Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ quản lý thu thuế.

Một phần của tài liệu Quản lý thu thuế khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh nghệ an thực trạng và giải pháp đổi mới (Trang 56)

- Khối huyện thu

3.2.5.Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ quản lý thu thuế.

khoản nợ thuế, áp dụng các biện pháp phạt nộp chậm theo quy định. Tiếp tục cho đăng danh sách các đơn vị có số thuế nợ lớn và nợ lâu năm lên các phương tiện thông tin đại chúng.

Để công tác thanh tra, kiểm tra thuế đạt hiệu quả cao, cần bảo đảm những nguyên tắc sau:

- Trong quá trình thanh tra, kiểm tra phải tuân thủ theo pháp luật, đảm bảo tính đúng đắn khách quan, công khai, dân chủ, khi kết luận một vấn đề phải có đủ chứng lý, không được suy diễn.

- Thanh tra, kiểm tra phải thực hiện đúng quy trình do ngành quy định. - Việc tiến hành thanh tra, kiểm tra phải thực hiện theo kế hoạch và nội dung đề cương được duyệt.

- Trong khi thanh tra, kiểm tra phải tranh thủ sự đồng tỉnh ủng hộ của quần chúng, phát huy dân chủ động viên tham gia cung cấp tài liệu số liệu thông tin cho đoàn.

- Nghiêm cấm cán bộ làm công tác kiểm tra, thanh tra cố ý làm sai lệch nội dung vụ việc hoặc mở rộng nội dung, phạm vi được thanh tra, kiểm tra: lợi dụng quyền hạn để sách nhiễu gây phiền hà cho đơn vị, bao che cho người vi phạm hoặc truy ép đơn vị trong việc giải trình, trả lời chất vấn.

- Căn cứ vào mục đích của từng cuộc thanh tra, kiểm tra đòi hỏi người ra quyết định thành lập Đoàn thanh tra phải cử đúng những người có trình độ kỹ năng nghiệp vụ phù hợp.

3.2.5. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ quản lý thu thuế. thuế.

Từng bước áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế. Việc áp dụng công nghệ tin học vào công tác quản lý thuế là cần thiết và cấp bách do số lượng các tổ chức, cá nhân kinh doanh ngày càng nhiều, ngành thuế không thể tăng biên chế lên mãi để quản lý theo phương pháp thủ công kém hiệu quả.

Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng đa dạng, phức tạp; quy mô kinh doanh ngày càng phát triển trải dài trong cả nước, xuyên quốc gia, thu nhập của các tổ chức, cá nhân phát sinh ở nhiều nơi... Đến năm 2010, tin học phải đáp ứng được các nội dung quản lý sau:

- Quản lý được số lượng đối tượng nộp thuế: thông qua việc đăng ký thuế; cấp mã số thuế nhất là quản lý được số lượng đối tượng nộp thuế GTGT, thuế TNDN và thuế TNCN.

- Phục vụ việc kiểm tra tờ khai thuế, kiểm tra hồ sơ hòan thuế, đối chiếu hoá đơn giữa đơn vị mua và bán, đưa ra các thông tin cần thiết để lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế.

- Xử lý thông tin để xác định các khoản thu phải nộp ngân sách, các khoản đã nộp vào ngân sách, xác định nợ thuế và tính phạt chậm nộp thuế.

- Quản lý hóa đơn, chứng từ, in và phát hành ấn chỉ.

- Cung cấp 70% dịch vụ hỗ trợ cho người nộp thuế qua tin học. - Quản lý nhân sự, quỹ lương của toàn ngành thuế.

- Kết nối mạng tin học giữa cơ quan thuế, cơ quan hải quan, kho bạc, doanh nghiệp và các cơ quan liên quan khác để cung cấp và khai thác thông tin phục vụ cho quản lý thuế.

KẾT LUẬN

Thuế có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Thuế vừa là nguồn thu chủ yếu của NSNN, vừa là công cụ của Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Để thực hiện tốt vai trò của thuế, cần thiết phải chú trọng đến quản lý thu thuế.

Với việc thực hiện đường lối của Đảng về phát triển kinh tế nhiều thành phần, khu vực kinh tế NQD trên địa bàn tỉnh Điện Biên phát triển mạnh và đã có đóng góp lớn cho ngân sách của tỉnh. Việc quản lý thu thuế đối với khu vực này đã có sự đổi mới căn bản từ tổ chức bộ máy, triển khai thực hiện pháp luật, chính sách; đổi mới quy trình, thủ tục thu thuế, áp dụng các biện pháp hành thu có hiệu quả cao. Nhờ đó, đã huy động được nguồn lực từ khu vực kinh tế này vào NSNN một cách phù hợp và hiệu quả. Số thu tăng lên nhưng vẫn bảo đảm nuôi dưỡng được nguồn thu.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hiện vẫn còn không ít hạn chế trong quản lý thu thuế NQD trên địa bàn tỉnh Điện Biên từ cơ cấu tổ chức quản lý, cán bộ, quy trình - thủ tục thu thuế. Vì vậy, hiện tượng thất thu thuế không nhỏ, tiêu cực trong ngành thuế vẫn còn. Điều đó càng làm gia tăng sự bất công bằng giữa các đối tượng kinh doanh NQD.

