Tạo môi trƣờng đơn và môi trƣờng kết hợp để trồng nấm Hồng Chi

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình trồng nấm hồng chi (ganoderma lucidum) trên môi trường bã mía và mùn cưa hỗ trợ xóa đói giảm nghèo tại xã trung hòa huyện trảng bom tỉnh đồng nai (Trang 28 - 30)

 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm đƣợc bố trí theo kiểu khối một yếu tố đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên. Yếu tố nghiên cứu là tỉ lệ mùn cƣa: bã mía. Thí nghiệm đƣợc bố trí trên 21 nghiệm thức tƣơng ứng với 21 tỉ lệ mùn cƣa: bã mía khác nhau, mỗi nghiệm thức lặp lại 5 lần. Các yếu tố khác (thành phần bổ sung vào môi trƣờng gồm cám gạo (3%), phân DAP (3‰); môi trƣờng nuôi trồng, giống cấy…) đều giống nhau giữa các nghiệm thức. Chi tiết ở bảng 3.1

 Cách tiến hành Xử lý nguyên liệu

Bã mía đƣợc đem ngâm trong nƣớc vôi 2% trong 24 giờ sau đó vớt ra xả qua nƣớc sạch rồi ngâm vào nƣớc vôi 2% lần 2. Sau 24 giờ thì vớt ra để ráo nƣớc rồi đem phơi. Do lƣợng nƣớc trong bã mía còn nhiều nên thời gian phơi có thể kéo dài 4-5 ngày. Cuối cùng, bổ sung thêm phân DAP với tỉ lệ 3‰, trộn đều và ủ đống trong vòng 48 giờ.

Mùn cƣa cao su khô thì đƣợc làm ẩm bằng nƣớc sạch, bổ sung thêm vôi 1% và phân DAP 3‰, trộn đều ủ đống 48 giờ.

29

Môi trƣờng đƣợc thiết kế dựa vào cách bố trí thí nghiệm. Cụ thể đề tài thiết kế 21 môi trƣờng nghiệm thức khác nhau dựa vào tỷ lệ mùn cƣa: bã mía, theo tỉ lệ nhƣ sau: 100:0; 95:5; 90:10; 85:15; 80:20; 75:25; 70:30; 65:35; 60:40; 55:45; 50:50; 45:55; 40:60 ; 35:65 ; 30:70 ; 25:75 ; 20:80 ; 15:85 ; 10:90 ; 5:95 ; 0:100. Mỗi nghiệm thức đƣợc lặp lại 5 lần.

Lƣợng nguyên liệu đã dùng: mùn cƣa cao su và bã mía mỗi thứ 105kg, 3.15kg cám gạo (tức 3% khối lƣợng bã mía và mùn cƣa), 0.315kg phân DAP (tức 3‰ khối lƣợng bã mía và mùn cƣa), 105 kg vôi bột (bao gồm cả lƣợng vôi dùng xử lý nguyên liệu bã mía và bổ sung trong quá trình ủ mùn cƣa).

Mỗi nghiệm thức đƣợc bố trí 5 bịch, khối lƣợng nguyên liệu bố trí nhƣ sau

Bảng 3.1: Bảng bố trí nguyên liệu mùn cƣa, bã mía

Nghiệm thức

Tỉ lệ mùn cưa: bã mía tương ứng Lượng mùn cưa (kg) Lượng bã mía (kg) 1 100:0 5 0 2 95:0 4,75 0,25 3 90:10 4,5 0,5 4 85:15 4,25 0,75 5 80:20 4 1 6 75:25 3,75 1,25 7 70:30 3.5 1,5 8 65:35 3,25 1,75 9 60:40 3 2 10 55:45 2,75 2,25 11 50:50 2,5 2,5 12 45:55 2,25 2,75 13 40:60 2 3 14 35:65 1,75 3,25 15 30:70 1,5 3,5 16 25:75 1,25 3,75 17 20:80 1 4 18 15:85 0,75 4,25 19 10:90 0,5 4,5 20 5:95 0,25 4,75 21 0:100 0 5

30

Sau khi đƣợc cân theo tỉ lệ trên, các nghiệm thức môi trƣờng đƣợc để riêng và bổ sung thêm cám gạo 3% (0,015kg), 3‰ (0,0015g) DAP cho mỗi nghiệm thức. Cuối cùng là trộn đều, cho vào bịch PP.

Cơ sở của việc bố trí nhƣ vậy là do trong mùn cƣa có hàm lƣợng xenlulose cao từ 40-53%, nhƣng hàm lƣợng các chất dinh dƣỡng khác thích hợp cho nấm phát triển lại rất thấp, trong khi đó bã mía chỉ chứa 40-46% hàm lƣợng xenlulose song lại có hàm lƣợng các chất dinh dƣỡng khác (đƣờng 1-2%, silic 2%...)[10].

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình trồng nấm hồng chi (ganoderma lucidum) trên môi trường bã mía và mùn cưa hỗ trợ xóa đói giảm nghèo tại xã trung hòa huyện trảng bom tỉnh đồng nai (Trang 28 - 30)