Thực trạng sản xuất tại thị xã Bình Minh

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng cải xà lách xoong tại thị xã bình minh – vĩnh long (Trang 40)

3.2.1 Thực trạng sản xuất nông nghiệp

Bảng 3.4 Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp thị xã Bình Minh

Đơn vị tính: %

Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ

2010 82,50 13,64 3,86

2013 86,15 10,70 3,15

Nguồn: Chi cục thống kê thị xã Bình Minh năm 2013

Cũng như những địa phương khác, trồng trọt luôn đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của thị xã Bình Minh, đặc biệt là trong những năm gần đây ngành trồng trọt không ngừng khẳng định vị thế của mình. Năm 2013, giá trị sản xuất ngành trồng trọt chiếm 86,15%, tăng 3,65% so với năm 2010. Trong khi đó ngành chăn nuôi chiếm 12,56% nhưng đã giảm 1,8% so với năm 2010, cuối cùng là dịch vụ chỉ chiếm 3,06% (bảng 3.4).

Do trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi không ngừng đối mặt với nguy cơ về vấn đề dịch bệnh như dịch cúm trên gia cầm, bệnh heo tai xanh trên đàn lợn đã làm cho tỷ trọng ngành chăn nuôi giảm đi trông thấy.

3.2.1.1 Trồng trọt

* Cây lương thực

Bảng 3.5 cho ta thấy diện tích và sản lượng lúa đều giảm trong giai đoạn 2011-2013 (giảm 378 ha). Trong đó, năm 2012 giảm 732 ha (hơn 7%) so với năm 2011, nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do khoảng giữa năm 2011, thương lái đẩy mạnh nhập khẩu khoai lang, có lúc giá cao nhất lên đến 20.000đ/kg. Thấy có lợi nhuận cao nên nhiều bà con nông dân chuyển từ trồng lúa sang mô hình trồng khoai lang, vì thế diện tích lúa giảm mạnh trong năm 2012.

28

Bảng 3.5 Diện tích, sản lượng lúa của thị xã Bình Minh

Khoản mục 2011 2012 2013

Diện tích (ha) 10.396,3 9.664,7 10.017,8

Sản lượng (tấn) 58.426,3 55.413,5 57.754

Nguồn: Chi cục thống kê thị Bình Minh 2013

Sang năm 2012, thị trường bão hòa, các thương lái không còn tích cực thu mua nhưng nông dẫn vẫn đua nhau trồng dẫn đến giá khoai lang giảm mạnh, có lúc giảm chỉ còn khoản 2.000đ/kg, nhận thấy rủi ro của việc trồng khoai lang, nhiều nông hộ đã quay trở lại với mô hình lúa truyền thống. Do đó, sang năm 2013, diện tích lúa được phục hồi là 10.017,8 ha (tăng 353ha so với 2012). Từ đó, năng suất lúa cũng được cải thiện (tăng 2.340,5 tấn so với 2012) nhưng chưa thể bằng so với năm 2011.

* Rau màu

Diện tích cũng như sản lượng rau màu của thị xã Bình Minh có sự tăng trưởng mạnh qua các năm. Năm 2012, diện tích rau màu trên toàn thị xã là 5.050,7 ha (tăng 740,4 ha so với năm 2011), sản lượng cũng tăng thêm 22.003,8 tấn so với năm 2011. Đến năm 2012, diện tích rau màu của thị xã tiếp tục tăng thêm 525,8 ha so với 2012, sản lượng tăng lên 119.902,5 tấn (tăng 11.426,1 tấn so với 2012).

Bảng 3.6 Diện tích, sản lượng rau màu của thị xã Bình Minh

Khoản mục 2011 2012 2013

Diện tích (ha) 4.310,3 5.050,7 5.576,5

Sản lượng (tấn) 86.472,6 108.476,4 119.902,5

Năng suất (tấn/ha) 20,06 21,48 21,50

Nguồn: Chi cục thống kê thị xã Bình Minh, 2013

Mô hình sản xuất rau màu của bà con nông dân trong 3 năm đạt hiệu quả rất lớn: năm 2013 năng suất tăng 1,44 tấn/ha so với năm 2011 và tăng 0,02 tấn/ha so với năm 2012. Trình độ canh tác của nông dân ngày càng hiệu quả hơn nhờ vào việc tiếp cận được khoa học – kỹ thuật thông qua các chương trình khuyến nông của địa phương, nhiều hợp tác xã rau an toàn được thành lập, điển hình nhất là hợp tác xã xà lách xoong Thuận An.

