Thực trạng thanh khoản và quản trị thanh khoản tại HDBank

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng tmcp phát triển tp.hcm (Trang 60)

2.4.1 Thực trạng thanh khoản tại HDBank

Trong các năm gần đây HDBank luôn thực hiện tốt các quy định của NHNN về việc thực hiện các tỷ lệ đảm bảo an toàn thanh khoản. Từ đó, đảm bảo khả năng

hoạt động an toàn và ổn định của ngân hàng. Tình hình thực hiện một số tỷ lệ đảm bảo an toàn theo Thông tư 13/2010/TT-NHNN (ngày 20/5/2010) về việc quy định các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng) và Thông tư 19/2010/TT-NHNN (ngày 27/9/2010, về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư 13) đến ngày 2/3/2011 như sau:

Bảng 2.2: Các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của HDBank thời điểm 31/12/2014:

Chỉ tiêu Tỷ lệ

quy định Kết quả Ghi chú

1.Tỷ lệ an toàn vốn Tối thiểu

9% 12.2% Đạt

2.Tỷ lệ khả năng chi trả Tối thiểu

15% 16.4% Đạt

3.Tỷ lệ giữa Tổng TS “có” thanh toán ngay và Tổng nợ phải trả

Tối thiểu

15% 15.7% Đạt

4.Tỷ lệ giữa Tổng TS “có” đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau và Tổng TS nợ đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau

VND Tối thiểu

100% 147% Đạt

Ngoại tệ Tối thiểu

100% 126% Đạt

5.Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động

Tối đa

80% 65.5% Đạt

(Nguồn: báo cáo thanh khoản HDBank thời điểm 31/12/2014)

Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy HDBank đều đạt so với các chỉ số mà NHNN quy định. Chỉ số an toàn vốn của ngân hàng vào thời điểm cuối tháng 12/2014 đạt 12.2 %, cho thấy khả năng đảm bảo an toàn vốn của ngân hàng là khá

cao. Tuy nhiên trong thời gian tới ngân hàng cần có các biện pháp đẩy mạnh việc sử dụng vốn, đảm bảo nguồn lợi nhuận của ngân hàng cao hơn. Sang năm 2015, với những khó khăn của nền kinh tế, mức tăng trưởng tín dụng ở các ngân hàng luôn ở mức thấp, và tình hình xử lý nợ xấu tại nhiều ngân hàng chưa thật sự hiệu quả, điều này cũng gây những khó khăn không nhỏ cho các ngân hàng khi phải tìm đầu ra cho nguồn vốn nhàn rỗi, đặc biệt là trong việc cho vay trung dài hạn. Nguyên nhân từ sự suy giảm kinh tế khiến các ngân hàng sẽ khó khăn hơn trong việc tìm nguồn ra cho nguồn thanh khoản thặng dư của các NHTM, do đó việc thặng dư thanh khoản sẽ là vấn đề đặt ra cho các ngân hàng trong đó cóHDBank.

Bảng 2.3: Khả năng thanh khoản theo thời gian của HDBank thời điểm 31/12/2014 Đơn vị : tỷ đồng Khoản mục Thời gian Tổng cộng Quá hạn Trong hạn Trên 3 tháng Đến 3 tháng Đến 1tháng 1 - 3 tháng 3 - 12 tháng 1 - 5 năm Trên 5 năm Tài sản Tiền mặt vàng bạc, đá quý - - 632 - - - - 632

Tiền gửi tại

NHNN - - 1,595 - - - - 1,595

Tiền gửi và cho vay các TCTD khác 105 - 7,984 2,421 851 - - 11,361 Chứng khoán Kinh doanh - - - - 668 - - 668 CCTC phái sinh và TSTC khác - - 2 - - - - 2

Cho vay khách hàng 2,169 524 6,692 13,573 10,661 6,939 3,472 44,030 Chứng khoán đầu tư 1 - 1,000 30 4,300 8,267 45 13,643 Góp vốn, đầu tư dài hạn - - - 137 137 TSCĐ - - 8 11 117 189 266 591 TS Có khác 69 2 882 3,322 5,816 4,013 428 14,532 Tổng tài sản 2,344 526 18,795 19,357 22,413 19,408 4,348 87,191 Nợ phải trả Các khoản nợ Chính phủ và NHNN - - 1 1 13 74 39 128

Tiền gửi và vay

các TCTD khác - - 7,213 2,921 1,155 - - 11,289

Tiền gửi của

khách hàng - - 22,133 15,571 22,515 2,166 - 62,385

Vốn tài trợ, Ủy thác đầu tư, cho

vay chịu rủi ro - - 116 - - - 116

Phát hành giấy tờ có giá - - 3 - 1,000 1,500 - 2,503 Các khoản nợ khác - - 381 315 439 53 - 1,188 Tổng nợ phải trả - - 29,731 18,924 25,122 3,793 39 77,609

