cầu về nhân lực của xã hội đối với nghề. Từ đó giúp điều tiết hợp lý việc chuẩn bị nguồn lực lao động cho xã hội, đáp ứng tốt nhu cầu về nguồn nhân lực của đất nước trong quá trình CNH - HĐH. Từ đó có thể khẳng định, GDHN và tư vấn hướng nghiệp học đường là không thể thiếu trong các hoạt động giáo dục ở trường phổ thông. Là một trong các mặt giáo dục phát triển toàn diện cho HS, hơn nữa nó còn mang ý nghĩa kinh tế - xã hội rất lớn.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH LỚP 12 TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w