Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng cải xà lách xoong tại thị xã bình minh – vĩnh long (Trang 29)

Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các nông hộ thì đề tài đã sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để phân tích. Đã có nhiều nghiên cứu định lượng về thu nhập sử dụng các công cụ phân tích hồi quy, trong đó nghiên cứu của Sarah (2013) cho rằng biến phụ thuộc được ước tính, căn cứ vào giá trị của một hay nhiều biến độc lập (nhiều loại yếu tố khác nhau của quá trình sản xuất, tài sản nông hộ, các nguồn lực…) và phân tích hồi quy có những ưu điểm nhất định trong việc xác định ý nghĩa và tầm quan trọng của mối quan hệ giữa các biến với nhau (biến phụ thuộc và các biến độc lập) (Asom và McKay, 2010). Hầu hết các nghiên cứu về thu nhập đều sử dụng mô hình hồi quy đa biến để ước tính các yếu tố quyết định đến thu nhập của nông hộ với thu nhập nông hộ là biến phụ thuộc và một tập hợp các biến độc lập giải thích cho sự biến động của biến phụ thuộc (Barrett và ctg, 2000; Block và Webb, 2001; Huỳnh Thị Đan Xuân, 2009). Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy mô hình hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ là một hàm gồm các yếu tố có dạng như sau:

  

i i

17

Trong đó: Y là biến tổng thu nhập của các nông hộ, đây là biến phụ thuộc trong mô hình. Biến này đo lường thu nhập từ tất cả các hoạt động tạo thu nhập của nông hộ trong năm (triệu đồng);

β0: Là hằng số;

βi: là vec-tơ các tham số cần ước lượng;

: Là sai số ước lượng ;

Xi: là vec-tơ chỉ các yếu tố giải thích trong mô hình hồi quy.

Thu nhập của nông hộ chủ yếu phụ thuộc vào nguồn lực sản xuất cũng như điều kiện kinh tế xã hội mà nông hộ sinh sống. Trong nghiên cứu này, việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân được ước lượng thông qua mô hình hồi quy nhằm xác định mối quan hệ giữa thu nhập và các yếu tố ảnh hưởng được giải thích. Các nghiên cứu trước đây của Huỳnh Thị Đan Xuân (2009), Huỳnh Trường Huy và cộng sự (2008), cũng sử dụng tổng thu nhập của hộ làm biến phụ thuộc cho mô hình hồi quy. Do đó, biến phụ thuộc Y mà tác giả đưa vào mô hình hồi quy là tổng thu nhập của nông hộ.

Thông qua lược khảo tài liệu các nghiên cứu của các tác giả Huỳnh Trường Huy và cộng sự (2008), Lê Khương Ninh (2011), Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2011), Nguyễn Công Bằng (2012), Nguyễn Văn Đông (2012), Nguyễn Kim Phú (2013), Đặng Minh Quân (2012), Trần Trọng Tín (2009), Phạm Ngọc Toàn (2005) tác giả lựa chọn các biến sau để đưa vào mô hình hồi quy:

18

Bảng 2.2 Ký hiệu và kỳ vọng các biến độc lập

Biến độc lập Ký hiệu Đơn vị

tính

Kỳ vọng ảnh hưởng

(+/-) Tham gia hội nông dân Hoinongdan Biến giả + Tổng diện tích đất Tongdientichdat 1000 m2 +

Hệ thống tưới cải Hethongtuoi Biến giả +

Tổng số lao động của hộ Tongld Lao động +

Giới tính chủ hộ Gioitinh Biến giả +

Trình độ học vấn của chủ hộ Hocvan Lớp +

Tuổi chủ hộ Tuoi Năm +/-

Làm nông Lamnong Biến giả -

+ Tuổi chủ hộ: là biến số thể hiện số tuổi của người chủ gia đình được tính bằng năm. Tuổi chủ hộ có ảnh hưởng lớn đến thu nhập của hộ, khi chủ hộ có độ tuổi càng cao thì càng có nhiều kinh nghiệm quản lý, có khả năng nắm bắt tốt thị trường, đưa ra các phương hướng sản xuất đúng đắn, phù hợp với thực tế của gia đình, từ đó dẫn đến thu nhập có xu hướng tăng cao. Tuy nhiên, khi chủ hộ quá cao tuổi thì chủ hộ không còn minh mẫn nên khả năng đưa ra các quyết kém hơn dẫn tới việc thu nhập của hộ có thể giảm xuống (Trần Trọng Tín, 2009). Nên hệ số của biến tuổi chủ hộ được kỳ vọng là dương hoặc âm.

+ Giới tính chủ hộ là biến số thể hiện giới tính của người chủ trong gia đình. Biến giới tính chủ hộ là biến giả nhận giá trị 1 là nam và 0 là nữ, theo văn hóa phương đông từ nhiều đời nay, người chủ gia đình là nam thường là trụ cột trong gia đình, tiếng nói có tính quyết định nhiều hơn phụ nữ, phụ nữ thường chỉ lo các việc nhỏ trong gia đinh. Và ở một địa phương còn nặng tính truyền thống như Bình Minh thì việc người chủ gia đình là nam sẽ có thể đem lại thu nhập cao hơn so với phụ nữ nhờ những quyết định của mình nên hệ số biến này được kỳ vọng là dương (Phạm Ngọc Toàn, 2005).

