Thu nhập của các nông hộ trồng cải xà lách xoong chủ yếu đến từ hoạt động nông nghiệp mà hoạt động chính là trồng cải cà lách xoong, ngoài ra còn đến từ các hoạt động khác như trồng lúa, cây ăn trái và chăn nuôi. Các hoạt động phi nông nghiệp như cho thuê đất, công nhân viên, buôn bán tại nhà hoặc hưởng trợ cấp của Nhà nước chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng thu nhập của hộ (Bảng 4.8).
Bảng 4.8 Cơ cấu thu nhập của các nông hộ
Đơn vị tính: %
Khoản mục Trung bình Thấp nhất Cao nhất
Thu từ nông nghiệp 77,55 21,95 100
Thu từ phi nông nghiệp 22,45 0,00 78,05
Nguồn: số liệu khảo sát 50 hộ năm 2014
Bảng 4.8 cho ta thấy được tỷ trọng thu nhập đến từ các hoạt động nông nghiệp của nông hộ trồng cải xà lách xoong chiếm đến gần 80% tổng thu nhập (77,55%), những hộ có tỷ trọng thu nhập nông nghiệp thấp (hộ thấp nhất là 21,95%) là do không có nhiều đất canh tác, họ tìm sinh kế khác bằng cách chuyển qua các hoạt động phi nông nghiệp như làm công nhân viên hay làm thuê (hộ có tỷ trọng thu nhập phi nông nghiệp cao nhất là 78,05%). Những hộ có nhiều đất hoặc lao động trong hộ quá ít thì tập trung canh tác nông nghiệp nên không có nhiều thời gian tham gia các hoạt động phi nông nghiệp, vì thế nguồn thu duy nhất của các hộ này chỉ đến từ nông nghiệp (hộ cao nhất có 100% thu nhập từ nông nghiệp).
Kết quả khảo sát cho thấy người dân tại địa bàn nghiên cứu vẫn xem nông nghiệp là hoạt động chủ lực tạo thu nhập cho nông hộ (ở đây là hoạt động trồng cải xà lách xoong), điều này không khó giải thích khi nghề nông là nghề truyền thống của dân tộc ta và đặc biệt tại địa bàn nghiên cứu này, nghề trồng cải xà lách xoong đã trở thành đặc thù, như một làng nghề truyền thống tại thị xã Bình Minh và những hộ nông dân chưa có hướng chuyển đổi ngành nghề trong tương lai. Việc phụ thuộc này không phải là điều tốt khi mà những
43
hộ nông dân tại đây dù canh tác lâu năm nhưng vẫn chưa có thị trường đầu ra ổn định cho cây cải nói riên và các sản phẩm nông nghiệp nói chung (hợp tác xã cải xà lách xoong Thuận An đã được thành lập nhưng chưa có nhiều hộ nông dân tham gia, họ chủ yếu canh tác theo kiểu nhỏ lẻ, đến lứa sẽ có thương lái đến thu gom). Theo kết quả khảo sát thì việc báo giá các sản phẩm nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu đều do thương lái quyết định, những nông hộ không thể tiếp cận hoặc ít được tiếp cận với các nguồn thông tin thị trường nên việc bị ép giá thường xuyên xảy ra.
