Các văn bản và tài liệu có liên quan

Một phần của tài liệu Xây dựng chính sách thu hút nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao trong điều kiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Trang 62)

9. Kết cấu của Luận văn

2.2.1.Các văn bản và tài liệu có liên quan

Ngày 20/5/2014 Chính phủ ban hành Nghị định số 40/2014/NĐ-CP quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động KH&CN. Nghị định được đánh giá là sự đột phá lớn trong chính sách KH&CN để thu hút nhân tài.

Quy định về trọng dụng nhân tài

Đây có lẽ là điểm nhấn của Nghị định bởi có hẳn một chương để nói về chính sách trọng dụng nhân tài. Trong đó, Nghị định đã có những quy định 3 nhóm đối tượng đặc thù là nhà khoa học đầu ngành; nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia đặc biệt quan trọng và nhà khoa học trẻ tài năng.

Đáng lưu ý, chính sách trọng dụng nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia đặc biệt quan trọng đó là được chủ động sử dụng kinh phí được giao theo phương thức khoán chi theo quy định. Đặc biệt, các vướng mắc như trả lương, thuê đất, mua sắm trang thiết bị, thuê hoặc mời chuyên gia trong nước và nước ngoài… đều có cơ chế chủ động.

Đối tượng là nhà khoa học trẻ tài năng, Nghị định quy định nhà khoa học trẻ tài năng là cá nhân hoạt động KH&CN dưới 35 tuổi, có trình độ tiến sĩ trở lên và phải đạt một trong các tiêu chuẩn sau: chủ trì công trình đạt giải thưởng uy tín về KH&CN trong nước hoặc quốc tế; là tác giả chính ít nhất 5 bài báo khoa học được đăng trên tạp chí chuyên ngành quốc tế có uy tín; hoặc chủ biên ít nhất 3 sách chuyên khảo; hoặc là tác giả của ít nhất 2 sáng chế được cấp văn bằng bảo hộ trong đó có ít nhất 1 sáng chế được ứng dụng mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội.

Nhà khoa học trẻ tài năng sẽ được xét tuyển dụng đặc cách không qua thi vào làm việc trong tổ chức KH&CN công lập và được hưởng hệ số lương 5,08 (tương đương bậc 3/8 ngạch nghiên cứu chính); được ưu tiên cử tham gia các

chương trình nghiên cứu sau tiến sĩ chuyên ngành KH&CN tại các cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài; được ưu tiên cử đi thực tập, làm việc có thời hạn tại các tổ chức KH&CN ở nước ngoài...

Liên quan đến chính sách thu hút nhân lực KH&CN chất lượng cao ở Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam có những văn bản sau:

1. Quyết định 1063/QĐ-KHCNVN ngày 21/7/2014 của Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam phê duyệt “Chương trình hỗ trợ cán bộ khoa

học trẻ của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam” (gọi tắt là Chƣơng trình):

* Mục tiêu của Chương trình:

+ Tạo điều kiện về kinh phí để các cán bộ trẻ tại Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ;

+ Khuyến khích cán bộ trẻ trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ;

+ Hỗ trợ các đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt nam thu hút các nhà khoa học xuất sắc vào công tác tại Viện;

+ Tạo cơ sở để các cán bộ trẻ trưởng thành, trở thành các cán bộ khoa học nòng cốt của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam trong thời gian tới.

* Nội dung Chương trình bao gồm 4 nội dung chính như sau:

a. Hỗ trợ hoạt động KHCN cấp cơ sở cho cán bộ khoa học trẻ;

b. Triển khai thực hiện các đề tài KHCN độc lập cấp Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam dành cho các cán bộ khoa học trẻ;

c. Triển khai thực hiện các đề án KH&CN thu hút các nhà khoa học xuất sắc vào công tác tại Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam;

d. Tạo điều kiện về chỗ ở (ký túc xá) cho các cán bộ khoa học trẻ của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.

2. Quyết định 1064/QĐ-KHCNVN ngày 21/7/2014 của Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam quy định hỗ trợ hoạt động khoa học và công nghệ cấp cơ sở cho cán bộ khoa học trẻ.

