2013
4.2.1 Phân tích chi phí, doanh thu, lợi nhuận và các tỷ số tài chính
4.2.1.1 Phân tích chi phi
Mỗi vụ mùa để trồng hành tím người dân phải tốn rất nhiều chi phí, các chi phí phải bỏ ra như là: chi phí giống, chi phí thuốc, chi phí phân bón, chi phí thuê lao động và chi phí khác. Tùy thuộc vào kinh nghiệm mà mỗi hộ dân có khoản chi phí khác nhau.
Bảng 4.7: Các khoản chi phí trung bình trồng hành tím của nông hộ
Đơn vị tính: ngàn đồng/1000m2
Khoản mục Trung bình Tỷ trọng (%)
Chi phí giống 3.212,9 33,3
Chi phí thuốc 213,1 2,2
Chi phí phân bón 926,4 9,6
Chi phí thuê lao động 3.639,1 37,7
Chi phí khác 1.664,5 17,2
Tổng chi phí 9.656 100
Nguồn: Số liệu điều tra, 2014
Người dân trồng hành tím thường bỏ ra tổng chi phí trung bình cho 1000 m2 là 9.656.000 đồng, tổng chi phí trồng hành tím là khá cao nếu giá bán không cao thì người dân sẽ bị thua lỗ. Người dân cần tối thiểu hóa chi phí bằng cách sử dụng hợp lí các khoản chi phí.
32
Nguồn: Số liệu điều tra, 2014
Hình 4.1: Phân phối chi phí sản xuất của hộ dân
Nông hộ phân phối chi phí sản xuất hành tím không đồng đều. Chi phí tốn nhiều nhất là chi phí giống và chi phí thuê lao động.
Chi phí mà nông hộ tốn nhiều nhất đó là chi phí thuê lao động chiếm 37,7% tổng chi phí. Lao động là yếu tố đầu vào quan trọng, không thể thiếu trong quá trình sản xuất, lao động bao gồm có lao động gia đình và lao đông thuê, trong quá trình sản xuất số lao động gia đình không thể đáp ứng đủ lượng lao động trong các khâu: lên liếp, gieo trồng, tưới nước, thu hoạch và vận chuyển nên hộ dân phải thuê thêm lao động. Tùy thuộc vào từng hộ nếu lao động gia đình quá ít thì chi phí thuê lao đông của hộ sẽ cao.
Chi phí nông hộ tốn nhiều thứ hai là chi phí giống, trung bình mỗi hộ gia đình tốn chi phí giống gần 3.212.900 đồng chiếm 33,3% tổng chi phí. Giống là yếu tố đầu vào đặc biệt quan trọng, có nguồn giống tốt thì hộ dân mới có thể gieo trồng, mỗi hộ dân sử dụng lượng giống khác nhau tùy thuộc vào kinh nghiệm trồng lâu năm mà họ biết lượng giống phù hợp nhất, giá cả của 1 kg hành tím thường rất cao với giá khoảng 30 – 40 ngàn đồng/kg. Để đảm bảo có được nguồn giống tốt thì nguồn gốc giống cũng rất quan trọng, có giống tốt thì khả năng chống chịu sâu bệnh sẽ tốt hơn và năng suất sẽ cao hơn.