29 cải xà lách xoong 17% khoai lang 15% diếp cá 13% rau khác 55%

Nguồn: Chi cục thống kê thị xã Bình Minh 2013

Hình 3.2 Tỷ trọng các loại rau màu chính của thị xã Bình Minh

Năm 2013, toàn thị xã Bình Minh có hơn 25 loại rau màu khác nhau, trong đó có 3 loại rau màu chính được người dân canh tác chủ yếu là cải xà lách xoong, khoai lang và diếp cá. Cải xà lách xoong chiếm 17% tổng diện tích rau màu của vùng với hơn 940 ha. Tiếp đến là khoai lang chiếm 15% với hơn 853 ha. Cuối cùng là diếp cá chiếm 13% với khoảng 700 ha đất trồng. Chỉ 3 loại cây này đã chiếm gần 45% diện tích trồng rau màu của vùng do các loại rau màu thường dễ trồng hoặc mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông hộ nên được trồng phổ biến, còn lại 55% là các loại rau màu khác.

* Cây ăn trái

Bảng 3.7 cho thấy, qua 3 năm, diện tích cũng như sản lượng cây ăn trái của thị xã Bình Minh không có sự thay đổi lớn. Chủ yếu người dân thu hẹp khi giá giảm sau đó phục hồi diện tích khi trái cây được giá trở lại.

Bưởi là loại cây ăn trái được trồng nhiều nhất ở Bình Minh, tập trung chủ yếu ở xã Mỹ Hòa. Năm 2011, diện tích bưởi chiếm hơn 62% tổng diện tích cây ăn trái của thị xã. Sang năm 2012, do tình hình dịch bệnh nên làm diện tích giảm 121,6 ha so với năm 2011. Đến năm 2013, giá bưởi tăng trở lại nên diện tích bưởi cũng được phục hồi (tăng 160,8 ha so với 2012).

30

Bảng 3.7 Diện tích, năng suất các loại cây ăn trái của thị xã Bình Minh Khoản mục 2011 2012 2013 Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Bưởi 1.844,2 141,95 1.722,6 141,20 1.883,4 130,62 Dừa 215,7 155,06 207,8 154,90 219,5 154,85 Xoài 185,4 128,73 129,8 181,20 183,1 127,02

Nguồn: niên giám thống kê thị xã Bình Minh 2013

Do biến động của thị trường nên diện tích dừa và xoài thay đổi không đáng kể qua các năm. Người dân thường kết hợp trồng dừa xung quanh ruộng lúa để tăng thêm thu nhập vì sản phẩm này không tốn công chăm sóc cũng như phân thuốc, cứ đến lứa trái thì được bán nên giá cả khó biến động, người dân cũng ít đầu tư thêm nên năng suất và diện tích ít có sự biến động lớn giữa các năm.

Các loại trái cây khác như vú sữa hay nhãn tuy không phải là loại cây ăn trái chủ lực của vùng nhưng cũng được nhiều bà con quan tâm do tình hình dịch bệnh khó kiểm soát. Đặc biệt, dịch trổi rồng trên cây nhãn xuất hiện từ năm 2008 và phát triển thành dịch kể từ năm 2011, do bệnh này khó kiểm soát và phòng trừ nên diện tích nhãn giảm liên tục qua các năm.

3.2.1.2 Chăn nuôi

Gia súc, gia cầm

Cũng giống như những nơi khác trong khu vực ĐBSCL, do nhu cầu của thị trường nên lợn là loại gia súc được nuôi chủ yếu của thị xã Bình Minh. Sản lượng lợn năm 2013 là 2.392 tấn (chiếm hơn 93% tổng sản lượng gia súc).