Là các cán bộ khoa học trẻ thuộc biên chế của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (gọi tắt là Viện Hàn lâm) đáp ứng đồng thời các tiêu chí sau:

* Tiêu chí cán bộ khoa học trẻ được hỗ trợ:

+ Là cán bộ nghiên cứu trong biên chế của các đơn vị trực thuộc Viện KH&CN Việt Nam;

+ Xếp ngạch nghiên cứu viên hoặc ngạch kỹ sư trở lên;

+ Không học tập hay công tác ở nước ngoài từ 6 tháng trở lên trong năm được hỗ trợ kinh phí;

+ Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ đã được cấp trong vòng 03 năm tính tới thời điểm 30/11 của năm nộp hồ sơ đăng ký. Riêng đối với trường hợp cấp bằng vào tháng 12 của năm đó sẽ được xét và cấp bù vào đợt giao chỉ tiêu của năm đó;

+ Tuổi đời không quá 28 (đối với cử nhân/ kỹ sư), 31(đối với thạc sĩ) và 35 (đối với tiến sĩ) tính đến năm nộp hồ sơ đăng ký.

3. Quyết định 1065/QĐ-KHCNVN ngày 21/7/2014 của Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam quy định quản lý các đề án khoa học và công nghệ

thu hút các nhà khoa học xuất sắc vào công tác tại Viện KH&CN Việt Nam:

* Đối tượng thực hiện:

Là đề án được Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam giao trực tiếp cho một đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam chủ trì thực hiện và Chủ nhiệm là một cán bộ khoa học có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học, sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, do Viện Hàn lâm KH&CN Việt nam trực tiếp quản lý.

* Điều kiện đối với Đề án và Chủ nhiệm:

- Đề án có thời gian thực hiện tối thiểu 03 năm và được Thủ trưởng, Hội đồng Khoa học của đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm lựa chọn giới thiệu.

- Cá nhân làm chủ nhiệm Đề án phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau: + Là nhà khoa học có trình độ tiến sĩ trở lên, có khả năng trở thành nhà chuyên gia giỏi và được hai chuyên gia đầu ngành giới thiệu,

+ Chưa là cán bộ biên chế của Viện Hàn lâm (ưu tiên nhà khoa học trẻ, có nguyện vọng làm việc lâu dài tại Viện Hàn lâm.

* Phương thức thực hiện:

- Người dự tuyển nộp hồ sơ về đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm dự kiến tuyển dụng. Hồ sơ gồm đơn đăng ký, lý lịch khoa học, Đề án nghiên cứu, thư giới thiệu của hai chuyên gia đầu ngành

- Thủ trưởng và Hội đồng khoa học của đơn vị xem xét hồ sơ, nhân sự, giới thiệu lên Viện Hàn lâm xem xét hỗ trợ đề án nếu người tuyển dụng có đủ điều kiện thực hiện, đề án khả thi và phù hợp với nhu cầu phát triển của đơn vị.

- Viện Hàn lâm tiến hành các thủ tục thẩm định, xét duyệt:

+ Hồ sơ sẽ được gửi cho hai chuyên gia có uy tín cùng ngành nhận xét. + Hội đồng tuyển chọn của Viện Hàn lâm tiến hành thảo luận và bỏ phiếu xét duyệt (người dự tuyển trực tiếp thuyết trình Đề án trước Hội đồng). Việc thẩm định, xét duyệt hồ sơ được thực hiện theo quy định hiện hành của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.

- Nếu đề án được duyệt, người dự tuyển sẽ ký hợp đồng và giấy cam kết làm việc tại đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm tối thiểu trong 5 năm (3 năm thực hiện đề án và 2 năm sau đó). Trong quá trình thực hiện Đề án, người trúng tuyển có thể được xét đặc cách vào biên chế. Việc tổ chức thực hiện đề án, được thực hiện theo quy định hiện hành của Viện Hàn lâm.

- Căn cứ vào kết quả thực hiện Đề án, năng lực và uy tín, người trúng tuyển có thể được đơn vị ưu tiên trong việc bổ nhiệm vị trí công tác, các chế độ khác theo quy định của Nhà nước và của Viện Hàn lâm.

* Kinh phí thực hiện

- Kinh phí thực hiện đề án được lấy từ nguồn kinh phí hoạt động hàng năm của Viện Hàn lâm do ngân sách nhà nước cấp.

- Kinh phí cấp theo đề án được duyệt.

Việc đánh giá nghiệm thu và giao nộp kết quả của Đề án thực hiện theo quy định hiện hành của Viện Hàn lâm.