Người dân sử dụng nguồn giống có xuất xứ từ đâu được trình bày qua bảng số liệu 4.6, đa số các hộ dân sử dụng nguồn giống chủ yếu là giống nhà chiếm 66,7% số hộ điều tra, nguồn giống mua từ người quen chiếm 21,3%, nguồn giống từ trạm khuyến nông chiếm 8%, còn lại là nguồn giống hỗ trợ và nguồn khác chiếm 4%. Người dân sử dụng giống nhà vì nguồn giống do họ tự gieo trồng hành giống, những củ hành có chất lượng tốt, khỏe mạnh mới được giữ lại làm giống, giống nhà có thời gian trồng ngắn và khả năng chống sâu bệnh
33
khá cao, với nguồn giống tự có người dân có thể giảm được chi phí mua giống với giá cao, nguồn giống vẫn tính vào chi phí giống vì để có nguồn giống nhà người dân cũng phải tốn chi phí trồng từ vụ hành giống trước. Người dân chỉ mua nguồn giống bên ngoài khi giống nhà không đảm bảo chất lượng, chi phí mua từ bên ngoài thường cao hơn. Để giảm thiểu chi phí giống, cần được sự hỗ trợ nguồn giống từ nhà nước nhiều hơn, hki đó lợi nhuận sẽ được nâng cao. Bảng 4.8: Nguồn gốc giống được sử dụng của hộ dân điều tra
Nguồn giống Số quan sát Tỷ trọng (%)
Giống nhà 50 66,7
Trung tâm khuyến nông 6 8
Mua từ người quen 16 21,3
Được nhà nước hỗ trợ 2 2,7
Khác 1 1,3
Tổng cộng 75 100
Nguồn: Số liệu điều tra, 2014
Kế tiếp chi phi tốn thứ ba của nông hộ trồng hành tím là các khoản chi phí khác, chí phí này chiếm 17,2% tổng chi phí, chi phí khác bao gồm các loại chi phí như: chi phí máy móc, chi phí thuê đất và chi phí vay vốn. Trong khâu chuẩn bị đất, cày xới đất sức lực con người khó có thể thực hiện xong công việc trong thời gian ngắn nên họ phải bỏ tiền để thuê máy móc đảm bảo công việc nhanh chóng và hiệu quả cao hơn. Quá trình sản xuất nào nguồn vốn vẫn có vai trò quan trọng, nhưng khi cần đến thì không phải người dân nào cũng có nguồn vốn tự có, đa số người dân phải vay mượn bên ngoài để đảm bảo nguồn vốn sản xuất hành tím, khi vay mượn thì lãi suất rất cao đến thu hoạch người dân phải chi trả tiển lãi khá cao, phải tốn thêm chi phí vay vốn sản xuất, đã gián tiếp làm tăng chi phí sản xuất. Một vài hộ dân không có đất sản xuất thì họ phải đi thuê đất của người khác, chi phí thuê đất cũng rất cao khoảng 1 triệu đồng/1000m2.
Chi phí phân bón cũng chiếm một phần không nhỏ trong tổng chi phí. Chi phí này chiếm 9,6% tổng chi phí. Phân bón cũng là yếu tố đầu vào quan trọng, muốn cây phát triển tốt thì phải bón phân hợp lí và đúng cách. Tùy vào kinh nghiệm mà loại sử dụng khác nhau. Các loại phân bón thường được người dân sử dụng nhiều nhất như là: Ure, DAP 18-46-0, NPK 16-16-8, Đầu trâu 20-20- 15, Kali muối ớt. Mỗi loại phân trên đều cung cấp 3 chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Chi phí phân bón chủ yếu dựa trên lượng nguyên chất N, P, K
34
của các loại phân, các chất N, P, K đều có những lợi ích khác nhau giúp cây phát triển tốt. Cụ thể:
+ Phân đạm (N): Đạm là chất dinh dưỡng rất cần thiết và rất quan trọng đối với sự phát triển hành tím. Bón đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của hành tím, làm kích thước củ to, do đó làm tăng năng suất cây. Phân đạm cần cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng, tuy nhiên nếu bón nhiều đạm có thể làm củ hành bị úng gây ra thối củ. Các hộ dân cần theo dõi quá trình phát triển của hành tím mà bón phân đạm cho hợp lí.
+ Phân Lân (P): Bón lân cung cấp chất dinh dưỡng cho đất, làm cho đất tơi xốp giúp bộ rễ hành tím phát trển tốt, bón nhiều lân không gây hại cho hành tím còn giúp chống chịu được chua, kiềm. Người dân dùng phân lân để bón lót. + Phân Kali (K): Kali giúp cây tăng cường sự hút nước, có thể chống hạn, chống lạnh tốt, bón kali còn làm cho củ có màu sắc đẹp. Kali còn giúp cây chống được độ chua.
Chi phí cuối cùng còn lại chiếm một phần nhỏ trong tổng chi phí là chi phí thuốc. Chi phí này chiếm 2,2% tổng chi phí, tình hình dịch bệnh trên hành tím là khá phức tạp, dịch bệnh có thể xuất hiện mọi thời điểm người dân cần theo dõi kỹ hành tím. Các loại thường được sử dụng để: xịt cỏ, sâu, bệnh và có thể phun thuốc dưỡng để giúp cây cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Vì hành tím là loại rau màu có sức chống chịu dịch bệnh tốt nên người dân ít tốn chi phí thuốc, chỉ phun khi thấy bệnh xuất hiện.
