Phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng hành tím

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia khu vực kinh tế phi chính thức của người dân ở thành phố cần thơ (Trang 47)

2013

4.2.2Phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng hành tím

4.2.2.1 Phân tích hiệu quả kinh tế

Bảng 4.11: Thống kê mô tả các biến số trong hàm lợi nhuận Biến

số

Tên biến Trung bình Độ lệch chuẩn

Lnπ Lợi nhuận chuẩn hóa 7,984 1,164

LnPN Giá chuẩn hóa phân N nguyên chất 1,163 0,382 LnPP Giá chuẩn hóa phân P nguyên chất 0,483 0,786 LnPK Giá chuẩn hóa phân K nguyên chất 1,705 0,713

LnT Chi phí thuốc 5,312 0,308

LnG Chi phí giống 8,023 0,333

LnL Chi phí thuê lao động 8,092 0,521

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

Kết quả thống kê mô tả các biến số trong hàm lợi nhuận từ số liệu điều tra thì các biến số trong mô hình hàm lợi nhuận biến động không nhiều giữa các hộ trong cùng một vụ, chỉ số độ lệch chuẩn khá nhỏ so với giá trị trung bình đã chứng tỏ điều đó.

Kết quả ước lượng hàm lợi nhuận bằng phương pháp thích hợp cực đại (MLE) được thể hiện qua bảng 4.12. Với Prob > chi2 = 0,000 < α = 1%, mô hình có ý nghĩa với mức ý nghĩa 1%. Hệ số γ = 0,82 trong mô hình MLE cho biết sự kém hiệu quả giải thích đến 82% sự biến động của lợi nhuận. Việc kém hiệu quả là do người dân sử dụng các yếu tố đầu vào không hợp lí gây ra, ta có thể thấy được yếu tố con người có thể quyết định tới lợi nhuận và yếu tố khách quan quyết định đến hiệu quả sản xuất như điều kiện tự nhiên, giá cả thị trường những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của người dân.

Qua kết quả ước lượng hàm lợi nhuận các biến độc lập ảnh hưởng đến lợi nhuận như là: giá chuẩn hóa phân N nguyên chất, giá chuẩn hóa phân K nguyên chất, chi phí thuốc, chi phí giống.

38

Bảng 4.12: Kết quả ước lượng hàm lợi nhuận theo phương pháp thích hợp cực đại (MLE)

Biến số Tên biến số Hệ số Sai số chuẩn

LnPN Giá chuẩn hóa phân N nguyên chất -2,443*** 0,264 LnPP Giá chuẩn hóa phân P nguyên chất 0,109ns 0,179 LnPK Giá chuẩn hóa phân K nguyên chất 0,361* 0,193

LnT Chi phí thuốc -0,664*** 0,254

LnG Chi phí giống 0,573** 0,239

LnL Chi phí thuê lao động 0,155ns 0,153

_cons Hằng số 8,666*** 2,705

Số quan sát 75

Log likelihood -82,923

Prob > chi2 0,000

γ 0,82

Nguồn: Kết quả chạy mô hình hồi quy bằng Stata/SE11.0

Chú thích:***: ý nghĩa 1%, **: ý nghĩa 5%, *: ý nghĩa 10%, ns: không có ý nghĩa

Giá chuẩn hóa phân N nguyên chất: Hệ số giá N được giải thích biến giá chuẩn hóa phân N nguyên chất có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% và có giá trị âm ở phương pháp thích hợp cực đại. Với kết quả này, khi giá phân N tăng lên 1% thì lợi nhuận sẽ giảm 2,433% với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Nhìn chung, người dân sử dụng chủ yếu phân N cho sản xuất hành tím, để cây phát triển năng suất cao thì hàm lượng N là quan trọng nhất cho nên việc giá phân N tăng sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận.

Giá chuẩn hóa phân K nguyên chất: Hệ số giá phân K được giải thích biến giá chuẩn hóa phân K nguyên chất có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10% và có giá trị dương ở phương pháp thích hợp cực đại. Với kết quả này, khi giá phân K tăng lên 1% thì lợi nhuận sẽ tăng 0,361% với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Với việc hàm lượng phân K được sử dụng không nhiều nên việc tăng giá phân K sẽ không làm giảm lợi nhuận, bón thêm phân K còn giúp tăng lơi nhuận vì nó giúp củ hành tím có màu sáng bóng sẽ bán được giá cao.

Chi phí thuốc được giải thích biến chi phí thuốc có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1% và có giá trị âm. Với kết quả này, khi chi phí thuốc tăng lên 1% thì lợi nhuận sẽ giảm 0,664% với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.

