Hoạt động giám sát giữa các kỳ họp (giám sát thường xuyên và giám sát

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh trong lĩnh vực tài chính ngân sách từ thực tiễn ở hà giang (Trang 88)

chuyên đề của Thường trực HĐND và Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh):

Thực hiện chƣơng trình giám sát hàng năm đã đƣợc HĐND tỉnh Hà Giang khóa XV, nhiệm kỳ 2004-2011 phê chuẩn. Thƣờng trực HĐND, các Ban HĐND tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch giám sát và tổ chức hoàn thành kế hoạch theo chƣơng trình đề ra. HĐND tỉnh đã tiến hành tổ chức 122 cuộc giám sát, kiến nghị 684 ý kiến, tỷ lệ giải quyết đạt 86%. Các cuộc giám sát đều đƣợc thực hiện đúng quy trình, có nhiều đổi mới cả về nội dung và hình thức. Trong đó Ban Kinh tế Ngân sách đã giám sát đƣợc 25 cuộc thuộc các lĩnh vực kinh tế, tài chính – ngân sách.

Nhiệm kỳ HĐND tỉnh Hà Giang khóa XVI, từ năm 2011 đến 31/12/2014 đã tổ chức đƣợc 73 đoàn giám sát, tổng số kiến nghị của các đoàn giám sát là 541 kiến nghị, số kiến nghị đã đƣợc giải quyết là 348 kiến nghị đạt tỷ lệ 64,33%. Trong đó Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh đã tổ chức đƣợc 15 cuộc thuộc các lĩnh vực kinh tế, tài chính – ngân sách.

3.3.2.1. Hoạt động giám sát của Thường trực HĐND tỉnh

Theo quy định của pháp luật, Thƣờng trực HĐND tỉnh là một chủ thể giám sát quan trọng. Chƣơng trình giám sát hàng năm của Thƣờng trực và các Ban HĐND đƣợc trình tại kỳ họp HĐND để xem xét, quyết định. Trên cơ sở đó, Thƣờng trực HĐND, các Ban HĐND xây dựng chƣơng trình giám sát 6 tháng, một năm trên các lĩnh vực. Trong những năm vừa qua, Thƣờng trực HĐND tỉnh Hà Giang đã chủ động điều hòa hoạt động giám sát của Thƣờng trực và các Ban phù hợp với thực tế. Tính từ năm 2004 đến nay, Thƣờng trực HĐND tỉnh đã tổ chức đƣợc 11 đoàn giám sát chuyên đề về lĩnh vực tài chính ngân sách: quản lý và sử dụng ngân sách nhà nƣớc, xây dựng cơ bản, công tác quản lý thuế, quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp, sử dụng vốn chƣơng trình mục tiêu quốc gia, v.v..

77

Các đoàn giám sát của Thƣờng trực HĐND tỉnh đều ban hành kế hoạch, xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, chƣơng trình, thời gian cụ thể và có đề cƣơng hƣớng dẫn chi tiết các vấn đề cần giám sát nhằm đảm bảo mục tiêu giám sát. Hầu hết các đợt giám sát của Thƣờng trực HĐND tỉnh Hà Giang đều đƣợc tổ chức thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh lựa chọn những vùng trọng điểm, vùng thuận lợi, vùng khó khăn để giám sát trực tiếp; những đơn vị, địa phƣơng không đến giám sát trực tiếp đƣợc thì tiến hành giám sát qua báo cáo để có cơ sở so sánh, đánh giá một cách toàn diện, tổng thể. Khi tổ chức các đoàn giám sát chuyên đề, ngoài đại biểu là thành phần theo quy định, Thƣờng trực HĐND tỉnh còn mời đại diện các ngành có chuyên môn sâu tham gia. Kết thúc đợt giám sát Thƣờng trực HĐND tỉnh có báo cáo đánh giá đúng về thực trạng, đồng thời kịp thời phát hiện các vi phạm, nêu rõ nguyên nhân, đề ra các giải pháp và trình kỳ họp HĐND tỉnh để xem xét, quyết định. Trên cơ sở kết quả giám sát, Thƣờng trực HĐND tỉnh ra thông báo kết luận giám sát, yêu cầu các đơn vị chịu sự giám sát thực hiện nghiêm túc các kết luận, vì vậy mà chất lƣợng, hiệu quả giám sát đƣợc nâng lên rõ rệt, đƣợc các cấp, các ngành đồng tình, đƣợc cử tri và dƣ luận đánh giá cao.