Trong bối cảnh hiện nay, với việc chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trong cả nước theo xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống thuế đòi hỏi phải được đổi mới căn bản, toàn diện. Chính vì vậy, quản lý thu thuế nói chung và đối với khu vực NQD nói riêng cũng cần tiếp tục đổi mới căn bản. Để phát huy vai trò của thuế, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý thu thuế NQD trên địa bàn tỉnh Điện Biên trong thời gian tới, cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung quan trọng sau đây:

- Tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy cho phù hợp với hệ thống thuế mới và yêu cầu của cải cách nền hành chính quốc gia. Sắp xếp lại tổ chức bộ máy từ Cục thuế đến các chi cục ở huyện, quận và tổ, đội ở xã, phường.

- Nâng cao năng lực và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thuế, chú trọng hơn nữa năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, tin học.

- Triển khai thực hiện tốt pháp luật, chính sách thuế trên địa bàn.

-Đổi mới quy trình, thủ tục bảo đảm vừa đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, vừa bảo đảm thực hiện đúng pháp luật, chính sách chung.

- Tăng cường thực hiện các biện pháp thu thuế có hiệu quả đối với từng đối tượng.

- Tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật cho quản lý thu thuế, đặc biệt là máy tính điện tử và công nghệ thông tin.

Để giúp cho việc quản lý thu thuế NQD trên địa bàn tỉnh Điện Biên có hiệu quả và hiệu lực cao, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị đối với các cơ quan hữu quan như sau:

a. Đối với Quốc hội:

Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về thuế đảm bảo tiên tiến hiện đại phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo hiệu quả thiết thực theo hướng:

- Hệ thống hoá các quy định về quản lý thuế hiện hành; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xác định rõ hơn về nghĩa vụ, trách nhiệm của đối tượng nộp thuế; - Bổ sung quyền hạn của cơ quan thuế trong việc cưỡng chế thuế, điều tra thuế và khởi tố các vi phạm về thuế.

- Quy định rõ hơn về trách nhiệm pháp lý của các tổ chức, cá nhân liên quan. Cụ thể về quản lý thuế, cần quy định rõ và đầy đủ trách nhiệm, quyền lợi của cơ sở kinh doanh trong việc thực hiện các quy định về thuế; chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác thuế.

+ Đối với thuế GTGT sửa đổi theo hướng: thu hẹp đối tượng chịu thuế; xây dựng ngưỡng áp dụng thuế GTGT; áp dụng một thuế suất thống nhất (khoảng 7%) áp dụng một phương pháp khấu trừ thuế.

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi theo hướng: chuyển các hộ và cá nhân kinh doanh sang nộp thuế thu nhập cá nhân, giảm mức thuế suất phổ thông từ 28% xuống khoảng 25%, thu hẹp phạm vi ưu đãi thuế.

+ Sớm ban hành Luật thuế thu nhập cá nhân nhằm mở rộng đối tượng chịu thuế, phù hợp thông lệ quốc tế và thu hẹp sự khác biệt về mức điều tiết giữa đối tượng nộp thuế là người VN và người nước ngoài.

+ Ban hành mới Luật thuế tài sản: với đối tượng chịu thuế là nhà và các tài sản có giá trị lớn, xác định ngưỡng tối thiểu chịu thuế tài sản, xây dựng cơ chế định giá tài sản theo thông lệ quốc tế.

+ Sớm ban hành Luật quản lý thuế.

b. Đối với Bộ tài chính, Tổng cục thuế:

- Tổng cục tham mưu cho Bộ tài chính sửa đổi Điều 2 Thông tư 69/2002/TT - BTC ngày 16/8/2002 của Bộ tài chính theo bỏ quy định mức giảm giá bán tối đa không quá 5% so với giá trước bạ đối với các cơ sở kinh doanh bán xe ô tô, xe hai bánh gắn máy sản xuất, lắp ráp trong nước.

- Rà soát để sửa đổi, bổ sung các thủ tục về thuế chưa phù hợp với thực tế hiện nay.

- Tiếp tục hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ.

c. Đối với UBND tỉnh Điện Biên: cần chỉ đạo các ngành phối hợp chặt

chẽ với các cơ quan thuế, triển khai thực hiện chỉ thị số 15 của Thủ tướng chính phủ và chỉ thị số 21/2005/CT.UB của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc biện pháp xử lý nợ đọng và chống thất thu NSNN.

Một phần của tài liệu Quản lý thu thuế khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh nghệ an thực trạng và giải pháp đổi mới (Trang 56)