Bò cũng là loại gia súc lấy thịt mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhưng do giá con giống cũng như chi phí và công chăm sóc lớn nên hằng năm sản lượng bò chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng sản lượng gia súc và có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2013, sản lượng bò đạt 164,8 tấn (chỉ chiếm 6,42% tổng sản lượng gia súc) giảm 1,3 tấn so với năm 2012 và giảm 14,7 tấn so với năm 2011.

31

Bảng 3.8 Sản lượng gia súc, gia cầm của thị xã Bình Minh

Đơn vị tính: tấn Khoản mục 2011 2012 2013 Trâu 35,5 6,2 8,7 Bò 179,5 166,1 164,8 Lợn 2.516,0 2.398,8 2.392,0 Gia cầm 864,4 880,7 905,9

Nguồn: Chi cục thống kê thị xã Bình Minh 2013

Do sự tiến bộ của khoa học – kỹ thuật, đã từ lâu sản xuất nông nghiệp đã không còn nuôi trâu để tận dụng sức kéo, thay vào đó là sử dụng máy móc phục vụ cho nông nghiệp (máy cày, máy xới, máy kéo,…), người nông dân vừa tiết kiệm thời gian vừa tiết kiệm chi phí. Do đó, hiện nay trâu được nuôi chủ yếu để lấy thịt và sản lượng hằng năm rất ít so với các loại gia súc khác. Năm 2013, sản lượng trâu toàn thị xã chỉ đạt 8,7 tấn (chỉ chiếm 0,34% tổng sản lượng gia súc) giảm 26,8 tấn so với năm 2011. Trong khi đó, sản lượng gia cầm chỉ tăng nhẹ trong giai đoạn 2011-2013 nhưng là loại vật nuôi só số lượng lớn thứ 2 tại thị xã Bình Minh.

Thủy sản

Bảng 3.9 Sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản của thị xã Bình Minh

Đơn vị tính: tấn Hoạt động Sản phẩm Sản lượng Nuôi trồng Cá 2.350,8 Tôm - Thủy sản khác 0,4 Khai thác Cá 753,0 Tôm 16,2 Thủy sản khác 3,6

Nguồn: Chi cục thống kê thị xã Bình Minh (2013)

Đa phần sản lượng thủy sản nuôi trồng cũng như khai thác của thị xã Bình Minh là cá. Sản lượng cá nuôi năm 2013 đạt 2.350,8 tấn (chiếm gần 100% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản). Ngày nay, mô hình lúa – cá ngày càng phổ biến ở các tỉnh ĐBSCL và trong tương lai, sản lượng cá nuôi của

32

Bình Minh có thể tăng lên nhờ vào việc áp dụng mô hình này, vừa mang lại thêm nguồn thu nhập cho nông hộ, vừa là thiên dịch giúp hạn chế các loại bệnh trên cây lúa. Sản lượng khai thác cá cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng thủy sản khai thác, năm 2013 sản lượng khai thác cá là 753 tấn (chiếm hơn 97%).

3.2.2 Thực trạng sản xuất công nghiệp

Ngành công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của thị xã Bình Minh. Sản phẩm chế biến chủ yếu là mặt hàng nông sản – thủy sản, mà điển hình nhất là mặt hàng lúa gạo và cá tra. Năm 2013, giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến đạt 608.126 triệu đồng (chiếm 98,3%) tăng khoản 20% so với năm 2012 và 17% so với năm 2011. Ngành công nghiệp khai thác, ngành sản xuất và phân phối khí đốt, ngành cung cấp nước, xử lý rác thải chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp của thị xã Bình Minh (bảng 3.10).

