sách của HĐND tỉnh Hà Giang.
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc thì hoạt động giám sát trong lĩnh vực tài chính – ngân sách còn một số hạn chế:
- Đối với việc tổ chức đoàn giám sát, có thể thấy phƣơng thức giám sát chƣa phù hợp, phƣơng thức giám sát chính vẫn là giám sát qua văn bản, họp với cơ quan công quyền. Vì vậy tính chất độc lập của thông tin còn hạn chế, nguồn chủ yếu mà HĐND sử dụng khi ra quyết định phân bổ hay giám sát ngân sách dựa chủ yếu vào thông tin từ cơ quan công quyền.
- Giám sát của HĐND còn hình thức: nội dung chƣa sâu, chƣa tập trung vào các vấn đề bức xúc ở địa phƣơng; kết luận chƣa chỉ đúng căn nguyên… Có trƣờng hợp kết luận giám sát chƣa đƣợc chú trọng, việc tiếp thu, khắc phục hạn chế dẫn đến tình trạng “còi thổi cứ thổi, xe chạy cứ chạy”.
- Đối với hoạt động chất vấn, chất lƣợng chất vấn chƣa cao, nhiều đại biểu đặt ra những câu hỏi do chƣa nắm đƣợc sự thay đổi trong các cơ chế
88
chính sách tài chính hoặc chỉ trực tiếp liên quan đến lợi ích nhỏ lẻ của cử tri đơn vị mà mình đại diện. Những chất vấn của HĐND có tính chất định hƣớng chiến lƣợc về cơ chế, chính sách để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn chƣa nhiều.
- Sự trau dồi, học hỏi kinh nghiệm thì chủ yếu do cá nhân các đại biểu tự tìm hiểu cơ chế, chính sách, cách thức giám sát qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ: báo chí, truyền thanh, truyền hình. Sự am hiểu của các đại biểu không chuyên trách về tài chính ngân sách còn khá mờ nhạt. Trong các kỳ họp chính thức bàn về ngân sách, có rất ít ý kiến trái chiều và đại bộ phận các đại biểu đồng ý với phƣơng án phân bổ do UBND đƣa ra.