b) Khu vực dân cư đô thị
3.1.3 Nhận xét chung
3.1.3.1 Những tiềm năng và thuận lợi
Vị trí địa lý thuận lợi đã tạo cho huyện Ân Thi có lợi thế lớn trong phát triển kinh tế, là vùng phát triển nhanh và năng động trong tương lai.
So sánh với các huyện khác của tỉnh Hưng Yên, quỹđất đai của huyện Ân Thi
đểđáp ứng nhu cầu sử dụng đất trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá còn nhiều, hệ thống cơ sởđược đầu tưđồng bộ, tạo điều kiện cho huyện phát triển nền kinh tế toàn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45 diện hơn.
Nguồn lao động dồi dào, chất lượng lao động khá tốt, đáp ứng yêu cầu đối với lao động trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế.
Tiềm năng thị trường hàng hoá và dịch vụ của huyện rất lớn, đó là nhân tố có tính động lực thúc đẩy sản xuất hàng hóa ngày một cao.
Cơ sở văn hoá, lịch sử và các yếu tố truyền thống cũng là tiền đề quan trọng cho phát triển kinh tế của huyện.
3.1.3.2. Những khó khăn và thách thức
Bên cạnh những thuận lợi nhất định, trong quá trình phát triển kinh tế huyện Ân Thi cũng gặp không ít những khó khăn thách thức:
Quá trình phát triển kinh tếđi liền với tốc độđô thị hoá nhanh làm cho đất đai
sản xuất nông nghiệp thu hẹp nhanh chóng, lao động trong khu vực nông nghiệp, nông
thôn không có việc làm hoặc thiếu việc làm ngày càng gia tăng. Tốc độ tăng dân số cơ
học cũng tạo sức ép nhiều mặt về xã hội.
Lực lượng lao động chưa qua đào tạo còn cao, tập trung khu vực nông thôn, cơ
cấu lao động chưa hợp lý theo ngành kinh tế.
Hệ thống cơ sở hạ tầng ở khu vực nông thôn còn thiếu đồng bộ và trình độ
thấp, chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hoá có chất lượng cao.
Là một huyện mới chia tách, việc quản lý Nhà nước trên địa bàn huyện trong
giai đoạn chuyển đổi còn gặp nhiều khó khăn.
Quá trình tăng trưởng kinh tế và đô thị hoá làm cho môi trường tự nhiên đặc
biệt là nguồn nước có xu hướng bị ô nhiễm nặng, gây nên thách thức không nhỏ đối
với việc phát triển nền kinh tế bền vững của huyện.