Cơ sở pháp lý Quản trị rủi ro thanh khoản tại HDBank

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng tmcp phát triển tp.hcm (Trang 47)

2.2.1 Hiệp ƣớc Basel về quản trị rủi ro ngân hàng 2.2.1.1 Hiệp ƣớc Basel II về quản trị rủi ro ngân hàng

Nhằm khắc phục các hạn chế của Basel I và khuyến khích các ngân hàng thực hiện các phương án quản lý rủi ro tiên tiến hơn, cho đến năm 2004 bản hiệp ước quốc tế về vốn Basel II đã được chính thức ban hành. Hiệp ước Basel II có hiệu lực vào tháng 12/2006.

Basel II tạo một bước hoàn thiện hơn trong xác định tỷ lệ an toàn vốn nhằm khắc phục các hạn chế của Basel I và khuyến khích các ngân hàng thực hiện các phương pháp quản lý rủi ro tiên tiến hơn. Basel II đưa ra một loạt các phương án lựa chọn, cho phép quyền tự quyết rất lớn trong giám sát hoạt động ngân hàng. Basel II bao gồm một loạt các chuẩn mực giám sát nhằm hoàn thiện các kỹ thuật quản lý rủi ro và được cấu trúc theo ba trụ cột sau:

 Trụ cột thứ nhất: Quy định yêu cầu về vốn tối thiểu.

 Trụ cột thứ hai : Đưa ra các hướng dẫn liên quan đến công tác giám sát ngân hàng.

 Trụ cột thứ ba: Yêu cầu các ngân hàng cần minh bạch thông tin liên quan đến vốn, rủi ro để đảm bảo khuyến khích các nguyên tắc của thị trường.

Hình 2.1 của hiệp ước Basel II

Trụ cột 1 của Basel II

Tương tự Basel I, Basel II vẫn qui định mức an toàn (CAR) ≥ 8 %, được xác định bằng cách lấy tổng vốn chia cho tài sản có rủi ro.

NỘI DUNG CỦA BASEL II

VỐN TỐI THIỂU GIÁM SÁT QUY TẮC THỊ

TRƢỜNG VỐN CẤP 1 VỐN CẤP 2 Tài sản “có” rủi ro Định nghĩa về Vốn RR tín dụng RR hoạt động RR thị trường PP chuẩn hóa PP nội bộ cơ bản

PP nội bộ nâng cao

PP chuẩn hóa

PP chỉ số cơ bản

PP tính toán cao cấp

PP chuẩn hóa

Tỷ lệ vốn tối thiểu

+ Tổng vốn: xác định tương tự như trong Basel I

+ Tài sản có rủi ro (RWA): Ngoài ra rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường đã được qui định tại Basel I, Basel II bổ sung thêm một loại rủi ro nữa là rủi ro hoạt động. Ngoài ra, cách tính RWA trong Basel II cũng phức tạp hơn so với Basel I, và có khả năng đánh giá chính xác hơn mức độ an toàn vốn;

RWA Basel I = Tài sản x Hệ số rủi ro ( Không đề cập đến xếp hạng tín dụng). RWArủi ro tín dụng PP chuẩn Basel II = Tài sản x Hệ số rủi ro ( Đề cập đến xếp hạn tín dụng)

RWABasel II = vốn yêu cầu tối thiểu đối với từng rủi ro ( K) x 12,5 + Các phương pháp đo lường rủi ro tín dụng

 Phương pháp chuẩn hóa : Phụ thuộc vào đánh giá của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập.

 Phương pháp dựa trên hệ thống đánh giá nội bộ cơ bản : Các ngân hàng đưa ra các khoản rủi ro ngầm định.

 Phương pháp dựa trên hệ thống đánh giá nội bộ nâng cao: Các ngân hàng đưa ra một loạt thông tin đầu vào về rủi ro.

+ Các phương pháp đo lường rủi ro hoạt động

 Phương pháp chỉ tiêu cơ bản: Một chỉ tiêu áp dụng cho một qui định.

 Phương pháp chuẩn hóa: Nhiều chỉ tiêu áp dụng cho một qui định.

 Phương pháp đo lường nội bộ nâng cao: Các ngân hàng áp dụng các mô hình nội bộ.

+ Các phương pháp đo lường rủi ro thị trường

 Phương pháp chuẩn hóa: Do cơ quan quản lý ngân hàng thiết lập.

 Phương pháp sử dụng các mô hình nội bộ: Các ngân hàng áp dụng các mô hình nội bộ.