Để thực hiện tốt chức năng giám sát, Thƣờng trực HĐND tỉnh Hà Giang đã chủ động điều hòa, phối hợp và trực tiếp tham gia hoạt động giám sát của các Ban HĐND; dự các cuộc họp thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh, định kỳ hàng tháng tổ chức các cuộc họp giữa Thƣờng trực với các Ban HĐND tỉnh và cơ quan Văn phòng để tổ chức tốt các hoạt động giám sát, kịp thời đề nghị các Ban HĐND tỉnh thực hiện hoặc điều chỉnh các nội dung giám sát cần thiết hoặc cử tri quan tâm, kiến nghị qua các đợt tiếp xúc cử tri; đóng góp ý kiến về những lĩnh vực cần giám sát; phối hợp chặt chẽ với các Ban trong thực hiện kế hoạch giám sát. Mặt khác, thông qua việc tổ chức các đoàn giám sát, Thƣờng trực HĐND tỉnh đã phát hiện ra nhiều bất cập về cơ chế, chính sách; những tồn tại, yếu kém của các cấp, các ngành. Qua đó, làm cơ sở để HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết sát thực, phù hợp thực tiễn, có tính khả thi cao.

78

3.3.2.2. Hoạt động giám sát của các Ban HĐND tỉnh (đối với lĩnh vực tài chính – ngân sách là hoạt động giám sát của Ban Kinh tế - ngân sách HĐND tỉnh).

Các Ban của HĐND tỉnh là những cơ quan tham mƣu, giúp việc của HĐND tỉnh. Trong hoạt động giám sát, các Ban HĐND có nhiệm vụ giúp HĐND giám sát hoạt động của UBND tỉnh, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và hoạt động của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh; Giúp Hội đồng nhân dân giám sát cơ quan nhà nƣớc, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân trong việc thi hành Hiến pháp, luật, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nƣớc cấp trên và Nghị quyết của HĐND tỉnh.

Đối với hoạt động giám của Ban Kinh tế - Ngân sách của HĐND tỉnh, Ban đã chủ động xây dựng chƣơng trình, kế hoạch giám sát đối với các lĩnh vực phụ trách của mình. Trong nhiệm kỳ HĐND khóa XV (2004-2011) và HĐND khóa XVI, từ 2011 đến nay, Ban Kinh tế Ngân sách đã tổ chức đƣợc hơn 40 cuộc thuộc các lĩnh vực kinh tế, tài chính – ngân sách.

Các ví dụ:

* Năm 2007, Ban Kinh tế Ngân sách đã thực hiện giám sát chuyên đề về thu, chi ngân sách Nhà nƣớc 6 tháng đầu năm. Qua giám sát Ban Kinh tế Ngân sách đã có những đánh giá về tình hình và kết quả thực hiện, nhƣ thu ngân sách 6 tháng đầu năm là 5 tỷ đồng, đạt 50% Nghị quyết HĐND tỉnh, tuy nhiên Ban cũng đƣa ra các kiến nghị, đề xuất đối với các đối tƣợng đƣợc giám sát nhƣ: Đẩy mạnh công tác thu các khoản thuế, phí và lệ phí đã đƣợc phân cấp trên địa bàn; đề nghị rà soát lại phƣơng án phân bổ dự toán chi ngân sách để điều chỉnh một số nhiệm vụ chi theo đúng quy định và nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chi nhƣ trích lập quỹ xóa đói giảm nghèo, kinh phí dự phòng, tiết kiệm chi để thực hiện cải cách tiền lương…; đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành liên quan thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách về thuế, phí, và các loại phí theo Nghị quyết HĐND tỉnh.