Mức chênh TK

ròng 2,344 526 (10,936) 433 (2,709) 15,615 4,309 9,582

( Nguồn: Báo cáo thanh khoản HDBank năm 2014 )

Nhìn chung khả năng đảm bảo thanh khoản ròng của ngân hàng là khá tốt trong hầu hết các kỳ hạn, riêng đối với thời hạn dưới ngắn hạn dưới 1 tháng và từ 3 tháng đến 12 tháng trạng thái thanh khoản ròng của HDBank bị âm. Mức thiếu hụt thanh khoản dưới 1 tháng là 10.936 tỷ đồng và từ 3 tháng đến 12 tháng là 2.709 tỷ đồng. Nguyên nhân là do các khoản tiền gửi đến hạn của khách hàng ở hai khoản kỳ hạn này quá lớn, chiếm hơn 70% tổng nguồn vốn huy động ( tiền gửi của khách hàng đến hạn trong thời gian 1 tháng tới chiếm 35.48 %, trong thời gian từ 1 đến 3 tháng chiếm 36.09% trong tổng nguồn vốn huy động) trong khi các khoản cho vay ở các kỳ hạn này chưa thể thu hồi về kịp để bù đắp cho các khoản đến hạn này. Để khắc phục tình trạng thiếu hụt thanh khoản này, HDBank phải giữ ổn định được các khoản tiền gửi đến hạn gửi lại trên 50% nguồn vốn đến hạn ở kỳ hạn dưới 1 tháng và trên 13% nguồn vốn đến hạn ở kỳ hạn từ 1 đến 3 tháng. Thực tế cho thấy ở HDBank tỷ lệ khách hàng gửi lại ở hai kỳ hạn trên luôn ở mức cao hơn tỷ lệ tối thiểu, cho nên ngân hàng luôn đảm bảo được sự ổn định trong thanh khoản mà không phải áp dụng thêm các biện pháp hỗ trợ thanh khoản. Tuy nhiên, trong dài hạn Ngân hàng cần giảm tỷ lệ thâm hụt ở hai kỳ hạn trên và hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn vốn tái đáo hạn của khách hàng vì trong trường hợp có rủi ro, tỷ lệ không tái đáo hạn tăng cao ngân hàng sẽ rất dễ gặp tình trạng thiếu hụt thanh khoản. Trong khi đó tỷ lệ thặng dư thanh khoản ở kỳ hạn từ 1 đến 5 năm lại khá cao, ngân hàng cần có các kế hoạch sử dụng nguồn vốn thặng dư trong tương lai ở kỳ hạn này hợp lý hơn để tăng tỷ lệ sinh lời trên các kỳ hạn.

Trong các khoản mục tài sản thì cho vay khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất 44,030 tỷ đồng chiếm 50.5% tổng tài sản. Nếu xét trong ngắn hạn thì khoản mục tiền gửi và cho vay các TCTD khác lại chiếm tỷ trọng lớn nhất, trong thời hạn dưới 1 tháng là 7,984 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 42.48 % tổng tài sản ở kỳ hạn trên, nhưng trong dài hạn thì khoản mục này rất thấp và không duy trì đối với khoản thời gian trên 1 năm. Qua đó ta thấy ngân hàng chủ yếu tập trung vào cho vay điều này sẽ

làm tăng khả năng lợi nhuận của ngân hàng tuy nhiên đi cùng với nó là rủi ro cũng sẽ tăng cao. Ngân hàng nên đa dạng các tài sản và phân bổ sao cho giảm tỷ lệ khoản mục cho vay và tăng trong các hoạt động dịch vụ ngân hàng và thanh toán quốc tế điều này sẽ làm cho khả năng đạt được lợi nhuận của ngân hàng vẫn không giảm trong khi rủi ro có thể giảm đi rất nhiều.

Tại thời điểm ngày 31/12/2014, HDBank đang phát sinh khoản dư nợ cho vay quá hạn, tuy nhiên tỷ lệ này tương đối thấp chỉ bằng 3% tổng tài sản.

Trong khoản mục nợ phải trả, ta thấy chiếm tỷ trọng lớn nhất là khoản mục tiền gửi của khách hàng 62,385 tỷ đồng, chiếm 80.38 %, tuy nhiên ngân hàng chỉ duy trì chủ yếu là tiền gửi ngắn hạn trong đó tổng các khoản đến hạn dưới 1 năm chiếm đến 96.5% khoản mục tiền gửi. Điều này sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc đảm bảo thanh khoản trong dài hạn do thiếu hụt nguồn cung thanh khoản. Ngân hàng chưa chú trọng đầu tư đối với các công cụ nợ khác như trái phiếu ưu đãi, cổ phiếu chuyển đổi...Trong thời gian tới ngân hàng nên đa dạng các phương pháp huy động vốn sao cho đảm bảo chi phí thấp nhất đồng thời cũng đảm bảo khả năng thanh khoản của ngân hàng.