Trụ cột 2 của Basel II

Trụ cột thứ 2 của Basel II đề cập đến các nội dung sau: Đưa ra các nguyên tắt chủ chốt của việc kiểm tra, giám sát.

Đề cập đến các vấn đề cụ thể phải được quan tâm trong quá trình kiểm tra giám sát: Rủi ro lãi suất trong sổ ngân hàng, rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường.

Các hướng khác của quá trình kiểm tra, giám sát: Tính minh bạch giám sát, thông tin liên lạc và sự hợp tác tăng cường qua biên giới.

Với trụ cột này, Basel II nhấn mạnh 4 nguyên tắc chủ chốt của công tác kiểm tra, giám sát:

+ Nguyên tắc 1: Các NH cần có một quy trình đánh giá mức độ vốn nội bộ theo danh mục rủi ro và phải có được một chiến lược duy trì mức vốn của họ.

+ Nguyên tắc 2: Các tổ chức giám sát cần rà soát, kiểm tra và đánh giá lại quy trình đánh giá về yêu cầu vốn nội bộ và chiến lược của NH, cũng như khả năng của họ để thanh tra và khẳng định sự tuân thủ tỷ lệ vốn tối thiểu. Các tổ chức giám sát cần thực hiện hành động giám sát phù hợp nếu các NH không hài lòng với kết quả của quy trình này.

+ Nguyên tắc 3: Các tổ chức giám sát cần kỳ vọng các NH hoạt động trên các tỷ lệ vốn yêu cầu tối thiểu và khuyến nghị NH cần duy trì mức vốn cao hơn mức vốn tối thiểu theo quy định.

+ Nguyên tắc 4: Các tổ chức giám sát sẽ tìm cách thâm nhập vào những giai đoạn đầu tiên để ngăn cản mức vốn giảm xuống dưới mức vốn tối thiểu, và có thể yêu cầu sửa đổi ngay lập tức nếu mức vốn không được duy trì trên mức vốn tối thiểu.

Trụ cột 3 của Basel II – Nguyên tắc thị trƣờng và minh bạch thông tin.

Trụ cột 3, ủy ban Basel II đưa ra nguyên tắc minh bạch chung: Các NH cần có chính sách về tính minh bạch được HĐQT thông qua. Chính sách này phải thể hiện rõ cách tiếp cận của NH đối với việc xác định và sự minh bạch nào và kiểm soát nội bộ nào sẽ thực hiện theo quá trình minh bạch; thể hiện rõ các mục tiêu và chiến lược dành cho việc công khai hóa các thông tin về thực trạng tài chính và hoạt động của NH.

Ngoài ra, các NH cũng phải xây dựng kế hoạch thực hiện công khai tài chính bao gồm cả chu kỳ công bố. Đó là công khai cơ cấu vốn, công khai cơ cấu rủi ro và các đánh giá rủi ro, công khai hiện trạng phù hợp vốn.

Điều này cho phép các bên tham gia thị trường có thể thẩm định mức vốn an toàn và có sự so sánh. Các NH phải có chính sách công khai rõ ràng và một quy trình để đánh giá sự chính xác trong các báo cáo của họ. Đối với từng loại rủi ro riêng biệt, các NH phải mô tả các mục tiêu và chính sách quản trị rủi ro của họ.

Với quá trình phát triển của Basel và những hiệp ước của tổ chức này đã đưa ra, nếu áp dụng đúng các tiêu chuẩn này thì việc đánh giá sức khỏe của các NH nói riêng, các TCTC nói chung sẽ trở nên dễ dàng và minh bạch hơn, đảm bảo phòng ngừa nhiều loại rủi ro hơn và do vậy hy vọng sẽ giảm thiểu được rủi ro.

2.2.1.2 Hiệp ƣớc Basel III về quản trị rủi ro ngân hàng

Sau cuộc họp ngày 12/9/2010 của Ủy ban Giám sát ngân hàng Basel, các thành viên đã đạt được thỏa thuận về những chuẩn mới trong Basel 3. Những điểm mới cơ bản của Basel 3:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng vốn. Trước hết, Basel 3 sẽ giúp nâng cao chất lượng vốn của các ngân hàng một cách đáng kể. Đây là đặc điểm chính của Basel 3. Chất lượng vốn tốt hơn đồng nghĩa với việc khả năng bù đắp các khoản lỗ tốt hơn, điều này giúp cho ngân hàng “khỏe” hơn, do đó có khả năng chống đỡ tốt hơn trong thời kì khó khăn.

