Nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý thu thuế.

Một phần của tài liệu Quản lý thu thuế khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh nghệ an thực trạng và giải pháp đổi mới (Trang 36)

- Khối huyện thu

2.2.2.3.Nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý thu thuế.

a. Nguyên nhân khách quan

Hệ thống thuế ở nước ta đã trải qua hai bước cải cách đã xây dựng được một hệ thống thuế thống nhất đã và đang đi vào cuộc sống, dần phù hợp với xu thế phát triển và hội nhập. Tuy nhiên, qua nghiên cứu và triển khai

thực hiện còn một số nội dung chưa bảo đảm tính đồng bộ, đã gây ra những hạn chế nhất định, dẫn đến những bất cập trong tiêu chuẩn của một hệ thống thuế hiện đại, gây khó khăn cho người nộp thuế, người thu thuế. Ví dụ: Luật thuế GTGT ở nước ta chưa quy định ngưỡng thuế, phạm vi các đối tượng áp dụng quá rộng, gồm cả những hộ cá thể nhỏ lẻ. Vì vậy, chúng ta phải dùng 2 phương pháp tính thuế đó là: Phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp. Các nước áp dụng thuế GTGT trên thế giới chỉ áp dụng một phương pháp thu đó là theo phương pháp khấu trừ. Thu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp ở nước ta đã gây ra nhiều bất hợp lý, không thể hiện tính ưu việt và thống nhất của thuế GTGT, đồng thời rất khó khăn, giảm hiệu quả cho công tác quản lý.

Đồng thời, với việc vận dụng về thuế GTGT, kéo theo thuế TTĐB, thuế thu nhập doanh nghiệp của các hộ nhỏ cũng phải quy định tính ấn định (khoán). Như vậy khi tính các loại thuế cho hộ kinh doanh đều từ một đại lượng khoán là doanh thu hàng hoá dịch vụ kinh doanh. Việc tính thuế như vậy vừa khó khăn, vừa không công bằng, không hiệu quả trong quản lý và thu thuế.

Các văn bản hướng dẫn vẫn có sự chồng chéo, không cụ thể rõ ràng, chưa sát với thực tế nên công tác thu thuế xảy ra tình trạng thu chồng chéo, trái thẩm quyền dẫn đến một số đã lợi dụng để trốn thuế, chiếm dụng tiền thuế, làm hồ sơ hoàn thuế đối với hàng xuất khẩu nhưng thực tế không có hàng gây thất thoát tiền hoàn thuế rất lớn.

Luật doanh nghiệp không qui định những điều kiện ràng buộc về lý lịch người sáng lập hoặc người điều hành doanh nghiệp, không qui định cụ thể số lượng doanh nghiệp hoặc số người được tham gia với tư cách là thành viên sáng lập hoặc người điều hành, không qui định cụ thể việc thẩm định vốn kinh doanh, địa điểm kinh doanh... nên việc quản lý doanh nghiệp sau khi thành lập cũng đang bị buông lỏng. Sở Kế hoạch và Đầu tư thực chất mới thực hiện việc cấp đăng ký kinh doanh nhưng chưa quản lý được doanh

nghiẹp sau khi thành lập. Nhiều doanh nghiệp đã ngừng hoạt động nhưng các cơ quan quản lý không nắm được, gây rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý thuế.

Chính sách quản lý tiền tệ quá sơ hở, các doanh nghiệp tự do thanh toán bằng tiền mặt. Trong nền kinh tế thị trường, cần hạn chế số lượng tiền mặt lưu thông, đặc biệt trong các quan hệ kinh tế giữa các tổ chức và cá nhân kinh doanh với các đơn vị thụ hưởng ngân sách. Thanh toán bằng tiền mặt luôn tiềm ẩn nguy cơ lạm phát, phát sinh tiêu cực và trốn lậu thuế. Ở nước ta, trong thời kỳ quản lý tập trung, bao cấp. Nhà nước đã áp dụng nhiều biện pháp để quản lý tiền mặt, thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng. Quản lý thuế khi đó ngoài cơ sở là hoá đơn còn có thể điều chỉnh thu chi qua ngân hàng. Tình hình thực tế hiện nay, các cơ sở kinh doanh tự do thanh toán tiền mặt, không khống chế giá trị giao dịch, mọi tổ chức, cá nhân đều có tiền mặt để thanh toán, cơ sở kinh doanh đã lợi dụng bằng cách lập hoá đơn ghi không đúng giá thanh toán hoặc không lập hóa đơn, khai tăng chi phí... gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý của cơ quan thuế.

Chính sách quản lý tài chính cũng chưa được đồng bộ, hệ thống chính sách thuế chưa đủ bao quát hết mọi nguồn thu nhập để động viên vào ngân sách. Rõ ràng nhất là trong hệ thống thuế của nước ta chưa có thuế thu nhập cá nhân, tính trên thu nhập tổng hợp của từng cá nhân. Do đó nhiều khoản thu nhập kinh doanh chuyển thành thu nhập cá nhân không điều tiết được, người mua hàng vì không chịu thuế thu nhập cá nhân nên người mua cũng không quan tâm đến yêu cầu lấy hoá đơn, không quan tâm đến giá trị hoá đơn...

