Nghị quyết 89/NQ-CP năm 2012 công nhận Bình Minh là một thị xã thuộc tỉnh Vĩnh Long là một bước tiến quan trọng giúp cho thị xã Bình Minh phát triển hơn trước về mọi mặt, từ kinh tế, văn hóa đến xã hội. Hiện nay, sản xuất nông nghiệp của thị xã Bình Minh chủ yếu tập trung ở 5 xã, mỗi năm giá trị nông nghiệp tạo ra cho thị xã là trên 1.000 tỷ đồng (Chi cục thống kê Bình
15
Minh, 2013). Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những mặt tiêu cực từ tình trạng phát triển nhanh sau khi trở thành thị xã đầu tiên của tỉnh Vĩnh Long đó là tốc độ đô thị hóa nhanh để đáp ứng yêu cầu đầu tư đã phần nào ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp của vùng. Diện tích đất nông nghiệp giảm dần qua các năm (năm 2013 giảm 59,5 ha so với năm 2011) (Bảng 2.1).
Tuy dù diện tích đất nông nghiệp giảm mạnh từ năm 2011 cho đến nay nhưng diện tích trồng cải xà lách xoong lại tăng. Bảng 2.1 cho ta thấy được từ năm 2010 đến năm 2013, diện tích đất trồng cải đã tăng lên gần gấp đôi (từ 515,9 ha lên 940,5 ha), đó là nhờ lợi thế kinh tế mà loại cây này mang lại cho nông hộ trên thị xã đã giúp cho nông dân ngày càng tăng diện tích, tuy nhiên việc tăng nhanh này cũng tạo nên bất lợi đó là cung tăng nhanh nhưng cầu sử dụng thực tế không thay đổi dễ dẫn đến việc rớt giá, doanh thu không bù nổi chi phí. Nếu không được đảm bảo về đầu ra mà diện tích tăng nhanh như hiện nay, người dân rất dễ thất bại.
Bảng 2.1: Diện tích đất nông nghiệp của thị xã Bình Minh qua các năm
Đơn vị tính: ha
2010 2011 2012 2013
Diện tích đất trồng cải 515,9 594,9 446,2 940,5 Diện tích đất nông nghiệp 6.907,8 6.905,2 6.895,2 6.845,7
Nguồn: Chi cục thống kê thị xã Bình Minh, 2013
Thuận An là xã có mật độ dân số lớn nhất (với 869 người/km2) và cũng là xã chiếm đa phần diện tích lúa và màu của toàn thị xã với hơn 3.305 ha rau màu (chiếm gần 60% diện tích rau màu của Bình Minh) (Chi cục thống kê Bình Minh, 2013). Đây là nơi trồng cải xà lách xoong lớn nhất trên toàn thị xã với 878,9 ha năm 2013 nên là một vùng nghiên cứu không thể bỏ qua trong đề tài.
Ngoài ra, nhằm đảm bảo tính khách quan cho đề tài, tác giả chọn nghiên cứu thêm Phường Đông Thuận nằm ở vị trí trung tâm thị xã và là địa điếm tiếp giáp quan trọng, nối Bình Minh với thành phố Cần Thơ. Phường được thành lập dựa trên việc chia cắt xã Đông Bình cũ, nơi đây có vị trí địa lý cửa ngõ của thị xã, đồng thời giáp với quốc lộ 54, thuận tiện cho việc phát triển kinh tế của vùng, ngoài ra lý do quan trọng nhất là việc phường Đông Thuận là nơi có diện tích trồng cải xà lách xoong lớn thứ 2 ở thị xã Bình Minh (35,9 ha) chỉ sau Thuận An.
16
Từ những lí do nêu trên, tác giả đã lựa chọn xã Thuận An và phường Đông Thuận là những nơi phục vụ cho quá trình nghiên cứu của đề tài.