Thứ hai, yêu cầu các ngân hàng bổ sung thêm vốn. Theo quan điểm của Basel, chất lượng vốn tốt hơn vẫn chưa đủ. Do đó, những tiêu chuẩn về hạn mức tối thiểu về vốn của các ngân hàng sẽ tăng mạnh trong những năm tới. Theo quy định này, các ngân hàng phải duy trì mức vốn phù hợp trên mức vốn tối thiểu tùy vào mức độ rủi ro, mô hình kinh doanh, điều kiện kinh tế. Khả năng đưa ra các quy định chặt chẽ về vốn của cơ quan giám sát quốc gia sẽ là yếu tố quan trọng trong các nguyên tắc của Basel 3.

Theo Basel 3, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu vẫn là 8%, nhưng tỷ lệ của loại vốn có chất lượng cao được nâng lên, cụ thể: tỷ lệ Vốn cấp 1 tăng từ 4% trong Basel II

lên 6% trong Basel 3, đồng thời tỷ lệ Vốn của cổ đông thường cũng được tăng từ 2% lên 4,5%.

Thứ ba, giới thiệu phương pháp giám sát an toàn vĩ mô hệ thống để các ngân hàng áp dụng. Yếu tố quan trọng thứ 3 của quy định mới về vốn là phương pháp giám sát an toàn vĩ mô đề cập tới rủi ro hệ thống. Có hai việc cần làm để hạn chế rủi ro hệ thống hiệu quả. Thứ nhất là giảm mức độ khuyếch đại của khủng hoảng theo chu kỳ kinh tế. Đó là xu hướng hệ thống tài chính có thể làm khuyếch đại giai đoạn thăng trầm của nền kinh tế thực. Việc thứ hai là mối quan hệ phụ thuộc và những rủi ro chung của các tổ chức tài chính, đặc biệt đối với những ngân hàng có vai trò quan trọng trong hệ thống.

Thứ tư, quy định về tiêu chuẩn thanh khoản đối với các ngân hàng. Basel 3 đưa ra tiêu chuẩn về thanh khoản. Đây là điều đặc biệt quan trọngchưa có tiêu chuẩn quốc tế nào quy định về vấn đề này. Quy định này yêu cầu ngân hàng nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản cao và có chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu chi trả trong những trường hợp khó khăn. Thực tế, việc quản lý rủi ro thanh khoản rất khác nhau tại từng quốc gia. Ủy ban Basel sẽ sử dụng nhiều quy trình báo cáo để theo dõi các tỷ lệ trong quá trình chuyển đổi để đảm bảo các tiêu chuẩn được tính toán như dự kiến.

2.2.1.3 Khó khăn trong áp dụng các chuẩn mực quốc tế Basel tại Việt Nam

thống ngân hàng mới đang ở giai đoạn phát triển ban đầu như Việt Nam, việc áp dụng Basel 2 gặp nhiều khó khăn, thách thức và mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập và mở cửa thị trường dịch vụ tài chính – ngân hàng với nhiều loại hình dịch v

kiện cho các ngân hàng Việt Nam có thể mở rộng thị trường trong thời gian tới.

Chuẩn mực vốn Basel III được đưa ra trong bối cảnh các cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra trên phạm vi toàn cầu trong những năm 2007 - 2010 để bổ sung cho Basel II khắc phục những hạn chế, chủ yếu về quản lý thanh khoản, yêu cầu vốn đệm theo chu kỳ của nền kinh tế, giới hạn tỷ lệ đòn bẩy vốn… với khuyến nghị lộ trình thực hiện vào năm 2015 - 2018 tùy theo điều kiện của từng quốc gia. Như vậy, Basel III chỉ là phần bổ sung cho Basel II nên các NH Việt Nam cần nghiên cứu áp dụng có chọn lọc một số nội dung của Basel III phù hợp với thực tiễn của Việt Nam trong quá trình triển khai thực hiện Basel II.

