Cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận

Một phần của tài liệu Xây dựng chính sách thu hút nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao trong điều kiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Trang 25)

9. Kết cấu của Luận văn

1.1.Cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận

Nghiên cứu về quản lý và sử dụng nhân lực khoa học chất lượng cao là một vấn đề rộng, với những nội dung phong phú trên nhiều chiều cạnh. Vì vậy, có thể có nhiều hướng tiếp cận về phương pháp khác nhau trong nghiên cứu về nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Ở đây luận văn lựa chọn phương pháp luận phù hợp trên cơ sở mục đích và nhiệm vụ đặt ra. Tác giả vận dụng các nguyên lý của phép biện chứng duy vật, chủ nghĩa duy vật lịch sử, các quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm lý luận của Đảng và Nhà nước ta hiện nay là định hướng chủ yếu, đóng vai trò chủ đạo xuyên suốt quá trình nghiên cứu. Đồng thời luận văn cũng tập trung vận dụng ba lý thuyết cơ bản (cấu trúc-chức năng, xung đột xã hội, lý thuyết phát triển) để phân tích nội dung trong đề tài. Một số phương pháp liên ngành (Inter-Disciplinary Studies); kết hợp nghiên cứu lý thuyết với thực nghiệm (Theory and Experiment Studies); kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng (Qualitative and Quantitative Studies); các nghiên cứu điển hình và so sánh (Case and Comparative Studies) .

Căn cứ vào mục đích, yêu cầu, nội dung, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, đề tài sử dụng một số phương pháp tiếp cận nghiên cứu như sau:

- Tiếp cận hệ thống: Hệ thống được quan niệm là một tập hợp những yếu tố có quan hệ nhằm thực hiện một hay một số mục tiêu xác định. Trong trường hợp này tập thể khoa học (đội ngũ cán bộ khoa học) của một địa phương hay một quốc gia được xem như một hệ thống xã hội tồn tại trong một chỉnh thể thống nhất nhằm hoàn thành các nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu đã được định trước bởi kế hoạch chiến lược của tổ chức. Tiếp cận này nhằm nhận thức ra vị thế và vai trò của một tập thể (một hệ thống con) các nhà khoa học, hoạt động trong

tương tác với các tập thể khác khác trong chính cơ quan, đơn vị và trong quan hệ xã hội với các tập thể khác; từ đó có những chính sách quản lý thích hợp nhằm nâng cao hiệu suất lao động của CBKH, hoặc có những giải pháp thích hơn trong quản lý và sử dụng nhân lực KH&CN của cơ quan, tổ chức, địa phương.

- Tiếp cận cấu trúc-chức năng: Hướng tiếp cận này xem xét việc thu hút nhân lực KH&CN chất lượng cao tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là một tất yếu. Trên cơ sở hướng tiếp cận cấu trúc-chức năng cần phân tích các xu hướng sử dụng nhân lực KH&CN do yêu cầu thực tiễn của nền kinh tế-xã hội đặt ra. Từ đó đề xuất các giải pháp hợp lý nhằm tạo sự đồng bộ của các hình thức quản lý, sử dụng và thu hút nhân lực KH&CN, bảo đảm tính ổn định tương đối của hệ thống xã hội đang phát triển.

- Tiếp cận phát triển: Vấn đề thu hút, sử dụng nhân lực KH&CN của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam phải được xem xét trong sự thay đổi, phát triển của nền kinh tế-xã hội, thấy được các tác động dương tính, âm tính cũng như tác động ngoại biên của từng loại hình quản lý và sử dụng nhân lực KH&CN, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ khoa học phù hợp với chiến lược phát triển, nghiên cứu khoa học và phục vụ xã hội.

- Tiếp cận lịch sử: Nghiên cứu vấn đề thu hút, quản lý và sử dụng nhân lực KH&CN của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phải được đặt trong hoàn cảnh, điều kiện lịch sử cụ thể và nhân lực KH&CN được coi là một nhiệm vụ trọng tâm trong việc phát triển các nguồn lực. Vấn đề này không chỉ riêng của một cơ quan, đơn vị hay địa phương mà nó đã trở thành vấn đề của quốc gia và quốc tế.

Một phần của tài liệu Xây dựng chính sách thu hút nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao trong điều kiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Trang 25)