79

* Năm 2010, Ban Kinh tế Ngân sách đã thẩm tra báo cáo về tình hình thực hiện thu, chi ngân sách địa phƣơng 6 tháng đầu năm và thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm. Ban đã đƣa ra đƣợc các con số cụ thể nhƣ sau: tổng thu NSNN trên địa bàn 6 tháng đầu năm đạt 74% Nghị quyết HĐND tỉnh, tăng 41,6% so với cùng kỳ năm trƣớc. Tính theo nguồn thu thì có 11/12 khoản thu về thuế, phí nội địa đạt trên 50% dự toán, tuy nhiên Ban cũng đã đƣa ra những tồn tại nhƣ sau:

- Một số huyện giao dự toán thu ngân sách cho các xã chƣa sát thực, dẫn đến kết quả thu đạt thấp, không đảm bảo nguồn chi. Việc thực hiện thu hồi thuế nợ đọng tại một số địa bàn chậm, trong 6 tháng đầu năm số thuế nợ đọng còn 15,009 tỷ đồng; tổng số nợ thuế xuất nhập khẩu quá hạn là 118,5 tỷ đồng.

- Một số huyện chƣa chủ động phân bổ chi tiết vốn sự nghiệp một số chƣơng trình mục tiêu, đồng thời tiến độ giải ngân đạt thấp nhƣ chƣơng trình 135 đạt 25%, chƣơng trình mục tiêu về giáo dục đào tạo đạt 28%, chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo đạt 33%...

- Tổng kinh phí chuyển nguồn từ năm 2009 sang năm 2010 là 608,6 tỷ đồng nhƣng mới thực hiện chi 56,7% điều này đã làm ảnh hƣởng khá lớn đến tốc độ tăng trƣởng kinh tế và thu ngân sách năm 2010…

Sau thẩm tra Ban Kinh tế Ngân sách kiến nghị với UBND tỉnh:

- Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các huyện kiểm tra, rà soát lại phƣơng án phân bổ dự toán thu, chi ngân sách để có giải pháp tăng nguồn thu và điều chỉnh một số nhiệm vụ chi cho phù hợp với tình hình thực tế, đẩy nhanh tiến độ thực hiện để tăng cƣờng công tác giải ngân vốn các chƣơng trình, dự án đã đƣợc tỉnh phân cấp làm chủ đầu tƣ;…

- Đề nghị UBND tỉnh tiến hành tổ chức việc tổng kết, đánh giá định mức phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên ngân sách địa phƣơng, phƣơng án phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ điều tiết thu giữa ngân sách các cấp trong giai đoạn 2007 – 2010, để trên cơ sở đó xây dựng định mức, phƣơng án

80

mới trong giai đoạn 2011 – 2015 đúng các quy định hiện hành và phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng.

* Năm 2013, Ban Kinh tế Ngân sách thực hiện giám sát chuyên đề về kết quả thực hiện dự toán thu, chi ngân sách năm 2013. Qua giám sát Ban đã đánh giá đƣợc kết quả tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách, cụ thể:

- Về thu ngân sách: Tổng thu ngân sách 9.470,2 tỷ đồng, trong đó thu nội địa 855,2 tỷ đồng đạt 112% kế hoạch; thu từ xuất nhập khẩu 280 tỷ đồng, đạt 55% kế hoạch; ghi thu và quản lý qua ngân sách 232 tỷ đồng đạt 211% kế hoạch. Thu ngân sách trên địa bàn vƣợt so với dự toán: đạt 109,6% so với dự toán TW giao; 100,1% dự toán do HĐND tỉnh giao, trong đó thu thuế và phí đạt: 113,2% dự toán TW giao, 111,7% dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2012;…

- Về chi ngân sách: Tổng chi ngân sách năm 2013 là 9.184,9 tỷ đồng, công tác quản lý điều hành chi ngân sách của các cấp ngân sách tỉnh Hà Giang, nhìn chung đảm bảo đúng luật, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chấp hành nghiêm túc sự chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ tại Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 24/5/2013 và hƣớng dẫn của Bộ Tài chính về thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà năm 2013, đáp ứng nhu cầu chi của tỉnh, huyện, xã, cụ thể: chi ngân sách địa phƣơng đạt 102% dự toán, trong đó: chi đầu tƣ phát triển đạt 104%, chi thƣờng xuyên cân đối đạt 100% dự toán, chi dự phòng ngân sách 3 cấp đúng mục đích và đạt 100% dự toán, tiến độ giải ngân vốn trái phiếu Chính phủ đạt 100% kế hoạch.

Tuy nhiên qua giám sát Ban chỉ ra đƣợc một số tồn tại, hạn chế:

- Thu thuế từ hoạt động xuất nhập khẩu chỉ đạt 55% dự toán và thấp hơn so với cùng kỳ năm 2012.