4.2.1.2 Phân tích doanh thu, lợi nhuận
Khi sản xuất hành tím người dân luôn mong muốn mình có được lợi nhuận, mà muốn có lợi nhuận thì doanh thu phải lớn hơn chi phí, cho nên để có doanh thu nhiều thì hành tím khi thu hoạch phải có năng suất lớn và bán được giá cao mới đảm bảo có lợi nhuận.
Bảng 4.9: Năng suất, doanh thu và lợi nhuận của nông hộ được điều tra Chỉ tiêu Đơn vị tính Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình
Năng suất Kg/1000m2 1.500 3600 2.479,3
Giá bán Ngàn đồng/1000m2 3 15 7,2
Doanh thu Ngàn đồng/1000m2 6.000 46.800 17.950 Chi phí Ngàn đồng/1000m2 4.688 14.053,3 9.656 Lợi nhuận Ngàn đồng/1000m2 -2.329 40.072,8 8.293,9
35
Hiệu quả cuối cùng mà hộ dân trồng hành tím đạt được thể hiện trong bảng số liệu thống kê 4.9 thì năng suất trung bình của hộ dân là 2.479,3 kg/1000m2, có sự chênh lệch khá nhiều về năng suất giữa các hộ, năng suất nhỏ nhất của một hộ dân là 1.500 kg/1000m2, năng suất lớn nhất của một hộ dân là 3600 kg/1000m2, khoảng cách của hộ có năng suất cao nhất với hộ có năng suất nhỏ nhất lên tới 1900 kg/1000m2. Nguyên nhân có sự chênh lệch lớn đến như vậy là do ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào, mỗi hộ có những điều kiện sản xuất khác nhau. Có thể kể đến như: những hộ trồng hành tím ở loại đất màu mỡ, tươi xốp thì độ phì nhiêu sẽ giúp cây phát triển tốt hơn, yếu tố kinh nghiệm sản xuất cũng có thể giúp năng suất cao hơn, hộ dân có kinh nghiệm sản xuất lâu họ sẽ hiểu rõ cây trồng cần gì chăm sóc cây trồng tốt hơn, việc một số hộ dân tham gia tập huấn giúp họ tiếp thu và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất hành tím nếu thực hiện đúng cách thì hành tím sẽ có chất lượng và năng suất cao nhất.
Về giá bán: thông qua bảng số liệu thống kê 4.9, giá bán của nông hộ bán với mức giá khác nhau, giá bán trung bình của hộ dân là 7.200 đồng/kg, có sự chệnh lệch rõ ràng giữa hộ có giá bán thấp nhất (3.000 đồng/kg) với hộ có giá bán cao nhất ( 15.000 đồng/kg) khoảng cách giữa các hộ rất lớn lên tới 12.000 đồng/kg. Nhìn chung giá bán đầu ra là không ổn định, người dân thường theo dõi giá bán từ radio, những hộ xung quanh. Những hộ dân nào có chất lượng hành tím tốt thương lái sẽ đến tận chỗ đưa ra giá và hộ dân bán sớm thì giá sẽ cao hơn so với những hộ dân không chịu mức giá đưa ra mà giữ lại không bán, khi thương lái thấy hộ dân muốn bán thì thường ép giá làm giá bán sụt giảm nếu không bán hộ dân sẽ không có doanh thu hoặc có thể không bán được lâu ngày hành tím sẽ bị thối, cho nên những hộ nay phải chấp nhận với giá bán thấp nhằm có doanh thu ma chi trả cho các chi phí mà ho đã bỏ ra trong quá trình sản xuất hành tím.
