Chính sách

Một phần của tài liệu Xây dựng chính sách thu hút nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao trong điều kiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Trang 40)

9. Kết cấu của Luận văn

1.3.1.Chính sách

Thuật ngữ chính sách được sử dụng rất thường xuyên, đề cập đến nhiều vấn đề, nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, định nghĩa chính sách lại chưa có một sự thống nhất.

Theo từ điển tiếng Việt: “Chính sách được hiểu là sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra”.

Theo James Anderson thì chính sách là một quá trình hành động có mục đích mà một cá nhân hoặc một nhóm theo đuổi một cách kiên định trong việc giải quyết vấn đề. Theo William Jenkin, chính sách là một tập hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau của một nhà chính trị hay một nhóm các nhà chính trị gắn liền với việc lựa chọn các mục tiêu và các giải pháp để đạt các mục tiêu đó. Chính sách là một kết hợp phức tạp những sự lựa chọn liên quan lẫn nhau, bao gồm cả các quyết định không hành động, do cơ quan Nhà nước đề ra. Chính sách là toàn bộ các hoạt động của Nhà nước có ảnh hưởng một cách trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống của mọi công dân.

Theo các nhà xã hội học thì chính sách là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và các công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể kinh tế-xã hội nhằm giải quyết vấn đề để thực hiện những mục tiêu nhất định.

Theo GS.TS. Vũ Cao Đàm [9] đã đưa ra định nghĩa về chính sách: “Chính sách là một tập hợp biện pháp được thể chế hóa, mà một chủ thể quyền lực hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi một nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của nhóm này, định hướng hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội”.

Chính sách công do nhà nước ban hành, là sự cụ thể hóa đường lối chủ trương đường lối, chiến lược, các định hướng và là công cụ cơ bản được nhà nước sử dụng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước. Chính sách công được thể chế hóa các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo căn cứ pháp lý

cho việc thi hành.

Đối với các tổ chức, doanh nghiệp… có thể đề ra những chính sách riêng biệt của đơn vị nhằm giải quyết những vấn đề nội bộ, cụ thể và có hiệu lực thi hành trong đơn vị hay tổ chức đó thì được gọi là chính sách tư.

Chính sách của nhà nước không thể chỉ tuyên bố bằng lời mà phải thể hiện trên một loại văn bản của nhà nước, gọi chung là văn bản quy phạm pháp luật như: luật, nghị định, thông tư, quyết định, nghị quyết, chỉ thị. Do vậy vật mang chính sách chính là văn bản quy phạm pháp luật.

Một phần của tài liệu Xây dựng chính sách thu hút nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao trong điều kiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Trang 40)