- Đội ngũ kế toán ngân sách xã ở nhiều nơi hạn chế về trình độ nghiệp vụ, nên đã không đáp ứng đƣợc việc tham mƣu cho HĐND, UBND và chủ tài khoản

81 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ngân sách cấp xã trong quản lý thu, chi ngân sách đƣợc giao hàng năm. Bên cạnh đó việc thực hiện công khai tài chính, ngân sách cấp xã cũng chƣa đƣợc chú trọng. - Việc giao kế hoạch vốn cho các chƣơng trình, mục tiêu quốc gia còn chậm so với năm kế hoạch, cho nên đã gây khó khăn cho các huyện, thành phố, các sở, ngành trong tổ chức thực hiện…

Từ đó Ban đã đƣa ra các kiến nghị: - Với cấp tỉnh:

+ Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành liên quan đẩy mạnh xúc tiến đầu tƣ thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp ngoài tỉnh tích cực tham gia các hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Quốc gia Thanh thủy và các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh.

+ Tiến hành giao sớm vốn thuộc các chƣơng trình, mục tiêu quốc gia trong kế hoạch hàng năm để các huyện, thành phố chủ động thực hiện.

+ Đến thời kỳ ổn định ngân sách lần sau đề nghị tăng định mức chi thƣờng xuyên cho ngân sách cấp xã, các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn các huyện, thành phố; Xem xét điều chỉnh tỷ lệ phân chia nguồn thu theo hƣớng để lại 100% cho ngân sách cấp huyện đối với các khoản thu về phí bảo vệ môi trƣờng…

- Đối với cấp huyện: đề nghị chú trọng công tác tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ kế toán ngân sách cấp xã, đồng thời tăng cƣờng kiểm tra, hƣớng dẫn cấp xã trong việc quản lý, điều hành thực hiện dự toán thu, chi ngân sách hàng năm.

- Đối với cấp xã: đề nghị UBND thực hiện thƣờng xuyên việc công khai về dự toán, quyết toán thu, chi ngân sách hàng năm đến toàn thể cán bộ, công chức cấp xã. Đề nghị HĐND, thanh tra nhân dân xã, phƣờng, thị trấn tăng cƣờng giám sát, kiểm tra về tình hình triển khai thực hiện trong lĩnh vực này.

82

Tại kỳ họp cuối năm 2013, Ban Kinh tế Ngân sách HĐND Hà Giang đã có báo cáo kết quả giám sát về việc phân bổ và chấp hành dự toán chi thƣờng xuyên ngân sách tỉnh, theo đó, đã kiến nghị với UBND tỉnh 6 vấn đề liên quan đến việc phân bổ và chấp hành dự toán chi thƣờng xuyên. Qua theo dõi kết quả giải quyết các kiến nghị sau giám sát, đến nay UBND tỉnh đã chỉ đạo và giải quyết 4/6 vấn đề theo kiến nghị của Ban Kinh tế Ngân sách HĐND tỉnh, đó là: khắc phục việc chậm trễ trong lập, phân bổ, chấp hành dự toán, quyết toán ngân sách hàng năm, nhất là việc phân bổ, thẩm tra dự toán nhiều lần; rà soát lại định mức phân bổ chi thƣờng xuyên để kiến nghị HĐND tỉnh xem xét, điều chỉnh một số định mức chi không còn phù hợp; thực hiện phân bổ dự toán cho các đơn vị sự nghiệp phù hợp với mức tự đảm bảo của từng đơn vị; kiểm tra việc lập dự toán và chi trả phụ cấp đối với “nhân viên thú y” do Chi cục thú y hợp đồng và chức danh cán bộ không chuyên trách “cán bộ khuyến nông – thú y cơ sơ” do UBND xã hợp đồng tại các địa phƣơng…

Tóm lại, qua các đợt giám sát chuyên đề hoặc thẩm tra của Ban Kinh tế Ngân sách đều chỉ ra đƣợc các hạn chế, tồn tại, đƣa ra các kiến nghị, đề nghị sau giám sát, qua đó các đối tƣợng giám sát đều phải đƣa ra các biện pháp khắc phục, điều chỉnh các hạn chế, tồn tại và UBND các cấp phải tiếp thu, chỉ đạo giải quyết trong thời gian sau khi có hoạt động giám sát.

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh trong lĩnh vực tài chính ngân sách từ thực tiễn ở hà giang (Trang 88)