2.2.2.Hiện trạng hoạt động KH&CN tại Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam

Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014 Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ đã thực hiện nhiều chương trình, kế hoạch trung và dài hạn của đất nước như chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020; Chiến lược phát triển khoa học công nghệ 2011-2020; Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu giai đoạn 2011-2015; Chiến lược và quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020, …

Để đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học và công nghệ thực hiện mục tiêu trong “Quy hoạch tổng thể phát triển Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã chính thức triển khai Chương trình “Hỗ trợ cán bộ khoa học trẻ” (gọi tắt là Chương trình) bắt đầu từ năm 2012. Chương trình đã có các hoạt động và chính sách cụ thể nhằm hỗ trợ các cán bộ khoa học trẻ đang công tác nghiên cứu KHCN tại các Viện nghiên cứu chuyên ngành và thu hút các nhà khoa học xuất sắc vào công tác tại Viện Hàn lâm.

Năm 2012 đánh dấu một năm quan trọng trong quá trình phát triển của Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam, là năm đầu tiên thực hiện “Quy hoạch tổng thể phát triển Viện KH&CN Việt nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” đã được Thủ tướng phê duyệt vào cuối năm 2011.

Năm 2012 cũng là năm đầu tiên Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam thực hiện đề tài KHCN độc lập thuộc Chương trình cán bộ trẻ nhằm thu hút cán bộ trẻ- giỏi và cán bộ có trình độ cao về công tác tại Viện.

Chương trình “Hỗ trợ cán bộ khoa học trẻ” của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam ban hành năm 2012 là một sự kiện quan trọng, đánh dấu sự nỗ lực của toàn bộ hệ thống chính trị của Viện Hàn lâm cho mục tiêu phát triển khoa học lâu dài phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.

Chương trình cũng đã góp phần thu hút cho các nhà khoa học trẻ xuất sắc, tài năng về làm việc tại Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam có điều kiện trở thành những nhà khoa học đầu ngành nhằm tạo lực lượng khoa học và công nghệ chất

lượng cao kế cận, bổ sung nhân lực KH&CN chất lượng cao thiếu hụt hàng năm do tuổi tác và sức khỏe.

Mặc dù trong tình hình khó khăn nhưng các đơn vị nghiên cứu chuyên ngành trực thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, cùng Đảng bộ, tập thể cán bộ viên chức và các nhà khoa học vẫn luôn cố gắng phấn đấu thực hiện toàn diện nội dung Chương trình và thu được nhiều kết quả đáng khích lệ.

Qua thời gian triển khai hoạt động Chương trình giai đoạn 2010-2014 đã thu được một số kết quả như sau:

a. Về nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao tại Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, giai đoạn 2010-2014 như sau:

Bảng 2.1. Nhân lực phân theo trình độ tại Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, giai đoạn 2010- 2014 Năm Trình độ GS PGS TSKH TS ThS ĐH 2010 45 189 47 632 633 822 2011 40 177 40 635 684 826 2012 37 169 36 662 714 826 2013 44 161 35 706 781 794 2014 41 152 31 707 846 718 (Nguồn: Ban Tổ chức-Cán bộ, 2014)

0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 2010 2011 2012 2013 2014 GS PGS TSKH TS ThS

Hình 2.4. Phân bố lực lượng cán bộ KH&CN chất lượng cao của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, giai đoạn 2010-2014 b. Về công tác đào tạo chuyên môn

Bảng 2.2. Số lƣợng NCS và học viên cao học giai đoạn 2010-2014

Năm Đối tƣợng (ngƣời)

NCS Học viên cao học 2010 304 215 2011 317 235 2012 392 269 2013 454 353 2014 475 342 (Nguồn: Ban Tổ chức-Cán bộ,2014)

0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 2010 2011 2012 2013 2014 NCS Cao học

Hình 2.5. Số lượng NCS và Học viên cao học, giai đoạn 2010-2014

c. Hoạt động KHCN cấp cơ sở dành cho các cán bộ, nhà khoa học trẻ theo Quyết định số 1064/QĐ-VHL ngày 21/7/2014 của Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam:

Bảng 2.3. Tổng hợp số lƣợng cán bộ nghiên cứu trẻ của các đơn vị thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam năm 2014

(Đơn vị tính: triệu đồng) TT ĐƠN VỊ Đối tƣợng Đại học Kinh phí Giỏi: 20tr Khá: 15tr Thạc sĩ Kinh phí 20tr Tiến sĩ Kinh phí 30tr Tổng SL cán bộ trẻ Tổng KP cấp 1

