Bài học kinh nghiệm về về rui ro thanh khoản của các ngân hàng tại Việt

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng tmcp phát triển tp.hcm (Trang 31)

tại Việt Nam

Rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP Á Châu (2003)

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) được thành lập năm 2003 và được đánh giá là một trong những ngân hàng TMCP có uy tín cao, và hoạt động mạnh mẽ.

Ngày 13/10/2003 có tin đồn là tổng giám đốc của ngân hàng ACB, ông Phạm Văn Thiệt, làm thâm hụt ngân quỹ và bỏ trốn. Thậm chí còn có kẻ gọi điện thoại trực tiếp đến nhiều khách hàng của ACB rằng ngân hàng này sắp phá sản.Tin đồn này tạo ra tâm lý hoang mang lo sợ cho một số khách hàng có tham gia giao dịch tại ngân hàng ACB. Trong hai ngày 13,14 /10/2003 dòng người đã tập trung tại hội sở chính và các

chi nhánh của ngân hàng ACB yêu cầu rút tiền. Ngày 14/10/2003, NHNN Việt Nam chi nhánh TP HCM khẩn cấp tiếp vốn bằng tiền mặt cho ngân hàng ACB, trong đó có 50 tỷ đồng và 5,6 triệu USD. Đến sang ngày 15/10/2003 dòng người vẫn ồ ạc đến rút tiền tại hộ sở ACB, đã tiếp tục tạo ra căng thẳng về thanh khoản cho ngân hàng. Mọi người vẫn tiếp tục rút tiền mặt dù các nhân viên ngân hàng giải thích đó chỉ là những tin đồn thất thiệt. Trong ngày NHNN tiếp tục hổ trợ cho ngân hàng ACB 450 tỷ đồng, ngân hàng Vietcombank TP HCM đã cho ngân hàng ACB vay 3,5 triệu USD, các ngân hàng Sài Gòn Thuong Tín, Đông Á, Eximbank, chi nhánh ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam tại TP HCM cũng tích cực hỗ trợ cho ngân hàng ACB.

Sau đó tổng giám đốc ngân hàng Á Châu xuất hiên trên truyền hình Việt Nam cải chính về tin đồn thất thiệt. Thống đốc NHNN Lê Đức Thúy cũng có mặt tại ACB thông báo về tin đồn gây hậu quả nghiêm trọng và đảm bảo an toàn cho người gửi tiền. Đến chiều ngày 15/10, trật tự tại ACB đã tạm ổn định, lượng khách hàng rút tiền đã giảm hẳn. ACB treo giải thưởng 200 triệu đồng cho bất cứ ai phát hiện và bắt được kẻ tung tin đồn thất thiệt. Ngày 16/10/2003 sóng gió đã qua đối với ACB, mọi giao dịch trở lại bình thường. ACB thực hiện chiến dịch hoàn lãi cho khách hàng nếu gửi lại và thưởng cho những khách hàng không rút tiền tại ACB trong giai đoạn khó khăn trên.

Rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP Á Châu (2012)

Kể từ vụ tin đồn thất thiệt “ Tổng giám đốc ACB bỏ trốn tháng 10/2003, đến năm 2012 một lần nữa, ACB lại đối diện với một khủng hoảng sau khi ông Nguyễn Đức Kiên - nguyên phó chủ tịch HĐQT ACB bị bắtngày 20/8/2012.

Chiều 20/8, ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) đã bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tạm giữ để điều tra về những sai phạm liên quan đến hoạt động kinh tế.

Ngay trong tối ngày 20/8 khi có tin bầu Kiên bị bắt giữ, toàn thể ban lãnh đạo của ACB đã họp để thống nhất những kịch bản cụ thể để kiểm soát tình hình. Theo đó, ban lãnh đạo đề ra 5 kịch bản, gồm các mức độ bình thường, hơi đông, hỗn độn, khẩn cấp và khủng hoảng, đồng thời đưa ra 5 phương án để giải quyết.

quan tới ACB và các ngân hàng khác. Từ phía ngân hàng ACB cũng đã xác nhận nguyên phó chủ tịch Nguyễn Đức Kiên đang là sở hữu dưới 5% cổ phần, không phải cổ đông lớn, thuộc diện không phải công bố thông tin. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước đã có ngay động thái lên phương án dự phòng để xử lý thanh khoản khi cần thiết. Trong hai ngày 21 và 22/8, Ngân hàng Nhà nước liên tục phát đi thông điệp sẽ hỗ trợ thanh khoản cho ACB.

Tiếp đó, chiều 22-8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã có quyết định khởi tố ông Lý Xuân Hải (47 tuổi), tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB), về tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ngân hàng Á Châu trong ngày 22/8 đã tạm thời cử Phó tổng giám đốc Đỗ Minh Toàn điều hành thay cho Tổng giám đốc Lý Xuân Hải đang phải hợp tác với cơ quan điều tra sau vụ bắt giam ông Nguyễn Đức Kiên. Tuy nhiên, trong khi đó, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trần Xuân Giá đang ở nước ngoài và nói rằng "không nắm rõ tình hình ở nhà".