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thuế cũng còn nhiều hạn chế như cơ quan thuế chưa có quyền được điều tra, khởi tố các hành vi vi phạm về thuế, chưa có quyền tổ chức cưỡng chế các hành vi chây ì dây dưa, nợ đọng tiền thuế.

Tình trạng chính quyền địa phương chưa thật sự quan tâm đến quản lý thu thuế trên địa bàn vẫn còn xảy ra. Nhiều quyết định xử lý hành vi vi phạm về thuế không được các tổ chức và cá nhân vi phạm tuân thủ. Một số ban ngành liên quan như công an, Viện kiểm sát... ở một số địa phương chưa thật sự quan tâm đến quản lý thu thuế trên địa bàn nên khả năng thực thi luật thuế chưa nghiêm.

Thu thuế để Nhà nước có nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở, chi tiêu cho bộ máy hành chính nhằm thực hiện các mục tiêu của Đảng và Nhà nước đề ra. Như vậy, các cơ quan quản lý nhà nước đang trực tiếp sử dụng tiền thuế thu được để chi tiêu dù trực tiếp hay gián tiếp tiền thuế thu được đều phục vụ cho lợi ích chung của toàn xã hội nhưng nhận thức của các cấp các ngành và của nhân dân chưa đúng, do đó các cấp và nhân dân chưa đồng tình ủng hộ. Họ thường quan niệm việc thu thuế là công việc của riêng ngành thuế. Công việc thu thuế phải trở thành nhiệm vụ của các cấp các ngành.

b. Nguyên nhân chủ quan.

Một là, do nhận thức của một số lãnh đạo, của cán bộ quản lý thu thuế

khu vực kinh tế NQD chưa đúng. Thể hiện ở những điểm sau:

- Do số thu từ khu vực này nhỏ, chiếm tỷ trọng ít, không quyết định đến việc hoàn thành dự toán nên thường không tập trung chỉ đạo.

- Số lượng đối tượng quản lý đông lại hay có phản ứng tiêu cực nên cơ quan thuế và cán bộ thuế ngại va chạm.

Công tác chỉ đạo việc thực hiện các quy định nghiệp vụ và biện pháp quản lý thu thuế chưa thật sự nghiêm túc. Các Chi cục thuế chưa chủ động trong quản lý thu thuế, chưa tham mưu tích cực cho chính quyền các cấp, và chưa phối hợp tích cực để cùng chỉ đạo làm tốt quản lý thu thuế trên địa bàn.

Hai là, việc thực hiện quy trình, thủ tục chưa nghiêm.

Trong quản lý thu thuế khu vực kinh tế NQD chưa thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các qui trình và biện pháp nghiệp vụ do ngành thuế đề ra, chưa

tranh thủ được sự lãnh đạo chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp, sự phối hợp của các ngành và sự ủng hộ của nhân dân.

Ba là, hạn chế về cán bộ.

Thu nhập của cán bộ thuế thấp, đời sống khó khăn. Một số cán bộ thiếu kiên định bị đối tượng kinh doanh dùng lợi ích vật chất mua chuộc, bỏ qua các hành vi vi phạm của đối tượng kinh doanh, dẫn đến thất thu thuế.

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ thuế chưa đủ mạnh để quản lý và thu thuế NQD. Do địa bàn rộng, đối tượng nộp thuế đông và phức tạp, nên đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải nhiều, có năng lực trong quản lý thu thuế NQD mới hoàn thành nhiệm vụ.

Bốn là, thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng.

Sự phối hợp giữa cơ quan thuế và cơ quan chức năng trong quản lý thu thuế đã được cải thiện một bước song ở một huyện sự phối hợp mang tính hình thức, chưa chặt chẽ dẫn đến thất thu thuế. Những trường hợp chống đối, vi phạm có tình tiết tăng nặng về thuế chưa được các cơ quan chức năng phối hợp xử lý kịp thời, đúng luật, chưa tạo được chỗ dựa vững chắc, chưa phát huy hết sức mạnh của các tổ chức các ban, ngành địa phương.

Năm là, công tác thanh tra kiểm tra còn bị động, sự kết hợp phòng

thanh tra với các phòng chưa nhịp nhàng khoa học, chưa phân loại đối tượng nộp thuế cần thanh tra kiểm tra theo các tiêu chí để có kế hoạch thanh tra kiểm tra kịp thời, trọng điểm, có hiệu quả.

Sáu là, công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật đã có đổi mới song

chưa đáp ứng yêu cầu quản lý, cần phải tuyên truyền rộng rãi với quy mô lớn và sâu rộng hơn.

Bảy là, trang thiết bị tin học còn thiếu, chưa đồng bộ, thiếu hiện đại nên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ảnh hưởng đến chất lượng quản lý. Do thông tin giữa cấp trên và cấp dưới chưa được kịp thời nên hạn chế trong điều hành, chỉ đạo thu thuế.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Quản lý thu thuế khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh nghệ an thực trạng và giải pháp đổi mới (Trang 36)