Bảo tàng Thiên nhiên

VN 0 0 1 20 0 0 1 20

2

Trung tâm tin học và

TT ĐƠN VỊ Đối tƣợng Đại học Kinh phí Giỏi: 20tr Khá: 15tr Thạc sĩ Kinh phí 20tr Tiến sĩ Kinh phí 30tr Tổng SL cán bộ trẻ Tổng KP cấp 4 Viện Cơ học 0 0 3 60 1 30 4 90 5

Viện Cơ học & Tin học

ứng dụng 8 120 1 20 0 0 9 140

6 Viện Công nghệ hóa học 0 0 1 20 1 30 2 50

7 Viện CN môi trường 0 0 1 20 2 60 3 80

8 Viện CN sinh học 0 0 7 140 5 150 12 290

9 Viện CN thông tin 3 55 19 380 3 90 25 525

10 Viện Công nghệ vũ trụ 0 0 4 80 0 0 4 80

11 Viện Địa chất 2 30 13 260 1 30 16 320

12

Viện Địa chất & Địa vật

lý Biển 2 30 2 40 0 0 4 70

13 Viện Địa lý 0 0 13 260 1 30 14 290

14

Viện Địa lý tài nguyên

TP.HCM 0 0 1 20 0 0 1 20

15 Viện Hải dương học 0 0 2 40 1 30 3 70

16 Viện Hóa học 0 0 4 80 1 30 5 110

17

Viện Hóa học các hợp

chất tự nhiên 0 0 2 40 1 30 3 70

18 Viện Hoá sinh biển 0 0 3 60 4 120 7 180

19

Viện KH vật liệu ứng

dụng 1 15 2 40 5 150 8 205

20

Viện Khoa học năng

lượng 0 0 1 20 0 0 1 20

21 Viện Khoa học vật liệu 6 105 19 380 8 240 33 725

22 Viện Kỹ thuật nhiệt đới 0 0 8 160 1 30 9 190

23

Viện NC&UDCN Nha

Trang 0 0 8 160 0 0 8 160

24

Viện Nghiên cứu KH

miền Trung 0 0 7 140 1 30 8 170

25

Viện Nghiên cứu KH

TT ĐƠN VỊ Đối tƣợng Đại học Kinh phí Giỏi: 20tr Khá: 15tr Thạc sĩ Kinh phí 20tr Tiến sĩ Kinh phí 30tr Tổng SL cán bộ trẻ Tổng KP cấp

26 Viện Sinh học nhiệt đới 0 0 3 60 4 120 7 180

27

Viện Sinh thái học Miền

Nam 0 0 2 40 0 0 2 40

28 Viện ST&TN Sinh vật 0 0 9 180 8 240 17 420

29

Viện Tài nguyên & MT

Biển 0 0 2 40 1 30 3 70

30 Viện Toán học 4 80 5 100 5 150 14 330

31 Viện Vật lý 0 0 6 120 4 120 10 240

32 Viện Vật lý địa cầu 0 0 2 40 1 30 3 70

33 Viện Vật lý TP.HCM 2 30 5 100 1 30 8 160

34 Viện Vật lý UD&TBKH 0 0 3 60 0 0 3 60

Tổng số 33 560 165 3300 61 1830 259 5690

( Nguồn: Ban Kế hoạch-Tài chính, 2014)

Năm 2014 Chương trình tiếp tục triển khai theo các nội dung đã đề ra. Kết quả thực hiện được tóm tắt như sau:

- Hỗ trợ hoạt động KHCN cấp cơ sở cho các cán bộ, nhà khoa học trẻ: Đã hỗ trợ cho 280 cán bộ trẻ (63 tiến sĩ, 157 thạc sĩ, và 60 kỹ sư và cử nhân (có bằng tốt nghiệp loại giỏi) của các Viện nghiên cứu chuyên ngành trong toàn Viện Hàn lâm với tổng kinh phí lên đến 6000 triệu đồng, tương đương với các con số năm 2013.

Việc hỗ trợ hoạt động KHCN cấp cơ sở trẻ đã có tác động rộng rãi, tạo động lực và niềm tin trong nghiên cứu của các cán bộ cho các cán bộ, nhà khoa học trẻ, tài năng. Kinh phí hỗ trợ được các cán bộ trẻ hoặc thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu nhỏ, trọn vẹn từ viết đề cương đến làm thí nghiệm và báo cáo, tổng kết hoặc đi tham dự hội thảo, hội nghị trong nước và quốc tế để tiếp thu, cập nhật và nâng cao các kiến thức mới; hoặc thực hiện một số công tác thiết thực.

Một phần của tài liệu Xây dựng chính sách thu hút nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao trong điều kiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Trang 62)