Tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia khu vực kinh tế phi chính thức của người dân ở thành phố cần thơ (Trang 25)

3.1.3.1 Tình hình kinh tế

a) Về nông nghiệp

Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế những năm gần đây đang chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi, dịch vụ sang cơ cấu trồng trọt. Theo số liệu thống kê thị xã Vĩnh Châu, năm 2012 tổng giá sản xuất nông nghiệp là 3.185.581 triệu đồng (trong đó giá trị sản xuất của ngành trồng trọt là 3.060.437 triệu đồng chiếm 96,07%, giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi là 78.792 triệu đồng chiếm 2,47%, còn lại là ngành dịch vụ với giá trị sản xuất 46.352 triệu đồng chiếm 1,46%). Năm 2013, thị xã Vĩnh Châu có bước phát triển khá về sản xuất nông nghiệp, người dân đã chủ động phòng tránh những khó khăn gặp phải trong quá trình sản xuất nên hiệu quả cao. Giá trị sản xuất bình quân 1 ha là 134 triệu đồng, tỷ trọng cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm 78,9% trong nền kinh tế.

b) Về công nghiệp

Năm 2013 giá trị sản xuất công nghiệp là 200.160 triệu đồng, đạt 90,98% kế hoạch, so với cùng kỳ năm 2012 là 186.375 triệu đồng tăng 13.785 triệu đồng. Tỷ trọng cơ cấu công nghiệp chiếm 3,1% trong nền kinh tế. Nhằm nhu cầu phát triển ngành công nghiệp thì cần phải tiếp tục lộ trình xây dựng kết cấu hạ tầng các cụm, khu công nghiệp theo quy hoạch được duyệt. Phối hợp xây dựng kế hoạch và thực hiện tốt các chính sách, đề án khuyến công. Tiếp tục phối hợp thực hiện các hoạt động hỗ trợ đối với các cơ sở sản xuất, chế biến nông, thủy sản và nghề thủ công. Cử nhân viên đi tập huấn kỹ thuật bắt kịp với công nghệ

16

tiên tiến nhằm áp dụng vào quá trình sản xuất công nghiệp tăng giá trị sản xuất chung.

c) Thương mại – dich vụ

Theo báo cáo tổng kết của phòng Kinh Tế thị xã Vĩnh Châu thì tổng mức lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả năm 2013 là 4.863.780 triệu đồng, đạt 103,48% kế hoạch, so với năm trước tăng 484.480 triệu đồng. Thương mại – dịch vụ phát triển vì Vĩnh Châu nằm tiếp giáp với biển Đông thuận lợi thông thương hang hóa ra bên ngoài, trị giá hàng hóa xuất khẩu trên địa bàn năm 2012 là 3.667.000 USD tăng 267.000 USD so với cùng kỳ năm trước, trị giá hàng hóa nhập khẩu năm 2012 là 1.132.000 USD tăng 482.000 USD so với năm trước (Niêm giám thống kê thị xã Vĩnh Châu năm 2012).

3.1.3.2 Tình hình xã hội

a) Dân số và lao động

Theo số liệu Niên giám thống kê thị xã Vĩnh Châu, năm 2012 tổng diện tích là 437,13 km2 với tổng số dân là 165.334 người, mật độ dân số là 346 người/km2. Số dân sống ở thành thị là 72.876 người (chiếm 44,08% dân số), số dân sống ở nông thôn là 92.458 người (chiếm 55,92% dân số). Sự phân bố dân cư không đồng đều giữa các xã, giữa thành thị với nông thôn, trong đó ba phường có mật độ dân số cao nhất trong thị xã là phường 1, phường 2 và phường Vĩnh Phước.

Vĩnh Châu là nơi sinh sống của ba dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer, trong đó phần lớn dân số Vĩnh Châu thuộc dân tộc Khmer với số dân là 87.565 người (chiếm 52,96% tổng số dân). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2012 ở Vĩnh Châu là 1,16% người dân đã thực hiện kế hoạch hóa gia đình nên tỷ lệ dân số tự nhiên giảm so với vài năm trước.

