Thực trạng trồng cải xà lách xoong

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng cải xà lách xoong tại thị xã bình minh – vĩnh long (Trang 46)

3.3.1 Diện tích

Bảng 3.12: Diện tích trồng cải xà lách xoong tại thị xã Bình Minh

Đơn vị tính: ha

STT Xã – Phường 2010 2011 2012 2013

1 Phường Đông Thuận Chưa thành lập 35,9

2 Phường Thành Phước Chưa thành lập 7,7

3 Phường Cái Vồn - - - 0,0

4 Xã Thuận An 495,3 571,4 430,8 879,9

5 Xã Đông Bình 20,6 23,2 14,1 16,2

6 Xã Đông Thạnh - 0,3 1,3 0,8

34

Tổng 515,9 594,9 446,2 940,5

Nguồn: Chi cục thống kê thị xã Bình Minh, 2013

Diện tích cải xà lách xoong tại thị xã Bình Minh liên tục tăng trong các năm qua. Theo bảng thống kê 3.12, tại xã Thuận An, địa bàn trồng xà lách xoong lớn nhất Bình Minh thì diện tích đã tăng thêm 449,1 ha chỉ trong 2 năm từ năm 2012-2013, góp phần lớn nhất trong việc tăng diện tích trồng cải của thị xã lên 940,5 ha năm 2013 (gấp 1,82 lần so vớn năm 2010).

Ngoài Thuận An thì tại thị xã Bình Minh còn có Đông Bình và phường Đông Thuận có diện tích trồng cải, tuy nhiên không thể so sánh với Thuận an về mật độ trồng tại các địa bàn này. Tại phường Đông Thuận chỉ mới tham gia canh tác cải xà lách xoong từ đầu năm 2013 (chủ yếu là dọc theo 2 bên đường dẫn cầu Cần Thơ) nhưng diện tích thì gấp đôi so với xã Đông Bình, tại xã Đông Bình thì diện tích trồng cải đang có xu hướng giảm từ năm 2010 tới 2013 do không cạnh tranh nổi với xã Thuận An về năng suất và đất đai ở đây cho năng suất không tốt nên người dân đang dần chuyển hướng canh tác sang mô hình nông nghiệp khác. Các địa xã còn lại có diện tích trồng cải không đáng kể hoặc không canh tác cải xà lách xoong.

3.3.2 Năng suất và sản lượng

Bảng 3.13 Năng suất và sản lượng cải xà lách xoong tại thị xã Bình Minh

2010 2011 2012 2013

Năng suất (tấn/ha) 38,67 27,61 31,21 21,47

Sản lượng (tấn) 19.948,50 16.422,10 13.923,10 20.194,40

Nguồn: Chi cục thống kê thị xã Bình Minh năm 2013

Do có sự tăng trưởng vượt bậc về diện tích cải từ năm 2012 đến 2013 nên sản lượng đã có sự tăng trưởng rõ rệt, năm 2012 sản lượng là gần 14 nghìn tấn cải nhưng sang năm 2013, sản lượng đã tăng thêm hơn 6 nghìn tấn nữa, giúp thị xã vượt mốc 20 nghìn tấn cải một năm (bảng 3.13). Tuy nhiên, việc sản lượng tăng không đồng nghĩa với năng suất tăng, diện tích tăng lên quá lớn làm cho người dân không còn chăm lo cho ruộng cải một cách hiệu quả nhất dẫn đến năng suất giảm đến 10 tấn/ha so với năm 2012. Vì vậy, có thể nói diện tích đất tăng chỉ giúp tăng sản lượng nhưng về hiệu quả đã giảm sút rõ rệt.

35

Về giá bán thì không có sự thay đổi nhiều giữa các năm, nhưng có sự chênh lệch giá lớn giữa các vụ thuận và nghịch và giá của các tháng trong mỗi vụ luôn biến động. Theo Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam, giá cải xà lách xoong vụ thuận từ tháng 10 đến tháng 3 chỉ từ 5.000 đến 15.000 đồng/kg, thậm chí có lúc giảm xuống chỉ còn 3.000 đồng/kg. Còn vào mùa nghịch từ tháng 4 đến tháng 9 giá cao hơn, ở mức từ 18.000 đến 35.000 đồng/kg, tuy nhiên, mức giá trung bình mà đa số người dân bán được trong vụ này là khoản 25.000 đồng/kg.