39 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn chung, tình hình dịch bệnh trên cây trồng là hết sức phức tạp, khi dịch bệnh xuất bệnh xuất hiện hộ dân phải mua thuốc phun xịt làm tăng chi phí thuốc, cho dù xịt hết bệnh nhưng đã làm thất thoát năng suất giảm từ đó cũng làm giảm lợi nhuận, nhưng vì chi phí thuốc không cao nên lợi nhuận giảm đi không đáng kể.

Chi phí giống được giải thích biến chi phí giống có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5% và có giá trị dương. Với kết quả này, khi chi phí giống tăng lên 1% thì lợi nhuận sẽ tăng 0,573% với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Như vậy, khi người dân gieo trồng hành tím với lượng giống cao trên 1000 m2 và sử dụng giống mua bên ngoài có chất lượng tốt mặc dù giá bán giống cao nhưng khi thu hoạch năng suất cao, có chất lượng tốt sẽ làm giá bán hành tím tăng từ đó làm lợi nhuận tăng nhưng tăng không nhiều vì chi phí giống khá cao.

4.2.2.2 Ước lượng mức hiệu quả kinh tế

Bảng 4.13: Phân phối mức hiệu quả kinh tế

Mức hiệu quả (%) Số quan sát Tỷ trọng (%)

<50 34 45,33 50-60 13 17,33 60-70 12 16 70-80 12 16 80-90 4 5,33 90-100 0 0

Mức hiệu quả kinh tế trung bình 51,2

Mức hiệu quả kinh tế nhỏ nhất 5,1

Mức hiệu quả kinh tế cao nhất 84,9

Nguồn: Kết quả chạy mô hình bằng Stata/SE11.0

Thông qua hàm lợi nhuận biên ngẫu nhiên. Mức hiệu quả kinh tế trung bình của các hộ dân là 51,2%, có sự chênh lệch rất lớn giữa hộ dân có mức hiệu quả kinh tế nhỏ nhất (5,1%) so với hộ dân có mức hiệu quả kinh tế cao nhất (84,9%) khoảng cách mức hiệu quả lên đến 79,8%. Phần lớn hộ dân đạt mức hiệu quả kinh tế dưới mức 60% (chiếm 62,66% số hộ dân), mức hiệu quả kinh tế của hộ dân là khá thấp, cho thấy rằng hộ dân sử dụng không hiệu quả các yếu tố đầu vào làm hiệu quả kinh tế thấp, chỉ vài hộ dân có mức hiệu quả kinh tế trên 80%.

40

Nhìn chung, hoạt động sản xuất hành tím giữa các hộ là không đồng đều, cần có giúp đỡ của chính quyền hỗ trợ hộ dân sử dụng các yếu tố đầu vào hợp lý hơn.

Bảng 4.14: Phân phối lợi nhuận thất thoát do kém hiệu quả kinh tế

Đơn vị tính: ngàn đồng/1000m2 Mức phi hiệu quả

(%) Lợi nhuận thực tế Lợi nhuận tối đa Lợi nhuận thất thoát < 20 14.845,164 17.803,437 2.958,273 20-30 6.132,388 8.196,095 2.063,707 30-40 7.309,720 11.404,727 4.095,007 40-50 5.050,664 9.136,758 4.086,094 >50 2.492,941 7.152,599 4.659,658 Trung bình 4.948,061 8.911,865 3.963,804

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

Lợi nhuận tối đa được tính bằng lợi nhuận thực tế chia cho mức hiệu quả kinh tế của từng nông hộ, lợi nhuận thất thoát được tính bằng lợi nhuận tối đa trừ lợi nhuận thực tế. Số liệu thống kê bảng 4.14 cho thấy, lợi nhuận thất thoát trung bình của mỗi nông hộ là 3.963.804 đồng/1000m2, với mỗi mức phi hiệu quả kinh tế khác nhau thì lợi nhuận thất thoát cũng khác nhau, những hộ có mức phi hiệu quả kinh tế từ 20% – 30% có lợi nhuận thất thoát thấp nhất là 2.063.707 đồng/1000m2, với mức phi hiệu quả kinh tế trên 50% thì lợi nhuận thất thoát cao nhất của nông hộ là 4.959.658 đồng/1000m2. Nhìn chung, khi mức phi hiệu quả kinh tế tăng thì lợi nhuận thất thoát cũng tăng theo, có sự thất thoát lợi nhuận là do hiệu quả sản xuất chưa cao, các hộ dân chưa sử dụng hợp lý các yếu tố đầu vào và kỹ thuật canh tác còn lạc hậu. Để giảm lợi nhuận thất thoát thì nông hộ cần điều chỉnh kỹ thuật canh tác và các yếu tố đầu vào phù hợp nhất nhằm gia tăng hiệu quả của từng hộ.

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia khu vực kinh tế phi chính thức của người dân ở thành phố cần thơ (Trang 47)