+ Trình độ học vấn của chủ hộ là biến số thể hiện mức độ học thức của người chủ hộ gia đình, hay ở đây là số lớp học mà chủ hộ đã được học trong quá khứ. Biến số này được tính bằng số năm học đã hoàn thành của chủ hộ. Hệ số biến trình độ học vấn của chủ hộ được kỳ vọng là dương vì học vấn là một trong các nguồn lực quan trọng tạo nên thu nhập của hộ, thực tế cho thấy, khi chủ hộ có số năm đi học càng cao tương đương với trình độ học vấn càng cao, chủ hộ càng có trí tuệ, tư duy cao. Điều này có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý, sản xuất tạo thu nhập cho nông hộ. Bên cạnh đó, khi có học vấn càng cao thì chủ hộ càng có nhiều khả năng tiếp cận khoa học, kỹ thuật và

19

công nghệ hơn các chủ hộ có học vấn thấp (Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự, 2011).

+ Tổng số lao động là biến số chỉ người có độ tuổi từ 15 trở lên và dưới 65 tuổi được xác định là có khả năng lao động. Do ở nông thôn nói chung và địa bàn nghiên cứu nói riêng, việc sử dụng lao động không phân theo quy định của Bộ lao động, thương binh và xã hội mà họ sử dụng lao động theo sức lao động, khi lao động còn sức khỏe và đủ khả năng thì họ vẫn phụ giúp gia đình trồng cải, trồng lúa hoặc nông sản khác. Những người còn lại trong hộ không thuộc trong độ tuổi lao động trên thì được tính là thành viên phụ thuộc của hộ. Thực tế khảo sát cũng cho thấy, lao động nam hoặc nữ dưới 65 tuổi vẫn có khả năng lao động nông nghiệp tại gia đình, tạo thu nhập cho hộ. Hệ số của biến tổng số lao động được kì vọng là dương, bởi khi số lao động càng cao, thì càng có nhiều lao động tham gia vào việc tạo thu nhập cho gia đình, góp phần bù đắp nhiều hơn được nhưng khoản chi của những người phụ thuộc (Huỳnh Trường Huy và cộng sự, 2008).

+ Tổng diện tích đất là biến số thể hiện tổng diện tích đất canh tác của nông hộ đang sở hữu (1000 m2). Khi hộ có diện tích đất lớn thì năng suất tạo ra sẽ lớn hơn so với những hộ có diện tích đất nhỏ nên thu nhập chắc chắn sẽ cao hơn (Đặng Minh Quân, 2012). Hệ số của biến này được kỳ vọng là dương. + Hệ thống tưới cải là biến giả thể hiện việc nông dân có áp dụng kỹ thuật hệ thống tưới phun sương cho cải thì nhận giá trị là 1, nếu không có hệ thống tưới cải thì nhận giá trị là 0. Kỹ thuật này giúp nông dân giảm bớt nhân công cho việc tưới cải so với phương pháp truyền thống là kéo ống nước đến từng khu vực trên ruộng, vừa tốn công lại vừa tốn sức thay vì chỉ cần một người đến mở van xả khi cải khô là toàn bộ ruộng sẽ được làm mát. Hệ số của biến này được kỳ vọng là dương.

+ Tham gia hội nông dân là biến thể hiện việc hộ có tham gia hội nông dân tại địa phương. Khi tham gia các hội này, hộ sẽ được tập huấn kỹ thuật cũng như là hỗ trợ về phương tiện canh tác, kinh nghiệm giữa các hội viên với nhau. Ngoài ra, hộ còn được hỗ trợ về mặt vay vốn ưu đãi với lãi suất thấp để canh tác. Như vậy, hệ số của biến này có ý nghĩa sẽ giúp cho nông hộ trồng cải tăng thu nhập từ cải xà lách xoong (hoạt động tạo thu nhập chính của nông hộ), từ đó giúp tăng thu nhập của cả hộ nên hệ số của biến này được kỳ vọng là dương (Nguyễn Kim Phú, 2013).

+ Làm nông là biến giả, thể hiện việc hộ chỉ có thu nhập từ các hoạt động nông nghiệp thì nhận giá trị là 0, nếu có thêm thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp thì nhận giá trị là 1. Hệ số của biến này được kỳ vọng mang giá

20

trị âm bởi vì những hoạt động từ nông nghiệp mang tính rủi ro cao do thời tiết và dịch bệnh nên thu nhập từ các hoạt động này này sẽ không ổn định bằng các nông hộ có thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp (Nguyễn Quang Đạo, 2013).

21

CHƯƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ THỊ XÃ BÌNH MINH – VĨNH LONG

Bình Minh là một Thị xã thuộc tỉnh Vĩnh Long. Thị xã Bình Minh được xem là đô thị vệ tinh của TP Cần Thơ, có vị trí giao thông thủy, bộ và hệ thống cảng, đường hàng không thuận lợi trong việc giao lưu và hợp tác phát triển. Thị xã Bình Minh còn là trung tâm tổng hợp cấp vùng liên huyện, có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đặc biệt thuận lợi; quốc phòng, an ninh luôn được đảm bảo; quy hoạch và thực trạng kết cấu hạ tầng cơ sở tương đối đồng bộ là tiền đề cho xây dựng và phát triển đô thị.

Nguồn: Chi cục thống kê Bình Minh, 2013

22

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng cải xà lách xoong tại thị xã bình minh – vĩnh long (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)