Bảng 3.10 Giá trị sản xuất công nghiệp của thị xã Bình Minh

Đơn vị tính: triệu đồng

2011 2012 2013

Công nghiệp khai thác 2.454 2.253 2.750

Công nghiệp chế biến 518.740 503.998 608.126

Sản xuất và phân phối khí đốt,

điện, nước nóng 2.138 4.198 5.110

Cung cấp nước, xử lý rác thải 650 1.980 2.450

Tổng 523.982 512.429 618.436

Nguồn: Chi cục thống kê thị xã Bình Minh 2013

3.2.3 Tình hình thương mại – dịch vụ

Bảng 3.11 cho thấy tình hình phát triển rõ rệt của ngành thương mại và dịch vụ trên địa bàn thị xã qua ba năm, giá trị liên tục tăng qua các năm.

33

Bảng 3.11 Giá trị thương mại - dịch vụ của thị xã Bình Minh

Đơn vị tính: triệu đồng 2011 2012 2013 Thương mại 1.851.3 60 2.214.59 1 2.553.5 00 Khách sạn – nhà hàng 262.440 323.465 391.300 Dịch vụ 38.800 51.806 62.200 Tổng 2.152.6 00 2.589.86 2 3.007.0 00

Nguồn: Chi cục thống kê thị xã Bình Minh 2013

Giá trị ngành thương mại mang lại đạt 2.553.500 triệu đồng năm 2013 (tăng hơn 702.140 triệu đồng so với năm 2011). Ngành khách sạn – nhà hàng cũng có số cơ sở tăng liên tục qua ba năm và giá trị ngành khách này năm 2013 mang lại khoản 391.300 triệu đồng (tăng hơn năm 2011 128.860 triệu đồng). Tương tự, ngành dịch vụ cũng tăng về số lượng và chất lượng. Bên cạnh thể hiện sự phát triển của ngành thương mại – dịch vụ qua ba năm, bảng 3.11 còn cho thấy các cơ sở sản xuất thương mại luôn đóng giữ vai trò quan trọng nhất trong tổng giá trị thương mại – dịch vụ qua 3 năm. Kế đến là khách sạn – nhà hàng và cuối cùng là hoạt động dịch vụ.

3.3 THỰC TRẠNG TRỒNG CẢI XÀ LÁCH XOONG 3.3.1 Diện tích 3.3.1 Diện tích

Bảng 3.12: Diện tích trồng cải xà lách xoong tại thị xã Bình Minh

Đơn vị tính: ha

STT Xã – Phường 2010 2011 2012 2013

1 Phường Đông Thuận Chưa thành lập 35,9

2 Phường Thành Phước Chưa thành lập 7,7

3 Phường Cái Vồn - - - 0,0

4 Xã Thuận An 495,3 571,4 430,8 879,9

5 Xã Đông Bình 20,6 23,2 14,1 16,2

6 Xã Đông Thạnh - 0,3 1,3 0,8

34

Tổng 515,9 594,9 446,2 940,5

Nguồn: Chi cục thống kê thị xã Bình Minh, 2013

Diện tích cải xà lách xoong tại thị xã Bình Minh liên tục tăng trong các năm qua. Theo bảng thống kê 3.12, tại xã Thuận An, địa bàn trồng xà lách xoong lớn nhất Bình Minh thì diện tích đã tăng thêm 449,1 ha chỉ trong 2 năm từ năm 2012-2013, góp phần lớn nhất trong việc tăng diện tích trồng cải của thị xã lên 940,5 ha năm 2013 (gấp 1,82 lần so vớn năm 2010).

Ngoài Thuận An thì tại thị xã Bình Minh còn có Đông Bình và phường Đông Thuận có diện tích trồng cải, tuy nhiên không thể so sánh với Thuận an về mật độ trồng tại các địa bàn này. Tại phường Đông Thuận chỉ mới tham gia canh tác cải xà lách xoong từ đầu năm 2013 (chủ yếu là dọc theo 2 bên đường dẫn cầu Cần Thơ) nhưng diện tích thì gấp đôi so với xã Đông Bình, tại xã Đông Bình thì diện tích trồng cải đang có xu hướng giảm từ năm 2010 tới 2013 do không cạnh tranh nổi với xã Thuận An về năng suất và đất đai ở đây cho năng suất không tốt nên người dân đang dần chuyển hướng canh tác sang mô hình nông nghiệp khác. Các địa xã còn lại có diện tích trồng cải không đáng kể hoặc không canh tác cải xà lách xoong.

