Tình hình quản lý đất đai huyện Ân Th

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện ân thi, tỉnh hưng yên (Trang 54)

b) Khu vực dân cư đô thị

3.2.1Tình hình quản lý đất đai huyện Ân Th

Ân Thi là một huyện được thành lập trong quá trình công nghiệp hóa với tính

chất đặc trưng “nửa công nghiệp nửa nông thôn” điển hình nhất của tỉnh Hưng Yên. Việc quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện được kế thừa từ các chếđộ quản lý đất

đô thị khác nhau. Toàn huyện có 21 xã, Thị Trấn, đa số các xã, Thị Trấn đều có diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang đất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp điển hình là xã Hồng Quang và Thị trấn Ân Thi. Công tác quản lý đất đai được cụ thể như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46

3.2.1.1. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơđịa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Thực hiện chỉ thị 364/CP của chính phủ về việc lập hồ sơđịa giới hành chính,

UBND huyện đã chỉđạo các ngành chuyên môn và địa phương xác định, cắm mốc địa

giới hành chính đến từng xã theo đúng quy định. Đã hoàn thiện hồ sơ địa giới hành chính và được lưu giữở các cấp.

3.2.1.2. Khảo sát đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Sau năm 1998 toàn huyện có 21 xã, Thị Trấn được đo đạc lập bản đồ địa

chính theo tỷ lệ 1/1000. Khu dân cư, khu canh tác vẫn sử dụng bản đồ địa chính cơ

sở 1/2000 được lập trên cơ sởảnh hàng không do tổng cục địa chính (nay là bộ tài

nguyên và môi trường).

Việc sử dụng bản đồđịa chính chính quy trong công tác kê khai đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khu dân cư còn rất chậm, vì vậy tính hiệu quả thực hiện các dự án còn thấp.

3.2.1.3. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơđịa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việc đăng ký quyền sử dụng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

nông nghiệp của huyện đã hoàn thành từ năm 1999; đến năm 2002 thực hiện việc

dồn thửa, đổi ruộng theo chỉ thị số 16/CT - TU của Ban thường vụ Tỉnh uỷ nên phải

cấp đổi giấy chứng nhận QSDĐ nông nghiệp và huyện đã cơ bản hoàn thành sau

dồn thửa, đổi ruộng.

Việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ ở khu dân cư còn chậm và đạt kết quả

chưa cao (đến tháng 12 năm 2013 tiến độ cấp giấy chứng nhận đạt 56,80%) do một

số xã chưa thật coi trọng và thiếu tập trung trong chỉ đạo công tác cấp giấy chứng

nhận QSDĐ; mặt khác không ít cơ sở còn thiếu và không có kinh phí thực hiện cấp

giấy chứng nhận QSDĐ, do tài liệu bản đồ khu dân cư không đảm bảo độ chính xác.

3.2.1.4. Quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

UBND huyện giao cho phòng Tài nguyên – Môi trường thường xuyên quan

tâm, kiểm tra giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, phối

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47 cao ý thức chấp hành Luật đất đai, Luật bảo vệ môi trường, giám sát việc chấp hành pháp luật và các quy định về môi trường của các tổ chức, đơn vị sản xuất kinh doanh và người sử dụng đất.

Việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được phòng

Tài nguyên – Môi trường và các ngành chức năng tham mưu giúp UBND huyện thực

hiện việc quản lý phân cấp theo ngành. Nhìn chung việc thực hiện quyền và nghĩa vụ

của người sử dụng đất trên địa bàn huyện đều được quản lý chặt chẽ.

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện ân thi, tỉnh hưng yên (Trang 54)