36

CHƯƠNG 4

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ TRỒNG CẢI XÀ LÁCH XOONG TẠI THỊ XÃ BÌNH MINH –

VĨNH LONG

4.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA HỘ NGHIÊN CỨU 4.1.1 Đặc điểm nhân khẩu 4.1.1 Đặc điểm nhân khẩu

Bảng 4.1: Đặc điểm nhân khẩu của hộ nông dân trồng cải xà lách xoong

Số nhân khẩu (người) Tần số Tỷ lệ (%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

< 3 2 4,00

3 – 5 45 90,00

> 5 3 6,00

Trung bình: 4,04 người/hộ 50 100,00

Độ lệch chuẩn: 0,83

Nguồn: Kết quả điều tra 50 hộ, năm 2014

Qua bảng 4.1 cho ta thấy các nông hộ được khảo sát có số nhân khẩu trung bình là khoảng 4 người trong một nhà. Trong đó, chỉ có 2 hộ là có số thành viên dưới 3 người (chiếm 4% trong tổng số hộ được khảo sát) và 3 hộ có số thành viên trên 5 người (chiếm 6% trong tổng số hộ được khảo sát), còn lại là 90% số hộ được khảo sát có số thành viên từ 3 đến 5 người (40/50 hộ). Từ bảng thống kê cho thấy số nhân khẩu từ 3 đến 5 người chiếm đa số trong tổng số hộ được khảo sát, đây là số nhân khẩu rất vừa phải cho thấy ý thức cao trong việc tiếp thu chính sách kế hoạch hóa gia đình của các nông hộ. Với số nhân khẩu vừa phải thì việc đảm bảo lao động tham gia sản xuất nông nghiệp, hạn chế thuê mướn lao động làm gia tăng chi phí sản xuất cũng như có điều kiện cham sóc tốt nhất cho các thành viên trong độ tuổi đi học hoặc không có khả năng lao động mà không bị áp lực về vấn đề kinh tế gia đình.

4.1.2 Đặc điểm của chủ hộ

Qua bảng 4.2 cho ta thấy được đa số chủ hộ là nam giới (45/50 hộ chiếm 90% tổng số hộ được khảo sát), người nam vẫn là trụ cột chính của gia đình, là người đưa ra mọi quyết định trong nhà, phù hợp với văn hóa của người Việt Nam ta từ xưa đến nay. Tuy nhiên, dù chỉ có 5 hộ có phụ nữ là chủ hộ (chiếm 10%) nhưng điều này cũng chứng tỏ bộ mặt bình đẳng của xã hội đang dần dần được thay đổi, phụ nữ vẫn có quyền như đàn ông, vẫn không thua kém đàn ông trong việc đưa ra những quyết định quan trọng và không cần phải phụ thuộc vào đàn ông.

37

Bảng 4.2: Đặc điểm về giới tính và độ tuổi của chủ hộ

Đặc điểm chủ hộ Tần số Tỷ lệ (%) Giới tính Nữ 5 10,00 Nam 45 90,00 Độ tuổi (tuổi) < 30 1 2,00 30 – 49 26 52,00 50 – 60 20 40,00 >60 3 6,00 Trung bình: 47,7 tuổi/hộ Độ lệch chuẩn: 9,05

Nguồn: Kết quả điều tra 50 hộ, năm 2014

Độ tuổi trung bình của chủ hộ vào khoảng 47 tuổi, đây là độ tuổi đánh dấu sự trưởng thành, làm chủ bản thân trong nhận thức và đưa ra quyết định của chủ hộ. Độ tuổi chiếm đa số của 50 chủ hộ được khảo sát là ở mức từ 30 đến 50 tuổi (chiếm 52%), ngoài ra mức từ 50 đến 60 tuổi cũng chiếm khá cao với 20 hộ (chiếm 40%), chủ hộ trong các độ tuổi này có quan điểm rõ ràng, có tiếng nói ảnh hưởng đến các thành viên khác trong hộ nên quyết định của họ là quyết định cuối cùng và quan trọng nhất trong hộ. Chủ hộ có độ tuổi nhỏ nhất là 29 tuổi và cao nhất là 74 tuổi, chỉ có 1 hộ có độ tuổi nhỏ hơn 30 (chiếm 2%) và 3 hộ có độ tuổi lớn hơn 60 (chiếm 6%).

