Thực trạng giấy tờ tại thời điểm chuyển đổi vụ

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện ân thi, tỉnh hưng yên (Trang 64)

4.1. GCNQSDĐ, QĐ giao đất tạm thời 2 3 8 13

4.2. Giấy tờ hợp pháp khác 2 3 5

4.3. Không có giấy tờ

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Qua bảng 3.7 cho thấy tình hình chuyển đổi QSDĐ có sự khác biệt giữa các

xã điều tra. Xã Hồng Quang là trung tâm kinh tế, văn hóa - xã hội của huyện có kinh

tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phát triển ngoại trừ chuyển đổi QSDĐ

theo chương trình "dồn điền, đổi thửa" được thực hiện từ năm 2001, người dân không chú trọng vào phát triển sản xuất nông nghiệp nên ít thực hiện quyền chuyển đổi QSDĐ. Mặc dù từ năm 2003 đến nay ở xã này số lượng các thửa ruộng bị thu hẹp do quá trình thu hồi để chuyển sang đất sản xuất kinh doanh khá lớn. Từ năm 2009 - 2013 tại xã có 2 vụ chuyển đổi đất nông nghiệp đã hoàn tất các thủ tục khai báo với cơ quan nhà nước, đất ở không có vụ nào thực hiện chuyển đổi.

Những xã còn lại thì sau khi chương trình “dồn điền, đổi thửa” được cấp Uỷ

giao cho Sở TN&MT thì có nhiều sự thay đổi. Tổng số thửa ruộng canh tác của mỗi hộ

gia đình, cá nhân giảm đáng kể, diện tích mỗi thửa đất tăng đáng kể.

Đối với các xã mà kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo đối với hầu hết người dân như xã Tiền Phong thì sự thuận lợi trong quá trình sản xuất ảnh hưởng trực

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56 tiếp đến hiệu quả kinh tế của các hộ gia đình sử dụng đất (đặc biệt là đối với các hộ

muốn canh tác tập trung trên những thửa ruộng có diện tích lớn). Vì vậy, ở xã này tình

hình chuyển đổi QSDĐ diễn ra nhiều hơn. Đối với xã Tiền Phong là xã thuần nông

người dân đã nhận thức được lợi ích của việc chuyển đổi đất nông nghiệp. Ngoài ra quá

trình chuyển đất nông nghiệp sang đất phát triển công nghiệp đã làm cho nhiều thửa

ruộng bị thu hẹp diện tích trở lại, điều này đã gây ra những khó khăn không nhỏ cho các hộ trong sản xuất nên nhiều hộ gia đình, cá nhân tự tìm đến nhau, thoả thuận đổi ruộng cho nhau để gộp các thửa nhỏ lại thành thửa lớn hơn. Vì vậy, xuất hiện nhiều

tình trạng chuyển đổi QSDĐ mà không làm thủ tục khai báo với cơ quan nhà nước có

thẩm quyền. Qua điều tra cho thấy có những nguyên nhân chính như sau:

- Huyện Ân Thi đang trong quá trình công nghiệp hoá, hàng năm UBND

huyện thu hồi một diện tích nhất định đất nông nghiệp để giao cho các doanh

nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện. Do đó các hộ gia đình, cá nhân sử

dụng đất nông nghiệp thường giữ đất để được bồi thường trong trường hợp bị thu

hồi đất. Vì vậy, nhiều vụ chuyển đổi chỉ là đổi đất tạm thời (không thực sự chuyển QSDĐ cho nhau), chỉ có giá trị trong một thời gian ngắn, 1 vụ, 1 năm hoặc vài năm. Nếu sau thời hạn này các thửa đất của mỗi bên không bị thu hồi, thì sẽ tiếp tục đổi cho nhau còn nếu đất của một trong các bên bị thu hồi, người sử dụng đất sẽ lấy về để giao lại cho Nhà nước và nhận tiền bồi thường giải phóng mặt bằng.

- Hầu hết các bên tham gia chuyển đổi QSDĐ cho nhau trong các trường hợp

này có mối quan hệ họ hàng, bạn bè, làng xóm nên việc chuyển đổi dựa trên sự tin

tưởng lẫn nhau, không có các giấy tờ xác nhận...

- Ngoài ra, vẫn còn số ít trường hợp người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ

phải đăng ký, làm thủ tục tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tiến hành chuyển

đổi QSDĐ. Điều này phản ánh một thực trạng là việc tuyên truyền, phổ biến pháp Luật Đất Đai tới người dân chưa rộng khắp.

3.3.2. Tình hình thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Hiện nay người sử dụng đất được chuyển nhượng QSDĐ nhưng phải thực

hiện theo quy định của pháp luật. Hộ gia đình, cá nhân làm thủ tục đăng ký biến

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện ân thi, tỉnh hưng yên (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)