Bối cảnh chung hiện nay ảnh hưởng tới quản lý thu thuế.

Một phần của tài liệu Quản lý thu thuế khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh nghệ an thực trạng và giải pháp đổi mới (Trang 41)

- Khối huyện thu

3.1.1.Bối cảnh chung hiện nay ảnh hưởng tới quản lý thu thuế.

a. Chiến lược phát triển kinh tế và CNH, HĐH đất nước có nhiều đổi mới. Đường lối của Đảng ta tại Văn kiện Đại hội IX về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 -2010 là: Đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng mối quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng XHCN; phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế, đi đôi với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường, kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng an ninh [15, tr.89].

Mục tiêu tổng quát của Đại hội IX về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2012 -2010) là đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại [15, tr.12].

Từ nay đến năm 2010và 2020, được đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, do tăng trưởng kinh tế ở mức cao, tương đối ổn định (bình quân mỗi năm khoảng 7,5%). Đến 2010 đưa GDP của Việt Nam lên ít nhất gấp đôi năm 2000. Năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp lên 41% GDP, dịch vụ lên 43%

GDP, nông nghiệp giảm còn khoảng 16% GDP, đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, vị thế nước ta trên trường quốc tế được nâng cao. Theo đó, nhiệm vụ công tác thuế phải huy động đầy đủ vào ngân sách nhà nước, chẳng những bảo đảm nhu cầu chi tiêu thường xuyên của Nhà nước mà còn một phần lớn cho tích lũy, phục vụ sự nghiệp CNH,HĐH đất nước[20].

Để góp phần thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ CNH,HĐH đất nước và chủ động thắng lợi hội nhập kinh tế quốc tế, Bộ chính trị đã thông qua chiến lược cải cách thuế năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 201/2004/QĐ - TTg ngày 06/12/2004 phê duyệt chương trình cụ thể để thực hiện chiến lược nói trên.

Hiện nay, các thành phần kinh tế phát triển mạnh, đặc biệt là các thành phần thuộc khu vực kinh tế NQD, các hoạt động kinh doanh ngày càng đa dạng, phong phú và mang tính toàn cầu hoá, số lượng ĐTNT ngày càng tăng lên nhanh chóng, qui mô ngày càng lớn và hoạt động ngày càng phức tạp hơn.

b. Xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là xu hướng khách quan, tạo điều kiện cho nước ta tập trung vào phát triển kinh tế; sử dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển ngành công nghiệp dịch vụ, sử dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, nhất là công nghệ sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp, làm cho nền kinh tế nước ta có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Nước ta có cơ hội thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển, cải thiện vị trí của mình.

Bên cạnh đó, xu hướng hội nhập, liên kết kinh tế trong khu vực tiến tới toàn cầu hoá kinh tế sẽ làm tăng sức ép cạnh tranh giữa các nền kinh tế.Sự cách biệt giàu nghèo giữa các quốc gia và các tầng lớp dân cư trong một quốc gia ngày càng tăng. Các nước phát triển luôn bảo vệ lợi ích của mình vì một trật tự công bằng, chống lại áp đặt phi lý của các cường quốc kinh tế, các công ty đa quốc gia. Nếu nước ta không tranh thủ được cơ hội, khắc phục

được yếu kém, vươn lên sẽ tụt hậu xa hơn nữa về kinh tế so với các nước trong khu vực và thế giới.

Đối với nước ta, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới sẽ được nâng cao một bước. Năm 2006, Việt Nam hoàn thành việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo chương trình CEPT/AFTA xuống 0% - 5%. Thực hiện hiệp định thương mại Việt Mỹ có hiệu lực từ năm 2002, nhiều chính sách chế độ không phù hợp với Hiệp định này sẽ phải sửa đổi. Từ năm 2003, nước ta cùng các nước trong khối ASEAN đàm phán với Trung Quốc và các nước khác mở rộng thị trường tự do trong khu vực Châu Á. Sự kiện đặc biệt quan trọng là Việt Nam đang xúc tiến đàm phán gia nhập và dự kiến trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) vào tháng 7 năm 2007. Việc tham gia hội nhập kinh tế giúp nước ta có điều kiện lợi dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến của các nước để phát triển kinh tế. Nhưng sức ép cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài đối với nền kinh tế nước ta là tương đối lớn. Vì vậy, đòi hỏi cải cách hệ thống thuế đảm bảo cho hệ thống thuế của nước ta phù hợp với hệ thống thuế của nước ta, đảm bảo nguồn thu NSNN; khuyến khích đầu tư công nghệ mới, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, ngành hàng và nền kinh tế, bảo hộ có trọng điểm, có thời hạn đối với sản xuất trong nước.

Một phần của tài liệu Quản lý thu thuế khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh nghệ an thực trạng và giải pháp đổi mới (Trang 41)