Sự kiện Bầu Kiên bị bắt đã làm cho cổ phiếu của ngân hàng tụt dốc thê thảm. Thị trường chứng khoán vẫn đứng trước áp lực bán dữ dội, đặc biệt tại sàn HNX với việc ACB giảm kịch sàn. Thậm chí, ngay cả các mã ngân hàng không liên quan đến ACB cũng quay đầu giảm trở lại như MBB, VCB và CTG.

Sáng ngày 23/8, Phó tổng giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) Nguyễn Thanh Toại cho hay, chỉ trong hai ngày (21 và 22/8), khách hàng đã rút tiền khỏi ACB khoảng 8.000 tỷ đồng, trong đó ngày 21/8 số tiền khách hàng rút là 3.000 tỷ và ngày 22/8 là 5.000 tỷ đồng. Số lượng người đến rút tiền tại hội sở ACB khá đông, có người không thực hiện được giao dịch đã phải đợi đến đầu giờ mở cửa giao dịch buổi chiều

Sau sự cố ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) bị bắt, ngân hàng Á Châu (ACB) bị chao đảo mạnh, tài sản sụt giảm hàng trăm nghìn tỷ đồng. Hơn nữa, lợi nhuận trước thuế nửa đầu năm 2013 chỉ bằng 50% so với cùng kỳ năm trước. Tổng tài sản giảm khoảng 30%; lần đầu tiên ngân hàng thua lỗ; thua lỗ liên quan tới vàng và ngoại tệ lên tới 1.700 tỷ đồng và khoản tiền liên quan đến các công ty của ông Nguyễn Đức Kiên

(một trong người sáng lập và là cổ đông của ACB) lên tới 7.000 tỷ đồng…

Ngân hàng nhà nước kêu gọi người gửi tiền tại ngân hàng TMCP Á Châu hoàn toàn yên tâm. NHNN đang theo dõi sát diễn biến thị trường tiền tệ, trường hợp cần thiết sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản để ổn định và bảo đảm an toàn hệ thống.

Bài học kinh nghiệm rút ra từ sự cố thanh khoản tại ngân hàng ACB

Sự cố rủi ro thanh khoản tại ngân hàng ACB năm 2003 bắt nguồn từ những tin đồn thất thiệt của những kẻ xấu. Nếu NHNN không sớm có những biện pháp tiếp vốn và lãnh đạo ngân hàng không kịp thời phát ngôn cải chính trước cơ quan báo chí và truyền thông để trấn an tâm lý người dân thì ắc hẳn một khủng hoảng thanh khoản sẽ thật sự xảy ra và từ đó lan truyền trong hệ thống ngân hàng.

Trong khi đó, rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng ACB năm 2012 có nguyên nhân sâu xa từ việc quản trị, giám sát hoạt động của ngân hàng không chặt chẽ và được kích nổ sau vụ ông Nguyễn Đức Kiên, một doanh nhân được xếp vào nhóm giàu nhất Việt Nam, có ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực ngân hàng - bị bắt tạm giam điều tra về các sai phạm trong hoạt động kinh tế. Chủ tịch bị khởi tố, tổng giám đốc bị khởi tố bắt giam, hàng loạt lãnh đạo lớn nhỏ dính vào lao lý… Thua lỗ, mất tiền, mất người và hình ảnh một ngân hàng tốt hàng đầu Việt Nam đã gần như bị xóa sạch.

Qua đó, ta thấy việc quản lý ngân hàng và có những biện pháp ứng phó kịp thời là hết sức quan trọng trong quản trị rủi ro thanh khoản. Khi rủi ro xảy ra cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, toàn hệ thống ngân hàng một cách kịp thời là hết sức cần thiết, để nhanh chống kiểm soát và ổn định trong hệ thống.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản là yếu tố quyết định sự an toàn trong hoạt động của bất kỳ ngân hàng thương mại nào. Khả năng thanh khoản không hợp lý là dấu hiệu đầu tiên của tình trạng bất ổn về tài chính. Rủi ro thanh khoản khi xảy ra tại một ngân hàng không chỉ làm cho ngân hàng đó phá sản mà còn có tính chất dây chuyền sang các ngân hàng khác và đến cả nên kinh tế. Từ các bài học thực tế khủng hoảng thanh khoản tại ngân hàng ACB, sự sụp đổ của ngân hàng Northern Rock cho thấy việc quản trị thanh khoản của các ngân hàng là một vấn đề luôn phải được

xem trọng. Chương 1 đã giới thiệu một cách khái quát về cơ sở lý thuyết và các khái niệm rủi ro thanh khoản, quản trị rủi ro thanh khoản, các ảnh hưởng và các nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản cũng như các phương pháp xử lý khi xảy ra rủi ro thanh khoản.

CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN TPHCM

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng tmcp phát triển tp.hcm (Trang 31)