2.4.2 Thực trạng quản trị thanh khoản tại HDBank

2.4.2.1 Thực trạng quản trị thanh khoản tại HDBank theo Hiệp ƣớc Basel II

Bảng 2.4 : Một số chỉ tiêu hoạt động HDBank trong năm 2014

Đơn vị :% Tăng trưởng tín dụng 34.4 Tỷ lệ an toàn vốn 12.2 Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ: + HDBank + Đại Á + HDfinance 3.76 2.33 6.79 7.25 Tỷ lệ khả năng chi trả 16.4

Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho sử dụng để cho vay trung và dài hạn

3.89

(Nguồn: Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh 2014 HDBank)

Trong năm 2014, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của HDBank là 34,4% so với năm 2013, đây là một tỷ lệ khá cao trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng tại các Ngân hàng đang gập nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoãng kinh tế. NH đã duy trì tỷ lệ tối thiểu lớn hơn 8% giũa vốn tự có so với tổng tài sản có rủi ro, năm 2014 là 12.2 %. Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ của ngân hàng ở mức tương đối thấp là 3,76%, tuy nhiên trong đó tỷ lệ nợ xấu từ Đại Á và Hdfinace còn duy trì một tỷ lệ khá cao nên ảnh hưởng đến toàn mức nợ xấu của ngân hàng.

Trong thời gian qua nhằm đảm bảo tăng trưởng hiệu quả an toàn và bền vững, đồng thời nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro, HDBank cũng đã từng bước thực hiện hiệp ước Basel trong công tác quản trị rủi ro NH như: Quy định tỷ lệ vốn tối thiểu, quy định về trích lập dự phòng cho rủi ro tín dụng…Tuy nhiên, NH chỉ mới dừng lại ở việc áp dụng Basel I, chưa áp dụng các phương pháp đánh giá rủi ro theo quy định của trụ cột 1 trong Basel II.

Tuân thủ về giới hạn tín dụng : Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có và tổng dư nợ cho vay đối với một nhóm khách hàng có liên quan không vượt quá 50% vốn tự có.

NH thường xuyên đảm bảo tỷ lệ khả năng chi trả ngay tối thiểu 15% giữa giá trị các tài sản “có” có thể thanh toán ngay và tài sản “ nợ” sẽ đến hạn thanh toán, và tối thiểu bằng 100% giữa tổng tài sản “ có” có thể thanh toán ngay và tổng tài sản “nợ” phải thanh toán ngay trong khoảng thời gian 7 ngày làm việc tiếp theo.

NH cũng đảm bảo tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung và dài hạn dưới 40%.

Trong thời gian qua, HDBank đã quan tâm nhiều đến việc nâng cao công tác quản trị rủi ro trong NH, có các phòng ban chuyên về chức năng quản trị rủi ro ngân hàng, nhưng chỉ tập trung ở rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản,… chưa quan tâm nhiều đến rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường.

Ngân hàng chưa áp dụng phương pháp đánh giá nội bộ theo Basel II do đánh giá rủi ro phải dựa trên cơ sở nhiều yếu tố như: kỳ đáo hạn hiệu dụng, xác suất vỡ nợ… Do đó công tác quản trị rủi ro trong ngân hàng còn khá lõng lẻo, năng lực thẩm định còn chưa cao.

HDBank đã thực hiện các qui định về công tác minh bạch thông tin. Ngân hàng công bố công khai các thông tin trong báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán bởi công ty kiểm toán Ernst & Young Việt Nam,tại nơi trụ sở chính và các địa điểm hoạt động, trên báo trung ương và địa phương. Tuy nhiên, ngân hàng chưa chú trọng trong công tác công bố các thông tin báo cáo quý, và khi công bố thông tin ngân hàng ít khi kèm theo các thuyết minh theo chuẩn mực VAS.

Những khó khăn trong công tác áp dụng Basel II trong ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM:

+ Nội dung của Basel II quá phức tạp. Mỗi văn bản ban hành từ ủy ban Basel kể cả văn bản chính thức lẫn những văn bản bổ sung hướng dẫn thi hành đều có độ dài từ 400-500 trang giấy, những thuật ngữ được sử dụng cũng thật không dễ hiểu, là những từ mới và từ khó bằng tiếng Anh.

