Đặc điểm của thành viên nông hộ

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng cải xà lách xoong tại thị xã bình minh – vĩnh long (Trang 51)

4.1.3.1 Đặc điểm lao động

Số lượng nam và nữ trong tất cả số nhân khẩu của 50 hộ được khảo sát không có sự chênh lệch quá lớn, giới tính nam vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn với 52,48% còn nữ là 47,52% (bảng 3.17)

39

Bảng 4.4 Đặc điểm của các thành viên trong hộ.

Đặc điểm của thành viên Tần số Tỷ lệ (%)

Giới tính

Nam 106 52,48

Nữ 96 47,52

Số người trong độ tuổi lao động 160 79,21 Trung bình: 3,2 người/hộ

Độ lệch chuẩn: 1,05

Số người ngoài độ tuổi lao động 42 20,79

Trung bình: 0,84 người/hộ Độ lệch chuẩn: 0,77

Tổng 202 100,00

Nguồn: Kết quả điều tra 50 hộ, 2014

Theo bảng thống kê, số thành viên trong độ tuổi lao động là khá lớn chiếm 79,21% với 160 thành viên, trung bình là khoảng 3,2 người/hộ và ngoài độ tuổi lao động là 0,84 người/hộ. Điều này cho thấy đây là khu vực dân số trẻ với nguồn lao động dồi dào, ngoài ra theo khảo sát thì một phần các thành viên trong độ tuổi lao động (22 người) đang đi học nên ngoài phụ giúp gia đình họ còn có cơ hội kiếm việc làm trong tương lai từ kiến thức của họ để tăng thu nhập cho gia đình, đây vừa là lợi thế, vừa ảnh hưởng đến thu nhập của các nông hộ do có thể phụ giúp gia đình làm giảm chi phí canh tác nhưng đồng thời cũng tạo gánh nặng về học phí. Số thành viên ngoài độ tuổi lao động trong tổng số 60 hộ là 42 thành viên, đây là những thành viên chưa đến tuổi hoặc đã hết tuổi lao động theo quy định của Bộ lao động thương binh và xã hội, những thành viên này còn phụ thuộc vào sự chăm sóc của cha mẹ hoặc con cái. Tuy nhiên, dù có sự phụ thuộc nhưng họ hoặc là sự đầu tư cho tương lai khi đang ở tuổi ăn tuổi lớn và đang đi học nên sẵn sàng cung cấp nguồn lao động khi đến tuổi trưởng thành. Hoặc là những người già lớn tuổi nhưng với những kinh nghiệm của bản thân đã tích lũy hàng chục năm qua, họ sử dụng vào sản xuất nông nghiệp để góp phần đầu tư cho hộ, và họ cũng là người đóng vai trò định hướng cho các thành viên khác trong hộ.

4.1.3.2 Trình độ học vấn trung bình

Xã hội càng hiện đại thì yêu cầu của mỗi cá nhân về học vấn càng cao. Học vấn trở thành một trong những yếu tố quan trọng và tất yếu góp phần quyết định khả năng, lợi thế mỗi con người cũng như tác động đến việc lựa chọn nghề nghiệp (Yang, 2004). Theo kết quả điều tra dân số năm 2011, tỷ lệ người đi học có xu hướng giảm dần theo các cấp học phổ thông, tuy nhiên tỷ lệ đi học đúng tuổi lại tăng lên do việc phụ huynh ngày nay rất quan tâm đến việc học của con em mình, dù thiếu thốn nhưng việc học là quan trọng nhất

40

nên vẫn cho con mình đi học, ngoài ra, hàng năm còn có sự hỗ trợ của Nhà Nước và nhà trường trong việc hỗ trợ, khuyến khích và tạo điều kiện để phụ huynh đưa trẻ đến trường, đó còn là sự vận động tuyên truyền của các ban ngành đoàn thể tại địa phương. Tuy nhiên, việc hỗ trợ trong dài hạn là rát khó, vì vậy mà nhiều gia đình khó khăn, không có điều kiện chăm lo cho việc học của con cái chỉ cho con đi học để biết đọc biết viết, làm cho tỷ lệ học sinh giảm dần theo cấp học.

Bảng 4.5: Đặc điểm học vấn của các thành viên trong hộ

Trình độ học vấn (lớp) Tần số Tỷ lệ (%) Chưa đi học 0 0,00 1 – 5 4 8,00 6– 9 30 60,00 10 – 12 13 26,00 >12 3 6,00 Tổng 50 100,00 Trung bình: 8,06 lớp/hộ Độ lệch chuẩn: 2,36

Nguồn: Kết quả điều tra 50 hộ, năm 2014

Qua kết quả khảo sát ở bảng 4.5 thì trong 50 hộ được khảo sát với 202 nhân khẩu, không có hộ nào là hoàn toàn mù chữ, có thể cha mẹ không biết chữ nhưng con cái của họ đều được đi học làm cho học vấn trung bình của hộ được nâng lên.

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng cải xà lách xoong tại thị xã bình minh – vĩnh long (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)