Doanh thu: là thu nhập từ việc bán hành tím và bị ảnh hưởng trực tiếp bởi năng suất, giá bán hành tím. Từ bảng số liệu điều tra 4.9, doanh thu trung bình của hộ dân điều tra 17.950.000 đồng/1000m2, doanh thu cao nhất của một hộ dân là 46.800.000 đồng/1000m2, doanh thu thấp nhất của một hộ dân là 6.000.000 đồng/1000m2, có sự chênh lệch rất lớn về doanh thu giữa các hộ dân. Nguyên nhân có sự chệnh lệch như vậy cũng do ảnh hưởng của năng suất và giá bán, những hộ dân có doanh thu cao là do kinh nghiệm sản xuất lâu năm nên họ dễ dàng nắm bắt chính xác tình hình sản xuất và tình hình thị trường, họ thường đưa ra quyết định đúng đắn để có năng suất và giá bán cao làm doanh thu có được tối đa.
Lợi nhuận: được quyết định bởi doanh thu và tổng chi phí, cũng là thước đo cho thấy hiệu quả đạt được từ việc trồng hành tím. Căn cứ vào bảng số liệu
36
4.9, lơi nhuận trung bình của nông hộ trồng hành tím 8.293.900 đồng/1000m2, lợi nhuận thấp nhất của nông hộ là -2.329.000 đồng/1000m2, lợi nhuận cao nhất của nông hộ là 40.072.800 đồng/1000m2. Có sự chênh lệch rất lớn giữa hộ có lợi nhuận thấp nhất với hộ có lơi nhuân cao nhất, có hộ dân có lợi nhuận âm là do họ bán hành tím với giá thấp, năng suất không cao cũng với chi phí cho việc sản xuất hành tím khá cao, doanh thu thấp mà chi phí lại cho nên đã làm hộ dân bị thua lỗ, còn những hộ có lơi nhuận cao do họ có doanh thu cao và chi phí thấp. Nhìn chung, lợi nhuận là không cân đối, người dân cần phải thường xuyên theo dõi tình hình sản xuất và tình hình thị trường để mà tối đa hóa doanh thu và tối thiểu hóa chi phí làm cho lợi nhuận nhiều hơn, tránh cho một số hộ dân bị thua lỗ nặng.
4.2.1.3 Phân tích các tỷ số tài chính
Bảng 4.10: Các tỷ số tài chính trong sản xuất hành tím
Tỷ số Đơn vị tính Giá trị trung bình
Doanh thu/Tổng chi phí Lần 2
Lợi nhuận/Tổng chi phí Lần 1
Lợi nhuận/Doanh thu Lần 0,36
Lợi nhuận/Tổng diện tích Đồng/1000m2 8.293.916
Nguồm: Số liệu điều tra, 2014
Doanh thu/Tổng chi phí (DT/TCP): tỷ số này cho biết trung bình một đồng tổng chi phí sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Qua bảng số liệu 4.10, tỷ số của doanh thu chia tổng chi phí là 2 lần có nghĩa trung bình nông hộ bỏ ra 1 đồng chi phí sản xuất hành tím thì thu được 2 đồng doanh thu, với tỷ số này thì nông hộ sản xuất sẽ có lời
Lợi nhuận/Tổng chi phí (LN/TCP): tỷ số này cho biết trung bình một đồng tổng chi phí sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số giữa lợi nhuận và tổng chi phí là 1 lần có nghĩa trung bình nông hộ bỏ ra 1 đồng chi phí sản xuất hành tím sẽ thu được 1 đồng lợi nhuận.
Lợi nhuận/Doanh thu (LN/DT): tỷ số này cho biết tỷ trọng trung bình của lợi nhuận trên một đồng doanh thu. Với tỷ số giữa lợi nhuận và doanh thu là 0,36 lần có nghĩa trung bình trong 1 đồng doanh thu bỏ ra trừ đi các khoản chi phí cho hoạt động sản xuất hành tím thì sẽ thu được 0,36 đồng lợi nhuận. Như vậy, trung bình nông hộ có lợi nhuận với tốc độ trung bình.
Lợi nhuận/Tổng diện tích (LN/TDT): tỷ số này cho biết lợi nhuận trung bình tính trên mỗi 1.000 m2 diện tích đất canh tác. Từ bảng số liệu thống kê 4.10,
37
với tỷ số này cho biết mức lợi nhuận trung bình trên mỗi 1.000 m2 trồng hành tím trong một vụ là 8.293.916 đồng, lợi nhận thu được của nông hộ là khá cao, có thể trang trãi được cuộc sống hàng ngày.