Xử lý khi thiếu hụt thanh khoản

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng tmcp phát triển tp.hcm (Trang 58)

Ban Nguồn vốn & Kinh doanh tiền tệ đề nghị các TCTD cấp hạn mức cho vay sử dụng, bù đắp thiếu hụt thanh khoản.Tùy theo mức độ thiếu hụt thanh khoản, các bộ phận quản lý thanh khoản thực hiện các chính sách thích hợp.

Các biện pháp thực hiện phù hợp với từng mức độ thanh khoản cụ thể như sau:

+Mức độ thiếu hụt thanh khoản là mức thấp:

- Thanh khoản trong vài ngày tới (từ 1 đến 7 ngày) thiếu hụt:

 Thường xuyên theo dõi số dư tài khoản Nostro.

 Thận trọng khi thực hiện đầu tư tiền gửi liên ngân hàng, đầu tư giấy tờ có giá, mua ngoại tệ...

 Nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng.

- Thanh khoản từ 7 ngày – 1 tháng tới thiếu hụt:

 Hạn chế đầu tư tiền gửi liên ngân hàng kỳ hạn từ > 7 ngày, đầu tư giấy tờ có giá, mua ngoại tệ kỳ hạn.

 Triển khai huy động vốn ngắn hạn của khách hàng. - Thanh khoản từ 1 – 6 tháng tới thiếu hụt:

 Hạn chế đầu tư tiền gửi liên ngân hàng kỳ hạn > 1 tháng, đầu tư giấy tờ có giá, mua ngoại tệ kỳ hạn > 1 tháng.

+Mức độ thiếu hụt thanh khoản là mức cao:

- Thanh khoản trong vài ngày tới (từ 1 – 7 ngày) thiếu hụt:

 Không đầu tư tiền gửi liên ngân hàng, đầu tư giấy tờ có giá, mua ngoại tệ.

 Vay ngắn hạn Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác, bán hoặc repo giấy tờ có giá qua thị trường mở, thị trường chứng khoán, bán ngoại tệ. Có thể

chấp nhận vay với lãi suất cao hoặc bán tài sản thanh khoản (giấy tờ có giá, ngoại tệ) với giá thấp hơn giá thị trường.

 Tạm thời ngừng giải ngân tín dụng.

- Thanh khoản từ 7 ngày – 1 tháng tới thiếu hụt:

 Không đầu tư tiền gửi liên ngân hàng, đầu tư giấy tờ có giá, mua ngoại tệ.

 Vay ngắn hạn Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng khác, bán hoặc repo giấy tờ có giá qua thị trường mở, thị trường chứng khoán, bán ngoại tệ. Có thể chấp nhận vay với lãi suất cao hoặc bán tài sản thanh khoản (giấy tờ có giá, ngoại tệ) với giá thấp hơn thị trường.

 Tích cực huy động vốn ngắn hạn của khách hàng. - Thanh khoản từ 1 – 6 tháng tới thiếu hụt:

 Hạn chế đầu tư tiền gửi liên ngân hàng kỳ hạn > 1 tháng, đầu tư giấy tờ có giá, mua ngoại tệ kỳ hạn > 1 tháng.

 Bán giấy tờ có giá, ngoại tệ.

 Trong vòng 1 tháng, tiến hành thủ tục vay Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác với kỳ hạn từ 3 – 6 tháng.

 Đẩy mạnh huy động vốn, phát hành giấy tờ có giá, có thể chấp nhận lãi suất huy động cao.

 Hạn chế cam kết cho vay môi giới, ngừng giải ngân tín dụng.

 Tích cực thu hồi nợ quá hạn.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng tmcp phát triển tp.hcm (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)