Trong những năm gần đây, khi mà thị trường biến động, giá cả tăng giảm thất thường, dịch bệnh diễn ra thường xuyên, một số bà con đã có ý thức hơn trong việc không còn phụ thuộc vào một nguồn thu nhập, họ vẫn trồng cải nhưng canh tác thêm lúa hoặc tham gia các hoạt động phi nông nghiệp để tạo nguồn thu bền vững cho nông hộ, vừa để lo cho cuộc sống của họ, vừa tạo nguồn vốn để tái đầu tư vào ruộng cải. Hình 4.1 cho ta thấy tỷ trọng tất các nguồn thu nhập của nông hộ trồng cải
Gia công tại nhà 0,54%
Cho thuê đất 6,38% Buôn bán 2,69%
Cải xà lách xoong 67,54% Chăn nuôi 1,46% Lương 12,82%
Trợ cấp 0,02%
Cây ăn trái 3,64 Lúa 4,91%
Nguồn: Số liệu khảo sát trực tiếp năm 2014
Hình 4.1: Cơ cấu thu nhập của nông hộ trồng cải xà lách xoong
Hoạt động trồng cải vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu nhập của các nông hộ (67,54%) kế đến là từ tiền lương (12,82%) và cho thuê đất (6,38%). Hai hoạt động phi nông nghiệp này chiếm tỷ trọng khá cao cho thấy nông hộ dần sử dụng nguồn lực lao động và ruộng đất một cách hiệu quả hơn để tạo thu nhập bằng cách đem đất cho thuê khi có diện tích lớn, thay vào đó là sử dụng lao động trong hộ để đi làm thuê hay công nhân viên, tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp trên một diện tích nhỏ thay vì chạy theo sản lượng nhưng chất lượng không được đảm bảo, dẫn đến giá bán thấp
44
(cùng với đó là do có quá nhiều người trồng cải nên việc tập trung vào chất lượng sản phẩm là điều cần thiết).
Các hoạt động nông nghiệp khác như trồng lúa, trồng cây ăn trái và chăn nuôi chỉ chiếm tổng cộng chưa đến 10% tổng thu nhập của các nông hộ do người dân ở đây chủ yếu tập trung trồng cải nên không quan tâm nhiều đến các hoạt động này. Còn các nguồn thu nhập phi nông nghiệp còn lại như trợ cấp của nhà nước, buôn bán và gia công tại nhà cũng không được nhiều hộ quan tâm (chỉ chiếm gần 4% thu nhập cho 3 hoạt động).
4.2.2.1 Hoạt động trồng cải
Bảng 4.9 Doanh thu, chi phí và thu nhập từ cải xà lách xoong
Nguồn: số liệu khảo sát 50 hộ năm 2014
Nhìn chung, thu nhập từ trồng cải xà lách xoong năm 2013 của các nông hộ là chấp nhận được với mức sống của người dân nông thôn. Thu nhập trung bình từ cải mỗi năm của nông hộ là gần 50 triệu, trong đó cao nhất là 121,2 triệu đồng/năm và thấp nhất là 7,7 triệu/ năm. Bình quân, mỗi lao động của hộ trong một năm tạo ra được 14,15 triệu đồng từ trồng cải xà lách xoong, trong đó cao nhất là 60,88 triệu đồng/lao động và thấp nhất là 3,16 triệu đồng/lao động, đây là con số không quá cao nhưng phù hợp với mức sống của người dân ở vùng nông thôn.
Tính trung bình cứ 1 triệu đồng chi phí bỏ ra, mỗi hộ sẽ thu về 1,65 triệu đồng thu nhập cho hộ từ cải xà lách xoong, đây là mức tỷ suất lợi nhuận khá cao chứng tỏ xà lách xoong là một loại rau màu có giá trị kinh tế cao và đem lại lợi tích to lớn cho người dân nơi đây. Tuy nhiên, với việc diện tích trồng cải tăng nhanh như hiện này, cộng với việc thị trường luôn luôn biến động làm cung vượt cầu dễ dẫn đến rớt giá gây khó khăn cho người nông dân trồng cải.