Chủ hộ là người chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định trong gia đình bao gồm quyết định sản xuất tạo thu nhập và các vấn đề khác. Không những vậy, trình độ học vấn chủ hộ còn ảnh hưởng đến trình độ học vấn của các thành viên khác trong gia đình. Học vấn được xem là yếu tố chủ chốt tác động đến quyết định đúng đắn của chủ hộ, trình độ học vấn càng cao, thì quyết định đưa ra càng chính xác, khả năng tiếp thu tiến bộ khoa học văn hóa – kỹ thuật để ứng dụng vào sản xuất, ngoài ra còn phù hợp với sự phát triển trong ứng xử và giao tiếp xã hội. Trình độ học vấn chủ hộ của các nông hộ được khảo sát thuộc mức tương đối chấp nhận được, học vấn trung bình của các chủ hộ là lớp 8. Trong đó, chỉ có 1 chủ hộ chưa được đi học chiếm tỷ lệ 2%, có 3 chủ hộ có trình độ trên lớp 12 (2 người có trình độ đại học) chiếm 6%, con số số này là khá khiêm tốn nhưng nó phù hợp với vùng nông thôn Việt Nam xưa, nơi mà cách đây khoảng 20 năm, việc học không quan trọng, chỉ cần biết đọc biết viết là được, tạo ra cái ăn mới là cần thiết. Tuy dù nhiều năm trước việc học không

38

được coi trọng nhưng tại các hộ được khảo sát, học vấn của chủ hộ cũng là khá tốt, từ lớp 6 đến 9 chiếm tỷ lệ cao nhất với 42% (21 hộ) và dưới lớp 12 là 32% (16 hộ), dưới lớp 5 chỉ có 9 hộ chiếm 18%.

Bảng 4.3: Đặc điểm về kinh nghiệm trồng cải và học vấn của chủ hộ

Đặc điểm chủ hộ Tần số Tỷ lệ (%)

Số năm kinh nghiệm trồng cải (năm) < 10 28 56,00 10 – 20 20 40,00 >20 2 4,00 Trung bình: 10,26 năm/hộ Độ lệch chuẩn: 5,81 Trình độ học vấn (lớp) Chưa đi học 1 2,00 1 – 5 9 18,00 6 – 9 21 42,00 10 – 12 16 32,00 > 12 3 6,00 Trung bình: 8,1 lớp/hộ Độ lệch chuẩn: 3,45

Nguồn: Kết quả điều tra 50 hộ, năm 2014

Số năm kinh nghiệm trung bình trồng cải của 50 hộ được khảo sát là 10 năm, trong đó mức dưới 10 năm chiếm tỷ trọng cao nhất với 56% (28 hộ), phần lớn đây là những hộ chỉ mới chuyển sang mô hình canh tác cải xà lách xoong vài năm gần đây do nhận thấy giá trị kinh tế cao của loại cây này. Những hộ trồng cải lâu năm của địa phương cũng chiếm tỷ trọng khá cao với mức 40%, (có 20 hộ được khảo sát), thậm chí là trên 30 năm (2 hộ chiếm 4%). Đây là những hộ được thừa hưởng kinh nghiệm và tiếp nối truyền thống trồng cải của gia đình nên việc canh tác không gặp nhiều khó khăn.

4.1.3 Đặc điểm của thành viên nông hộ

4.1.3.1 Đặc điểm lao động

Số lượng nam và nữ trong tất cả số nhân khẩu của 50 hộ được khảo sát không có sự chênh lệch quá lớn, giới tính nam vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn với 52,48% còn nữ là 47,52% (bảng 3.17)

39

Bảng 4.4 Đặc điểm của các thành viên trong hộ.