Dân số trong độ tuổi lao động năm 2012 là 104.657 người (chiếm 63,3% tổng số dân. Số người trong độ tuổi đang làm việc là 79.173 người (chiếm 75,65 % tổng số người trong độ tuổi lao động), số dân hoạt động trong nông, lâm, ngư nghiệp là 55.666 người.

Như vậy, Vĩnh Châu có nguồn nhân lực dồi dào, đóng góp lao động cho phát triển các ngành kinh tế. Cơ cấu lao động đang chuyển dịch theo hướng công ngiệp hóa, dân số lao động làm việc công nghiệp ngày càng nhiều.

b) Giáo dục

Đa số người dân Vĩnh Châu là người dân tộc Khmer nên việc xóa mù chữ rất khó khăn, nhờ sự khuyến khích và đầu tư của cấp chính quyền. Năm 2012,

17

số học sinh thuộc các dân tộc ít người được đến trường là 19.186 người (chiếm 71,3% số học sinh đi học). Cho đến năm 2014, toàn thị xã Vĩnh Châu hiện có 10 trường mầm non, 45 trường tiểu học, 10 trường trung học cơ sở và 2 trường phổ thông cơ sở. Đội ngũ giáo viên có giảm qua các năm nhưng chuyên môn nghiệp vụ đã được nâng cao, theo số liệu thống kê thị xã Vĩnh Châu năm 2012 số giáo viên giảng dạy là 1.402 giáo viên gồm 847 giáo viên tiểu học, 421 giáo viên trung học cơ sở, 134 giáo viên trung học phổ thông. Cơ sở vật chất của các cơ sở dạy nghề đã được cải thiện, đã có 21 phòng thực hành, có 1 thư viện giúp cho việc tìm kiếm tài liệu học tập.

c) Y tế

Theo số liệu thống kê thị xã Vĩnh Châu tính đến năm 2012, cơ sở y tế qua các năm không có thay đổi nhiều, tổng số cơ sở y tế là 15 cơ sở. Năm 2012, thị xã Vĩnh Châu có 1 bệnh viện, 3 phòng khám đa khoa, 10 trạm y tế và 1 trung tâm phòng chống bệnh xã hội, toàn thị xã đã có 259 giường bệnh 189 cán bộ ngành y và 84 cán bộ ngành dược. Công tác chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng được chính quyền quan tâm sâu sắc đã đạt được một số chỉ tiêu: 100% các xã đều có trạm y tế riêng, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm xuống còn 14,01%. Nhà nước khuyến khích người dân sử dụng các biện pháp tránh thai và thực hiện kế hoạch hóa gia đình nên tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm xuống còn 1,16%, số người mắc bệnh xã hội chỉ còn 32 người trong đó đã có 8 người chết do AIDS.

d) Văn hóa – xã hội

Vĩnh Châu có nền văn hóa đa dân tộc vì là nơi sinh sống của 3 dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer. Hằng năm, có rất nhiều lễ hội truyền thống trong vùng, mọi người cùng nhau tham gia hoạt động và họ điều có tinh thần yêu nước nồng nàn.

Toàn thị xã có 4 thư viện hỗ trợ cho người dân có nhu cầu muốn tìm hiểu về lịch sử dân tộc, học tiếng nước ngoài. Ngoài ra, Vĩnh Châu còn có 1 bảo tàng cấp địa phương trong đó có 5 di tích được xếp hạng trong di tích của địa phương, có 75/97 ấp, khóm có nhà sinh hoạt cộng đồng nhưng chưa đạt chuẩn. Hiện có 6 xã có nhà văn hóa kết hợp thư viện và trung tâm học tập cộng đồng, nhưng chưa có khu sinh hoạt thể thao tập trung, chưa trang bị đủ trang thiết bị, chưa đảm bảo thực hiện các hoạt động thường xuyên theo yêu cầu của tiêu chí này. Phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá mới đang phát triển.

18

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia khu vực kinh tế phi chính thức của người dân ở thành phố cần thơ (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)