Đối với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh trong lĩnh vực tài chính ngân sách từ thực tiễn ở hà giang (Trang 108)

- Đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội sớm ban hành Luật Tổ chức chính quyền địa phƣơng (thay thế Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003), cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 và luật hóa các quan điểm, chủ trƣơng của Đảng vể đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phƣơng; cần chú trọng đến vị trí pháp lý của Thƣờng trực HĐND là một cơ quan của HĐND (theo quy định hiện hành thì Thường trực HĐND chưa phải là một cơ quan) để thực hiện các chức năng của HĐND giữa các kỳ họp. Về cơ cấu tổ chức của Thƣờng trực HĐND và các Ban của HĐND; đối với Thƣờng trực HĐND gồm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch (nên bỏ chức danh Ủy viên Thường trực HĐND như hiện nay), trong đó Chủ tịch HĐND là Bí thƣ cấp ủy và hoạt động kiêm nhiệm, 2 Phó Chủ tịch HĐND hoạt động chuyên trách, 1 Phó Chủ tịch là Ủy viên Ban Thƣờng vụ cấp ủy và 1 Phó Chủ tịch là cấp ủy viên; tăng tỷ lệ đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách, đối với Trƣởng các Ban HĐND nên cơ cấu trong BCH Đảng bộ tỉnh; việc phân cấp, phân quyền giữa Trung ƣơng và địa phƣơng; chính sách, điều kiện hoạt động, chế độ đãi ngộ đối với ngƣời làm công tác đại biểu dân cử; cơ chế, quy định để đại biểu HĐND giành nhiều thời gian cho hoạt động của HĐND…; Sửa đổi Quy chế hoạt động của HĐND năm 2005 cho phù hợp với tình hình thực tế.

- Cần nghiên cứu, ban hành sớm Luật giám sát của HĐND các cấp trên cơ sở tách từ chƣơng III “hoạt động giám sát của HĐND…” trong Luật Tổ chức HĐND và UBND hiện hành để bổ sung và xây dựng thành Luật hoạt động giám sát của HĐND (hiện tại mới có Luật về hoạt động giám sát của Quốc hội), trong đó quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan giám sát, cơ

97

quan bị giám sát trong chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động diễn ra trong đời sống xã hội; quy định rõ chức năng, trách nhiệm cá nhân của những cán bộ đảm nhận trọng trách ở địa phƣơng, quy định chế tài cụ thể trong hoạt động giám sát của cơ quan HĐND và nhiệm vụ, trách nhiệm thực hiện các kết luận giám sát của các cơ quan chấp hành.

- Xem xét, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách Nhà nƣớc; quy định HĐND cấp tỉnh cần quyết định và phân bổ ngân sách đúng thời gian quy định của Luật NSNN. Tích cực phân cấp cho HĐND cấp huyện, xã quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phƣơng nhằm phát huy tính chủ động và đề cao vai trò, trách nhịêm của HĐND; khuyến khích khai thác các nguồn tiềm năng, thế mạnh tại chỗ, bồi dƣỡng và tăng thu cho ngân sách để phát triển KT-XH ở địa phƣơng.

- Quốc hội cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Luật bầu cử đại biểu HĐND tạo cơ sở pháp lý để có thể lựa chọn đƣợc đội ngũ đại biểu HĐND đảm bảo đủ tiêu chuẩn, có tâm, tầm, tài – yếu tố quan trọng tạo ra chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của HĐND nói chung và HĐND cấp tỉnh nói riêng.

- Đề nghị Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị quyết 545/UBTVQH11 ngày 11/12/2007 của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội về tổ chức và hoạt động của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra, tạo sự thống nhất trong cả nƣớc, nhằm xây dựng bộ máy Văn phòng đủ mạnh để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ công tác tham mƣu, giúp việc cho HĐND, Thƣờng trực HĐND và các Ban HĐND.

- Đề nghị Ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội thƣờng xuyên tổ chức các hội nghị tập huấn, các cuộc hội thảo về kỹ năng hoạt động cho Thƣờng trực HĐND, các Ban HĐND, các đại biểu HĐND và cán bộ Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh.

98

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh trong lĩnh vực tài chính ngân sách từ thực tiễn ở hà giang (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)