3.3.2 Năng suất và sản lượng

Bảng 3.13 Năng suất và sản lượng cải xà lách xoong tại thị xã Bình Minh

2010 2011 2012 2013

Năng suất (tấn/ha) 38,67 27,61 31,21 21,47

Sản lượng (tấn) 19.948,50 16.422,10 13.923,10 20.194,40

Nguồn: Chi cục thống kê thị xã Bình Minh năm 2013

Do có sự tăng trưởng vượt bậc về diện tích cải từ năm 2012 đến 2013 nên sản lượng đã có sự tăng trưởng rõ rệt, năm 2012 sản lượng là gần 14 nghìn tấn cải nhưng sang năm 2013, sản lượng đã tăng thêm hơn 6 nghìn tấn nữa, giúp thị xã vượt mốc 20 nghìn tấn cải một năm (bảng 3.13). Tuy nhiên, việc sản lượng tăng không đồng nghĩa với năng suất tăng, diện tích tăng lên quá lớn làm cho người dân không còn chăm lo cho ruộng cải một cách hiệu quả nhất dẫn đến năng suất giảm đến 10 tấn/ha so với năm 2012. Vì vậy, có thể nói diện tích đất tăng chỉ giúp tăng sản lượng nhưng về hiệu quả đã giảm sút rõ rệt.

35

Về giá bán thì không có sự thay đổi nhiều giữa các năm, nhưng có sự chênh lệch giá lớn giữa các vụ thuận và nghịch và giá của các tháng trong mỗi vụ luôn biến động. Theo Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam, giá cải xà lách xoong vụ thuận từ tháng 10 đến tháng 3 chỉ từ 5.000 đến 15.000 đồng/kg, thậm chí có lúc giảm xuống chỉ còn 3.000 đồng/kg. Còn vào mùa nghịch từ tháng 4 đến tháng 9 giá cao hơn, ở mức từ 18.000 đến 35.000 đồng/kg, tuy nhiên, mức giá trung bình mà đa số người dân bán được trong vụ này là khoản 25.000 đồng/kg.

36

CHƯƠNG 4

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ TRỒNG CẢI XÀ LÁCH XOONG TẠI THỊ XÃ BÌNH MINH –

VĨNH LONG

4.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA HỘ NGHIÊN CỨU 4.1.1 Đặc điểm nhân khẩu 4.1.1 Đặc điểm nhân khẩu

Bảng 4.1: Đặc điểm nhân khẩu của hộ nông dân trồng cải xà lách xoong

Số nhân khẩu (người) Tần số Tỷ lệ (%)

< 3 2 4,00

3 – 5 45 90,00

> 5 3 6,00

Trung bình: 4,04 người/hộ 50 100,00

Độ lệch chuẩn: 0,83

Nguồn: Kết quả điều tra 50 hộ, năm 2014

Qua bảng 4.1 cho ta thấy các nông hộ được khảo sát có số nhân khẩu trung bình là khoảng 4 người trong một nhà. Trong đó, chỉ có 2 hộ là có số thành viên dưới 3 người (chiếm 4% trong tổng số hộ được khảo sát) và 3 hộ có số thành viên trên 5 người (chiếm 6% trong tổng số hộ được khảo sát), còn lại là 90% số hộ được khảo sát có số thành viên từ 3 đến 5 người (40/50 hộ). Từ bảng thống kê cho thấy số nhân khẩu từ 3 đến 5 người chiếm đa số trong tổng số hộ được khảo sát, đây là số nhân khẩu rất vừa phải cho thấy ý thức cao trong việc tiếp thu chính sách kế hoạch hóa gia đình của các nông hộ. Với số nhân khẩu vừa phải thì việc đảm bảo lao động tham gia sản xuất nông nghiệp, hạn chế thuê mướn lao động làm gia tăng chi phí sản xuất cũng như có điều kiện cham sóc tốt nhất cho các thành viên trong độ tuổi đi học hoặc không có

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng cải xà lách xoong tại thị xã bình minh – vĩnh long (Trang 40)