Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh trong lĩnh vực tài chính ngân sách từ thực tiễn ở hà giang (Trang 64)

Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới cực bắc của Tổ quốc, có vị trí chiến lƣợc đặc biệt quan trọng thuộc vùng Đông bắc Việt Nam, phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam-Trung Quốc. Diện tích tự nhiên 7.914,9 km2, 276 km đƣờng biên giáp với Trung Quốc; dân số toàn tỉnh trên 73 vạn ngƣời, với 23 dân tộc cùng chung sống. Nhiệt độ trung bình năm là 22,40C; lƣợng mƣa bình quân là 1.808,9 mm; độ ẩm trung bình là 84%. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, riêng vùng cao khí hậu mang sắc thái ôn đới.

Địa hình Hà Giang mang đặc điểm của tỉnh miền núi phức tạp, nhiều núi cao, vực sâu, độ dốc lớn và cao dần từ phía nam lên phía bắc. Dải núi cao Tây Côn Lĩnh và Cao nguyên Đồng Văn đã tạo nên một địa hình chia cắt thấp dần về phía Đông Nam và đƣợc chia thành 3 vùng:

Vùng 1: Là vùng núi đá Độ cao trung bình từ 1.000 - 1.600m so với mặt biển, vùng này phổ biến là địa hình dạng vòm và nửa vòm, dốc, có nhiều dãy núi nối tiếp nhau liên tiếp gồm các huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ và một phần huyện Vị Xuyên nằm trên Cao nguyên đá Đồng Văn (Năm 2010 Cao nguyên đá Đồng Văn được UNESCO công nhận là Công viên địa chất thuộc mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu, đây là lợi thế rất lớn để phát triển du lịch và dịch vụ). Đá vôi chiếm 90%, có đỉnh Lũng Cú cao 1621m;

Vùng 2: Vùng núi đất Độ cao trung bình từ 900 - 1.000m thuộc thƣợng nguồn sông Chảy gồm các huyện Xín Mần, Hoàng Su Phì và một phần huyện Vị

53

Xuyên và Bắc Quang, nằm một phần trên cao nguyên Bắc Hà có đỉnh Tây Côn Lĩnh cao 2.431m, xen kẽ với những dải núi cao là thung lũng với những dải đất hẹp.

Vùng 3: Là vùng đồi núi thấp, thung lũng độ cao trung bình từ 50 - 100m gồm thành phố Hà Giang, huyện Bắc Mê, Quang Bình và một phần của huyện Vị Xuyên và Bắc Quang. Địa hình vùng này chủ yếu là các dạng đồi thấp, rừng già xen kẽ các cánh đồng lúa nƣớc, soi bãi chạy dọc đôi bờ sông, suối, đây là vùng đất đai phì nhiêu thích ứng với nhiều loại cây trồng cho phát triển kinh tế.

Do đặc điểm địa chất, vị trí địa lý, Hà Giang có những nguồn lợi và tiềm năng. Tỉnh có 9 nhóm đất, trong đó chủ yếu là đất xám, rất thích hợp phát triển cho cây dƣợc liệu và cây ăn quả. Hà Giang có diện tích rừng lớn với 262.957ha rừng tự nhiên, rừng nguyên sinh với các loại động thực vật quý nhƣ gấu, ngựa, voọc bạc má, gà lôi … cùng với các loại cây gỗ quý, dƣợc liệu quý. Tài nguyên nƣớc có sông Lô, sông Gâm, sông Nho Quế, sông Chảy và nhiều sông suối có nhiều tiềm năng rất lớn cho phát triển thủy điện. Về tài nguyên khoáng sản trên đất Hà Giang có tới 28 loại khoáng sản khác nhau, điển hình có trữ lƣợng lớn, chất lƣợng cao nhƣ: quặng sắt, chì, kẽm, vàng, mangan, ăngtimon, thiếc…

Do địa hình phức tạp đã tạo cho Hà Giang có nhiều sông, suối, hồ phục vụ đời sống cƣ dân và thuận tiện cho tƣới tiêu đồng ruộng. Ngoài những sông chính chảy qua địa phận tỉnh Hà Giang là sông Lô, bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) chảy qua Thanh Thủy, Thành phố Hà Giang và sông Gâm bắt nguồn từ Trung Quốc qua Cao Bằng, Bắc Mê chảy xuống Tuyên Quang, còn có một số sông ngắn và nhỏ chảy trong tỉnh nhƣ đoạn nguồn sông Chảy, sông Nho Quế, sông Miện, sông Bạc, sông Chừng cùng với nhiều suối to, nhỏ nằm sen giữa núi rừng. Sông ở Hà Giang có độ nông sâu không đều, độ dốc lớn nhiều thác ghềnh, không thuận lợi cho giao thông đƣờng thủy, nhƣng đó cùng

54

là nguồn nƣớc chính phục vụ cho sinh hoạt, tƣới tiêu đồng ruộng, đảm bảo môi trƣờng sinh thái.

Là tỉnh miền núi cao nên khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, lạnh rõ rệt so với vùng thấp và trung du kế cận. Do đặc trƣng khí hậu đã tạo điều kiện tốt giúp cây trồng phát triển. Bên cạnh những thuận lợi, về mùa đông và mùa xuân vùng cao nó nơi có sƣơng muối, băng giá, gió lạnh, không có mƣa gây thiếu nƣớc, vào mùa hè lại có những đợt mƣa kéo dài gây lũ quét làm ảnh hƣởng đến sản xuất và đời sống. Những thuận lợi và bất lợi về thời tiết, khí hậu trong tỉnh diễn ra có tính quy luật khách quan mà con ngƣời chƣa đủ khả năng chế ngự để thay đổi các điều kiện tự nhiên, chỉ có lợi dụng tối đa những thuận lợi và hạn chế mức độ thiệt hại do điều kiện bất lợi để bố trí có hiệu quả kế hoạch sản xuất và tổ chức tốt đời sống cho nhân dân trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh trong lĩnh vực tài chính ngân sách từ thực tiễn ở hà giang (Trang 64)