+ Chi phí thực hiện ứng dụng Basel II quá lớn. Đối với các NH quốc tế lớn, họ đã áp dụng kỹ thuật rủi ro gần tương thích với Basel II và có thể tiết kiệm được chi phí thông qua quy mô hoạt động. Đối với các nước đang phát triển nhiều NH sẽ gặp khó khăn vì việc chuyển sang Basel II rất tốn kém, các NH cỡ nhỏ khó có thể chịu được chi phí cố định liên quan đến việc nâng cấp NH.

+ Yêu cầu của Basel II về vốn khá cao. Hiệp ước Basel II nhằm điều chỉnh hoạt động của các tập đoàn NH hoạt động trên phạm vi nhiều quốc gia, vì vậy yêu cầu an toàn vốn là một trong những mục tiêu đặt ra hàng đầu đối với những NH này. Mặc dù, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trong Basel II giữ mức 8% nhưng trên thực tế, các NH phải duy trì mức vốn cao hơn so với mức quy định ở Basel I bởi các NH phải bổ sung thêm vốn để dự phòng các rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường. Điều này sẽ cực kỳ bất lợi cho các NH Việt Nam vì rủi ro hoạt động cũng như rủi ro thị

trường thấp hơn các NH quốc tế lớn bởi phạm vi hoạt động của các NH tương đối hẹp.

2.4.2.2 Thực trạng quản trị thanh khoản tại HDBank thông qua các chỉ số thanh khoản: số thanh khoản:

Để phân tích thực trạng quản lý thanh khoản tại HDBank, ta sử dụng các chỉ số,nguồn vốn tự có và Hệ số CAR : tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu = vốn tự có/tổng tài sản “Có” rủi ro quy đổicủa ngân hàng so sánh với 5 ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân và 2 ngân hàng thương mại có vốn nhà nước tại Việt Nam.

Do tại thời điểm thực hiện chuyên đề, hầu hết các ngân hàng dùng để so sánh với HDBank chưa công bố báo cáo tài chính 2014 nên chuyên đề chỉ tập trung so sánh các chỉ số đến cuối năm 2013.

Bảng 2.5: các chỉ số thanh khoản của HDBank từ năm 2012 đến 2014

Đơn vị: % STT Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Trung bình 1 H1 :Vốn tự có/Tổng nguồn vốn huy động. 7.23% 10.55% 10.43% 9.41% 2 H2 :Vốn tự có/Tổng tài sản “Có”. 6.66% 9.47% 9.39% 8.51% 3 H3: Chỉ số trạng thái tiền mặt 23.11% 9.82% 7.68% 13.54%

4 H4: Chỉ số năng lực cho vay 30.44% 39.69% 50.25% 40.13%

5

H5: Dư nợ/Tiền gửi khách

hàng 71.80% 61.15% 69.46% 67.47%

6

H6: Chỉ số chứng khoán

thanh khoản 19.89% 20.04% 14.73% 18.22%

(Nguồn : Báo cáo tài chính HDBank qua các năm)

Qua bảng số liệu trên ta thấy các chỉ số H1 và H2 đều đảm bảo lớn hơn 5% qua các năm và trung bình là 9,41% đối với H1 và 8,51% đối với H2, và hai chỉ số trên có

xu hướng tăng cao vào các năm gần đây 2013 và 2014. Ngân hàng đã đẩy mạnh các biện pháp huy động vốn và tăng tài sản có phù hợp với tốc độ tăng của nguồn vốn tự có, nhưng vẫn đảm bảo theo các quy định của NHNN về giới hạn an toàn.Chỉ số H3 qua các năm cũng đều lớn hơn 5%, và có xu hướng giảm theo thời gian. Nguyên nhân là do lượng tiền mặt và gửi tại TCTD khác của HDBank giảm mạnh vào các năm 2013 và 2014 trong khi tổng tài sản có lại tăng nhanh, đặc biệt tăng mạnh vào năm 2013 do việc sáp nhập với Ngân hàng Đại Á, tổng tài sản lên đến 86.227 tỷ đồng vào, tăng hơn 60% so với năm 2012. Ngân hàng cần chú trọng trong vấn đề đảm bảo khả năng chi trả ngay bằng tiền mặt cho khách hàng. Đảm bảo giải quyết kịp nếu rủi ro rút tiền hàng loạt của khách hàng xảy ra.

Chỉ số năng lực cho vay có xu hướng tăng qua các năm,trung bình là 40,13%. Nguyên nhân của sự gia tăng trên là do trong các năm gần đây ngân hàng chịu ảnh hưởng mạnh từ khủng hoảng kinh tế, việc đẩy mạnh cho vay gặp nhiều khó khăn và vấn đề nợ xấu còn tồn động trong hệ thống ngân hàng ở mức cao. Trong năm 2013 và 2014 chỉ số này tăng cao, trong năm 2014 là hơn 50%, ngân hàng cũng đã đẩy

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng tmcp phát triển tp.hcm (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)