4.2.2.2 Hoạt động nông nghiệp
Khoản mục Đơn vị tính Trung bình Thấp nhất Cao nhất
Tổng doanh thu Triệu đồng 76,30 12,60 170,64
Tổng chi phí Triệu đồng 28,74 4,40 93,00 Thu nhập Triệu đồng 47,56 7,70 121,20 Thu nhập/chi phí Lần 1,65 0,38 7,76 Thu nhập/lao động Triệu đồng/người 14,15 3,16 60,88
45 Bảng 4.10: Cơ cấu thu nhập nông nghiệp
Hoạt động Tần số (Hộ) Tỷ trọng (%) Thu nhập bình quân (Triệu đồng) Trồng lúa 6 12,00 42,15 Trồng cải xà lách xoong 50 100,00 49,96
Trồng cây ăn trái 7 14,00 25,61
Chăn nuôi 2 2,00 77,50
Tổng 50 100,00 61,70
Nguồn: Kết quả điều tra 50 hộ, năm 2014
Bảng 4.1 cho ta biết được có 4 hoạt động nông nghiệp được thực hiện bởi nông dân tại địa bàn nghiên cứu, có thể thấy được ngoài hoạt động trồng cải là đối tượng nghiên cứu của đề tài thì các hộ nông dân còn trồng lúa, trồng cây ăn trái và chăn nuôi dù chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (lần lượt là 12%, 14% và 2%). Người dân ở đây tập trung đất nông nghiệp để trồng cải và do đặc thù của cây cải xà lách xoong là không chịu được nắng nóng nên lao động trong nhà được sử dụng để chăm sóc ruộng cải, không đủ khả năng và nhân lực (hoặc rất hạn chế) để có thể canh tác thêm hoạt động nông nghiệp khác, những hộ nông dân có sự kết hợp canh tác cải với các hoạt động nông nghiệp khác thường là do họ có diện tích đất lớn, lao động nhiều và khả năng tài chính cao để có thể thuê mướn lao động chăm sóc và đầu tư cho các hoạt động nông nghiệp của mình. Hoạt động trồng lúa đem lại thu nhập khá lớn cho nông hộ (42,15 triệu đồng), không kém là bao so với trồng cải (49,96 triệu đồng), hoạt động chăn nuôi đem lại nguồn thu nhập rất cao cho nông hộ (gần 80 triệu đồng) nhưng do hộ không có đủ tài chính để đầu tư nên chỉ có 2 hộ là thực hiện hoạt động này. Còn về cây ăn trái thì các nông hộ không thực sự quan tâm do hộ chỉ xem trồng để ăn còn dư thì đem bán nên bỏ công chăm sóc không nhiều và thu nhập vì thế cũng không cao bằng các hoạt động nông nghiệp khác (trung bình là 25,61 triệu đồng).
Thu nhập từ các hoạt động nông nghiệp đem về cho các nông hộ bình quân khoản 60 triệu đồng trong năm 2013. Nhưng do hoạt động nông nghiệp trong nhưng năm gần đây chịu ảnh hưởng bởi thiên tai và dịch bệnh, tình trạng được mùa mất giá hay mất mùa xảy ra thường xuyên nên các nông hộ dần chuyển hướng sang các hoạt động phi nông nghiệp để cải thiện thu nhập cho gia đình.
46
Bảng 4.11 Cơ cấu thu nhập phi nông nghiệp Hoạt động Tần số (hộ) Tỷ trọng
(%)
Thu nhập bình quân (triệu đồng)
Tiền công/ lương 14 28,00 56,75
Tiền trợ cấp 1 2,00 0,20
Buôn bán 4 8,00 34,66
Gia công tại nhà 2 4,00 12,00
Dịch vụ nông nghiệp 14 28,00 24,09
Tổng 27 54,00 47,95
Nguồn: Kết quả điều tra 50 hộ, năm 2014
Thu nhập từ phi nông nghiệp của các nông hộ được khảo sát đến từ 5 hoạt động là tiền công/tiền lương, trợ cấp nhà nước, buôn bán, gia công tại nhà và dịch vụ nông nghiệp (bảng 4.11). Trong đó, hoạt động tiền công tiền lương từ đi làm công nhân xí nghiệp, thợ hồ hay nhân viên nhà nước có số hộ tham gia đông nhất (14 hộ) tạo ra thu nhập trung bình cao nhất (56,75 triệu đồng), cao hơn 8,8 triệu đồng so với thu nhập trung bình các hoạt động phi nông nghiệp đem lại cho các nông hộ. Hoạt động này mang lại thu nhập lớn là do những hộ có nhiều người trong độ tuổi lao động nhưng có trình độ không cao ngoài phụ giúp gia đình canh tác nông nghiệp thì họ còn có thể đi làm công nhân ở các xí nghiệp hoặc đi làm thợ hồ ở các công trình, những công việc đòi hỏi có sức lao động là chính trong môi trường cạnh tranh cao nên đem lại nguồn thu nhập khá lớn và ổn định. Mặt khác những lao động có trình độ cao cũng tìm được những việc làm phù hợp tại các công ty, cơ quan nhà nước trên địa bàn. Mỗi hộ thường có 1 đến 2 lao động tham gia phi nông nghiệp nhưng cũng có trường hợp có đến 4 lao động cùng tham gia hoạt động này, điều nay làm cho thu nhập trung bình của các hộ có tham gia phi nông nghiệp đạt khá cao.
