Quá trình truyền lây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến quá trình phát sinh và lây lan hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn trên địa bàn tỉnh nghệ an, đề xuất một số giải pháp phòng chống bệnh tại địa phương (Trang 28)

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.4.3Quá trình truyền lây

Truyền lây trực tiếp.

Truyền lây trực tiếp của virus PRRS trong và giữa các quần thể lợn bao gồm các lợn nhiễm bệnh và tinh dịch bị vấy nhiễm. Virus PRRS ựược phát hiện từ nhiều loại chất tiết và các chất thải từ lợn bao gồm máu, tinh dịch, nước bọt, phân, hơi thở, sữa và sữa ựầu (Wills và cs, 2003).

Truyền lây theo chiều dọc xảy ra trong suốt giai ựoạn giữa ựến giai ựoạn cuối của thời kỳ mang thai (William Christianson và Han Soo Joo, 2001). Các nhà nghiên cứu ựã phân lập ựược virus từ ựại thực bào, phổi, gan, lách, huyết thanh hoặc dịch cơ thể của lợn con sinh ra cả sống và chết (William Christianson và Han Soo Joo, 2001), nhưng không phân lập ựược từ thai chết khô, họ cũng phát hiện kháng thể chống virus PRRS ựặc hiệu trong dịch xoang ngực hoặc sữa ựầụ Dấu hiệu này chỉ ra rằng truyền bệnh qua nhau thai là phổ biến trong giai ựoạn cuối kỳ chửạ

Truyền lây theo chiều ngang qua tiếp xúc trực tiếp giữa thú nhiễm bệnh và thú mẫn cảm cũng như sự lây truyền qua tinh dịch từ những lợn ựực nhiễm bệnh. đặc biệt, virus gây nhiễm và RNA của virus PRRS ựã ựược phát hiện trong tinh dịch của lợn ựực gây bệnh thực nghiệm ựến 43-92 ngày sau khi nhiễm (Christopher Hennings và cs, 1998). Lợn trưởng thành có thể bài thải virus trong 14 ngày trong khi ựó lợn con, lợn choai bài thải virus tới 1-2 tháng và lợn con nhiễm bệnh và lợn mang trùng có thể bài thải virus trong vòng 6 tháng.

Theo nghiên cứu của Thanawongnuwech và cs (1998) khi so sánh ảnh hưởng của tuổi ựã xác ựịnh rằng lợn con từ 4-8 tuần tuổi nhiễm virus PRRS có giai ựoạn virus huyết dài hơn cũng như tốc ựộ bài thải và tái sản trong ựại thực bào cao hơn so với lợn có lứa tuổi lớn hơn (16-24 tuần tuổi).

Theo Otake và cs (2002) sự tồn tại kéo dài của virus PRRS trong từng cá thể dao ựộng trong khoảng thời gian từ 154Ờ 57 ngày sau khi nhiễm.

Sử dụng phản ứng khuếch ựại gen (PCR) cho thấy RNA của virus PRRS ựã ựược phát hiện ở lợn hậu bị cho tới 120 ngày sau khi gây nhiễm (Batista và cs, 2002) và sự bài thải virus sang thú chỉ báo mẫn cảm ựược báo cáo là ựến 86 ngày (Bierk và cs, 2011).

Việc bài thải qua phân vẫn là một vấn ựề còn tranh cãi, một số nghiên cứu báo cáo rằng virus PRRS có trong phân từ ngày thứ 28 ựến 35 sau khi gây nhiễm thực nghiệm, trong khi các nghiên cứu khác lại không phát hiện ựược virus trong các mẫu phân (Wills và cs, 1997; Yoon và cs, 1993).

Truyền lây gián tiếp

Một số ựường truyền lây gián tiếp qua các dụng cụ, thiết bị ựã ựược xác ựịnh. Nguy cơ lây truyền qua những ựường này có thể ựược giảm thiểu qua áp dụng các bảng nội quy, nghĩa là thay giày dép, quần áo, rửa tay, tắm, tạo những khoảng thời gian nghỉ khoảng 12 giờ giữa những lần tiếp xúc với lợn (Otake và cs, 2002).

Các phương tiện vận chuyển cũng là một cách làm lây lan virus PRRS cơ học tiềm năng. Sử dụng một mô hình tỷ lệ 1:150, lợn mẫn cảm ựã thu nhận virus PRRS qua tiếp xúc ở bên trong mô hình vận chuyển vấy nhiễm với virus PRRS.

Các loại côn trùng như muỗi và ruồi nhà ựược theo dõi thường xuyên trong phương tiện, thiết bị dùng cho lợn trong suốt các tháng mùa hè và ựã cho thấy có lan truyền virus PRRS bằng cơ học từ lợn nhiễm bệnh sang lợn mẫn cảm trong ựiều kiện thực nghiệm (Otake và cs, 2002).

đối với các loài có vú và các loài chim, không có loài nào có khả năng là véc tơ sinh học và cơ học. Tuy nhiên, các loài thuỷ cầm di trú ựã ựược cho là véc tơ của virus PRRS lây lan bệnh giữa các trại, do bản năng di trú của chúng và khuynh hướng làm tổ ở các ựầm phá gần các trại lợn. Thế nhưng các kết quả trái ngược về khả năng vịt trời cho sự tái sản và bài thải

Hiện nay, sự truyền lây virus PRRS qua không khắ còn gây nhiều tranh cãị Các kết quả từ những thực nghiệm ựánh giá sự lây truyền VIRUS PRRS qua các tiểu phần không khắ vẫn còn mâu thuẫn với nhau, các thắ nghiệm trên thực ựịa và trong phòng thắ nghiệm ựã cho kết quả khác nhaụ Theo Wills và cs (1997) lợn gây nhiễm thực nghiệm có thể truyền lây virus cho các nhóm tiếp xúc gián tiếp và có khoảng cách gần nhau, cách nhau từ 46Ờ102cm. Một số nghiên cứu khác lại cho rằng lợn gây nhiễm thực nghiệm có thể lây nhiễm cho lợn chỉ báo qua các tiểu phần không khắ ở khoảng cách 1m (Torremorell và cs, 1997). Người ta cũng ựã chứng minh rằng virus sống có thể lây lan ựược tới 150m qua sử dụng mô hình ống thẳng áp lực âm, dẫn tới lây nhiễm lợn chỉ báo mẫn cảm (Dee và cs, 2005).

Ở Anh, vận chuyển lợn làm lây lan virus làm cho chắnh phủ phải ựề ra những hạn chế nghiêm ngặt trong việc vận chuyển lợn bệnh. Các thống kê ựưa ra thang bậc sau ựể biểu thị khả năng truyền qua không khắ xung quanh ựàn bị nhiễm:

- 57% các trại trong vòng 1 km bị nhiễm. - 31% giữa 1- 2 km bị nhiễm.

- 11% giữa 2- 3 km bị nhiễm.

- Những ựàn > 3 km cách ựàn bị nhiễm vẫn âm tắnh:

Những ổ dịch PRRS ở đan Mạch cung cấp thêm bằng chứng về truyền lây qua không khắ. Những ổ dịch này xảy ra cũng giống như ổ dịch giả dại trước ựây dọc theo biên giới đức ựã xác ựịnh là do truyền qua không khắ. Nếu truyền qua không khắ ở đan Mạch thì virus PRRS có thể ựi xa tới 20 km.

Hình 2.7. Các phương thức truyền lây virus PRRS

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến quá trình phát sinh và lây lan hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn trên địa bàn tỉnh nghệ an, đề xuất một số giải pháp phòng chống bệnh tại địa phương (Trang 28)