2.2.2 Những quy định của NHNN

+ Quyết định số 457/2005/QĐ- NHNN ngày 19/04/2005 của Thống đốc NHNN về việc ban hành “ Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD”.Quyết định số 03/2007/QĐ - NHNN ngày 19/01/2007 và Quyết định số 34/2008/QĐ - NHNN ngày 19/12/2008 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 457/2005-NHNN. Hiện tại các Quyết định trên đã hết hiệu lực thi hành, và được thay thế bằng các Thông tư sau:

+ Thông tư 15/2009/TT-NHNN ngày 24/02/2009 của NHNN: thay thế các quy định về tỷ lệ tối đa của các nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn cảu tổ chức tín dụng theo quyết định số 457/2005/QĐ – NHNN ngày 19/4/2005 của Thống đốc NHNN. Theo đó, TCTD phải sử dụng nguồn vốn cho vay trung dài hạn theo thứ tự:sử dụng nguồn vốn trung dài hạn, sử dụng nguồn vốn ngắn hạn. Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn đối với NHTM là 30%; công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính là 30%; Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương là: 20%. Bình quân tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn tại thông tư này giảm 10% so với quy định tại Quyết định 457/2005/QĐ – NHNN.

+ Thông tư số 13/TT –NHNN ngày 20/5/2010 của NHNN: thay thế cho Quyết định số 457/2005/QĐ – NHNN, Quyết định sô 03/2007/QĐ–NHNN ngày 19/01/2007, Quyết định số 34/2008/QĐ- NHNN ngày 05/12/2008. Thông tư trên có hiệu lực thi hành ngày 1/10/2010. Một số chỉnh sửa, bổ sung của thông tư so với

Quyết định 457/ QĐ_NHNN về quy định các tỷ lệ an toàn :

Về tỷ lệ an toàn vốn, nhằm phù hợp với tình hình thực tế hiện nay nhiều ngân hàng hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con và nhằm tiến thêm một bước trong việc tuân thủ 25 nguyên tắc thanh tra cơ bản của Ủy ban Basel, thông tư yêu cầu các TCTD duy trì duy trì tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ và hợp nhất, tỷ lệ này được điều chỉnh lên 9%, tăng 1% so với mức 8% của Quyết định 457.

Về giới hạn tín dụng, sửa đổi bổ sung khái niệm khách hàng có liên quan và các giới hạn cho phù hợp với luật doanh nghiệp, yêu cầu quản lý trong thời gian tới.

Về tỷ lệ khả năng chi trả,sửa đổi các tỷ lệ khả năng chi trả cụ thể hơn và phù hợp với thống lệ quốc tế. Bổ sung thêm tỷ lệ dự trữ thanh khoản nhằm đánh giá mức độ thanh khoản của các tổ chức tín dụng để xử lý kịp thời khi gặp khó khăn về thanh khoản.

Về tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động, thông tư bổ sung quy định về tỷ lệ này nhằm tăng cường quản lý thanh khoản,khả năng huy động vốn của TCTD. Theo đó, ngân hàng chỉ được phép cho vay tối đa 80% nguồn vốn huy động nhưng loại trừ phần tiền gửi thanh toán và không kỳ hạn của doanh nghiệp.

+ Thông tư số 19/2010/TT-NHNN ngày 27/9/2010, thông tư 22/2011/TT- NHNN ngày 30/08/2011 về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của Thống đốc NHNN. Thông tư số 19 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/10/2010 và trong nội dung không có sửa đổi, bổ sung nào liên quan đến thời điểm có hiệu lực của Thông tư 13 ban hành trước đó.

2.2.3 Quy định của HDBank về quản lý thanh khoản.

Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Phát Triển TP HCM ban hành Quyết định số 65/ QĐ-HĐQT ngày 29/7/2008 ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản Tài sản và Nợ.Hội đồng là cơ quan giúp việc cho Tổng giám đốc, có quyền quyết định các vấn đề phân bổ tài sản và Nợ trên bảng cân đối kế toán nhằm triển khai chiến lược kinh doanh chung của HDBank, phân bổ hạn mức rủi ro cụ thể và quyết định chính sách quản lý rủi ro thanh khoản.

Quyết định 298A/QĐ –TGĐ ban hành ngày 29/4/2009 về việc ban hành một số qui định trong việc quản lý thanh khoản tại HDBank.

Quyết định 1197D/2010/ QĐ-TGĐ ngày 28/9/2010 về việc sủa đổi bổ sung một số điều Quyết định Quyết định 298A/QĐ –TGĐ ban hành ngày 29/4/2009 về việc ban hành một số qui định trong việc quản lý thanh khoản tại HDBank.

2.3 Phƣơng pháp quản lý thanh khoản và xử lý rủi ro thanh khoản tại HDBank

2.3.1 Vai trò của Bộ phận quản lý rủi ro HDBank

Phòng quản lý rủi ro thuộc hội sở HDBank, thực hiện chức năng tham mưu

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng tmcp phát triển tp.hcm (Trang 47)