Hoạt động cho thuê đất nông nghiệp (dịch vụ nông nghiệp) cũng thu hút nhiều nông hộ tham gia (14 hộ), đem lại thu nhập trung bình khoản 24 triệu đồng. Các hộ này do đặc thù ruộng đất ở rất xa nơi sinh sống hiện tại nên không có nhu cầu canh tác hoặc hộ có ruộng đất lớn nhưng không đủ lao động để chăm sóc, vì vậy họ đem cho thuê, thu nhập từ hoạt động này không cao (4- 5 triệu đồng/công) nhưng rất ổn định do ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu nên rất cần thiết. Các hoạt động còn lại khá hiếm các nông hộ tham gia do tập trung đầu tư canh tác cải nên không có thời gian và lao động để tham gia, chủ
47
yếu là thực hiện với quy mô nhỏ để trang trải chi phí hàng ngày và trong lúc rảnh rỗi của mùa vụ.
Kết quả khảo sát 50 hộ thì chỉ có 20 hộ có tham gia hoạt động phi nông nghiệp và đem lại khoản 47 triệu đồng cho hộ mỗi năm. Điều này cho thấy sự phụ thuộc vào nông nghiệp (vốn chứa đựng nhiều rủi ro) của các nông hộ vẫn còn khá lớn.
4.2.2.4 Đa dạng thu nhập
Bảng 4.12: Tình hình đa dạng thu nhập của các nông hộ Số hoạt động tạo thu
nhập Tần số (hộ) Thu nhập bình quân (triệu đồng) Độ lệch chuẩn 1 18 43,92 22,86 2 16 104,41 57,22 3 14 124,11 67,89 4 2 90,44 22,47 Tổng: 50 87,60 59,93
Nguồn: Kết quả điều tra 50 hộ, năm 2014
Sự đa dạng trong các hoạt động tạo thu nhập của các nông hộ thể hiện qua bảng 4.6, sự đa dạng ở đây thể hiện việc kết hợp trồng cải xà lách xoong kết hợp với một số hoạt động tạo thu nhập khác của nông hộ.
- Kết quả cho thấy số hoạt động lớn nhất mà các nông hộ thực hiện cùng lúc là 4 (2 hộ chiếm 4%) đem lại trung bình 90 triệu mỗi năm cho các hộ, gấp hơn 2 lần so với các hộ chỉ trồng cải xà lách xoong.
- Số hộ không có sự đa dạng trong thu nhập vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao, đến 36% tổng số hộ được khảo sát, những hộ này có thu nhập trung bình mỗi năm gần 44 triệu đồng và mọi chi tiêu trong cuộc sống đều phụ thuộc vào ruộng cải.
- Nhũng nông hộ có từ 2 đến 3 nguồn thu nhập chiếm tỷ trọng lớn (60%) và đem lại thu nhập trung bình trên 100 triệu đồng mỗi năm cho nông hộ nhung nguồn thu chính vẫn là từ cải xà lách xoong.
Kết quả phân tích cho thấy sự đa dạng ngành nghề làm tăng thu nhập cho nông hộ (Huỳnh Trường Huy, 2007; Huỳnh Thị Đan Xuân, 2008; Lê Tấn Nghiêm, 2010). Dù sự đa dạng thu nhập có làm tăng thu nhập nhưng các hộ ở đây vẫn xem cải xà lách xoong là nguồn thu chính và họ khẳng định sẽ tiếp tục canh tác cải trong những năm tiếp theo, chưa có hướng chuyển đổi nghề.