Đặc điểm của thành viên Tần số Tỷ lệ (%)

Giới tính

Nam 106 52,48 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nữ 96 47,52

Số người trong độ tuổi lao động 160 79,21 Trung bình: 3,2 người/hộ

Độ lệch chuẩn: 1,05

Số người ngoài độ tuổi lao động 42 20,79

Trung bình: 0,84 người/hộ Độ lệch chuẩn: 0,77

Tổng 202 100,00

Nguồn: Kết quả điều tra 50 hộ, 2014

Theo bảng thống kê, số thành viên trong độ tuổi lao động là khá lớn chiếm 79,21% với 160 thành viên, trung bình là khoảng 3,2 người/hộ và ngoài độ tuổi lao động là 0,84 người/hộ. Điều này cho thấy đây là khu vực dân số trẻ với nguồn lao động dồi dào, ngoài ra theo khảo sát thì một phần các thành viên trong độ tuổi lao động (22 người) đang đi học nên ngoài phụ giúp gia đình họ còn có cơ hội kiếm việc làm trong tương lai từ kiến thức của họ để tăng thu nhập cho gia đình, đây vừa là lợi thế, vừa ảnh hưởng đến thu nhập của các nông hộ do có thể phụ giúp gia đình làm giảm chi phí canh tác nhưng đồng thời cũng tạo gánh nặng về học phí. Số thành viên ngoài độ tuổi lao động trong tổng số 60 hộ là 42 thành viên, đây là những thành viên chưa đến tuổi hoặc đã hết tuổi lao động theo quy định của Bộ lao động thương binh và xã hội, những thành viên này còn phụ thuộc vào sự chăm sóc của cha mẹ hoặc con cái. Tuy nhiên, dù có sự phụ thuộc nhưng họ hoặc là sự đầu tư cho tương lai khi đang ở tuổi ăn tuổi lớn và đang đi học nên sẵn sàng cung cấp nguồn lao động khi đến tuổi trưởng thành. Hoặc là những người già lớn tuổi nhưng với những kinh nghiệm của bản thân đã tích lũy hàng chục năm qua, họ sử dụng vào sản xuất nông nghiệp để góp phần đầu tư cho hộ, và họ cũng là người đóng vai trò định hướng cho các thành viên khác trong hộ.

4.1.3.2 Trình độ học vấn trung bình

Xã hội càng hiện đại thì yêu cầu của mỗi cá nhân về học vấn càng cao. Học vấn trở thành một trong những yếu tố quan trọng và tất yếu góp phần quyết định khả năng, lợi thế mỗi con người cũng như tác động đến việc lựa chọn nghề nghiệp (Yang, 2004). Theo kết quả điều tra dân số năm 2011, tỷ lệ người đi học có xu hướng giảm dần theo các cấp học phổ thông, tuy nhiên tỷ lệ đi học đúng tuổi lại tăng lên do việc phụ huynh ngày nay rất quan tâm đến việc học của con em mình, dù thiếu thốn nhưng việc học là quan trọng nhất

40

nên vẫn cho con mình đi học, ngoài ra, hàng năm còn có sự hỗ trợ của Nhà Nước và nhà trường trong việc hỗ trợ, khuyến khích và tạo điều kiện để phụ huynh đưa trẻ đến trường, đó còn là sự vận động tuyên truyền của các ban ngành đoàn thể tại địa phương. Tuy nhiên, việc hỗ trợ trong dài hạn là rát khó, vì vậy mà nhiều gia đình khó khăn, không có điều kiện chăm lo cho việc học của con cái chỉ cho con đi học để biết đọc biết viết, làm cho tỷ lệ học sinh giảm dần theo cấp học.

Bảng 4.5: Đặc điểm học vấn của các thành viên trong hộ

Trình độ học vấn (lớp) Tần số Tỷ lệ (%) Chưa đi học 0 0,00 1 – 5 4 8,00 6– 9 30 60,00 10 – 12 13 26,00 >12 3 6,00 Tổng 50 100,00 Trung bình: 8,06 lớp/hộ Độ lệch chuẩn: 2,36

Nguồn: Kết quả điều tra 50 hộ, năm 2014

Qua kết quả khảo sát ở bảng 4.5 thì trong 50 hộ được khảo sát với 202 nhân khẩu, không có hộ nào là hoàn toàn mù chữ, có thể cha mẹ không biết chữ nhưng con cái của họ đều được đi học làm cho học vấn trung bình của hộ được nâng lên.

4.1.4 Đặc điểm về diện tích đất sở hữu của nông hộ

Bảng 4.6: Diện tích đất của nông hộ Tổng diện tích đất (1000 m2) Số hộ (hộ) Tần số (%) Diện tích trồng cải (1000 m2) Số hộ (hộ) Tần số (%) 0-2 7 14,00 0-2 34 68,00 >2-5 29 58,00 >2-5 16 32,00 >5-10 6 12,00 >5-10 0 0,00 >10 8 16,00 >10 0 0,00 Tổng 50 100,00 Tổng 50 100,00

Nguồn: số liệu khảo sát trực tiếp năm 2014

Theo kết quả khảo sát được tổng hợp vào bảng 4.6, các nông hộ được nghiên cứu có diện tích đất khá lớn, chỉ có 7 hộ có tổng diện tích đất dưới 2000 m2 (chiếm 14%) trong khi có tới 8 hộ có tổng diện tích trên 10000 m2

41

(chiếm 16%), còn lại mỗi nhà chỉ có từ 2000 m2 đến 10000 m2 đất để canh tác thêm vườn cây ăn trái, chăn nuôi hoặc trồng lúa kết hợp với trồng cải để tăng thu nhập. Tuy có diện tích đất lớn nhưng diện tích trồng cải của nông hộ khá nhỏ, không có hộ được khảo sát nào có diện tích đất trồng cải lớn hơn 5000 m2. Chiếm đa số nông hộ được khảo sát thì mỗi nhà chỉ từ 1000 m2 đến 2000 m2 đất để canh tác (chiếm 64%) do việc canh tác cải rất khó khăn, tưới nước rồi mần cỏ liên tục mà số lao động trong hộ không đáp ứng kịp thì rất dễ bị sụt giảm năng suất và hiệu quả canh tác.

4.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THU NHẬP CỦA CÁC NÔNG HỘ TRỒNG CẢI XÀ LÁCH XOONG

4.2.1 Thực trạng thu nhập của nông hộ trồng cải xà lách xoong

Bảng 4.7 Tình hình thu nhập của các nông hộ

Khoản mục Đơn vị Trung

bình

Thấp nhất

Cao nhất Thu nhập/nhân khẩu Triệu đồng/người 21,23 2,85 63,04 Thu nhập/lao động Triệu đồng/người 28,10 3,16 84,05 Thu nhập/nhân

khẩu/tháng Triệu đồng/người/tháng 1,77 0,24 5,25 Thu nhập/lao (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

động/tháng Triệu đồng/người/tháng 2,34 0,26 7,00 Thu nhập/nhân

khẩu/ngày Triệu đồng/người/ngày 0,06 0,01 0,17 Thu nhập/lao động/ngày Triệu đồng/người/ngày 0,08 0,01 0,23

Thu nhập Triệu đồng 87,59 11,40 252,15

Nguồn: Số liệu khảo sát trực tiếp 50 hộ năm 2014

Thu nhập của các nông hộ trồng cải xà lách xoong trung bình khoản 85,6 triệu đồng, ở đây có sự chênh lệch rất lớn trong tổng thu nhập của các nông hộ (thấp nhất là 11,4 triệu và cao nhất là 252,15 triệu đồng). Sự chênh lệch trong tổng thu nhập cho thấy sự phân hóa giàu nghèo của các nông hộ trồng cải xà lách xoong hiện đang là khá cao, chủ yếu do những hộ tích lũy được nhiều đất sản xuất nên tạo ra thu nhập lớn hơn so với những hộ có diện tích đất sản xuất nhỏ. Ngoài ra, những hộ có tổng thu nhập lớn còn biết tăng

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng cải xà lách xoong tại thị xã bình minh – vĩnh long (Trang 46)